HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 5 – SỐ 1


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệmcủa Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước?

Trả lời:

Theo Điều 107 LuậtDoanh nghiệp 2020, trách nhiệm của Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước đượcquy định như sau:

- Tuân thủ pháp luật,Điều lệ công ty, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghềnghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên.

- Thực hiện quyềnvà nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợiích của Nhà nước, công ty và lợi ích hợp pháp của các bên tại công ty.

- Trung thành vớilợi ích của Nhà nước và công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụngthông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặcphục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Trường hợp vi phạmtrách nhiệm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại cho công ty thì Kiểm soátviên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùytheo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạtvi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật; hoàn trả lại cho công ty mọi thu nhập và lợi ích có được do vi phạm tráchnhiệm quy định tại Điều này.

- Báo cáo kịp thờicho cơ quan đại diện chủ sở hữu, đồng thời yêu cầu Kiểm soát viên chấm dứt hànhvi vi phạm và khắc phục hậu quả trong trường hợp phát hiện Kiểm soát viên đó viphạm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm được giao.

- Báo cáo kịp thờicho cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty, Kiểm soát viên khác và cá nhân có liênquan, đồng thời yêu cầu cá nhân đó chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quảtrong trường hợp sau đây:

+ Phát hiện cóthành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốcvà người quản lý khác làm trái quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họhoặc có nguy cơ làm trái quy định đó;

+ Phát hiện hànhvi vi phạm pháp luật, trái quy định Điều lệ công ty hoặc quy chế quản trị nội bộcông ty.

- Trách nhiệm kháctheo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc công bố thông tin định kỳ tạidoanh nghiệp nhà nước?

Trảlời:

Căn cứ Điều 109 LuậtDoanh nghiệp 2020, việc công bố thông tin định kỳ tại doanh nghiệp nhà nước đượcquy định như sau:

- Công ty phảicông bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diệnchủ sở hữu những thông tin sau đây:

+ Thông tin cơ bảnvề công ty và Điều lệ công ty;

+ Mục tiêu tổngquát; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm;

+ Báo cáo và tóm tắtbáo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lậptrong thời hạn 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; bao gồm cả báo cáotài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có);

+ Báo cáo và tóm tắtbáo cáo tài chính giữa năm, bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báocáo tài chính hợp nhất (nếu có); việc công bố phải thực hiện trước ngày 31tháng 7 hằng năm; (Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 7 Luật sửa đổi LuậtĐầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, LuậtNhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặcbiệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022)

+ Báo cáo đánh giávề kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm;

+ Báo cáo kết quảthực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có)và trách nhiệm xã hội khác;

+ Báo cáo về thựctrạng quản trị, cơ cấu tổ chức công ty.

- Báo cáo thực trạngquản trị công ty bao gồm các thông tin sau đây:

+ Thông tin về cơquan đại diện chủ sở hữu, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quanđại diện chủ sở hữu;

+ Thông tin về ngườiquản lý công ty, bao gồm trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, các vịtrí quản lý đã nắm giữ, cách thức được bổ nhiệm, công việc quản lý được giao; mứcvà cách thức chi trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác; người có liênquan và lợi ích có liên quan của người quản lý công ty;

+ Quyết định cóliên quan của cơ quan đại diện chủ sở hữu; các nghị quyết, quyết định của Hội đồngthành viên hoặc Chủ tịch công ty;

+ Thông tin về Bankiểm soát, Kiểm soát viên và hoạt động của họ;

+ Báo cáo kết luậncủa cơ quan thanh tra (nếu có) và báo cáo của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;

+ Thông tin về ngườicó liên quan của công ty, hợp đồng, giao dịch của công ty với người có liênquan;

+ Thông tin kháctheo quy định của Điều lệ công ty.

- Thông tin đượccông bố phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Người đại diệntheo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện công bốthông tin. Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ,kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.

Cùng với đó, cácthông tin công bố định kỳ của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệđược hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày01/04/2021 như sau:

Doanh nghiệp doNhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố các thông tin sau đây:

- Thông tin cơ bảnvề doanh nghiệp và Điều lệ công ty;

- Mục tiêu tổngquát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm đã được cơquan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo nội dung quy định tại Biểu số 2 Phụ lụcII kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 3 của năm thựchiện;

- Báo cáo đánh giávề kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm theo nội dung quy địnhtại Biểu số 3 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;

- Báo cáo kết quảthực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có)và trách nhiệm xã hội khác theo nội dung quy định tại Biểu số 4 Phụ lục II kèmtheo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau nămthực hiện;

- Báo cáo thực trạngquản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng của doanh nghiệp theo nội dung quy định tạiBiểu số 5 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 31tháng 7 hằng năm;

- Báo cáo thực trạngquản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp theo nội dung quy định tạiBiểu số 6 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;

- Báo cáo và tóm tắtbáo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, baogồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có)theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; thời hạn công bố trước ngày 31tháng 7 hàng năm;

- Báo cáo và tóm tắtbáo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, baogồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có)theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; thời hạn công bố trong vòng150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Doanh nghiệp doNhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyếtthực hiện công bố thông tin theo quy định tại điểm a, c, đ, e, h khoản 1 Điều23 Nghị định 47/2021/NĐ-CP.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hộikhóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 

Cập nhật : 15:14 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!