NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

 

Trải qua các kỳ Đại hội, quan điểm của Đảngta về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam ngàycàng được phát triển. Các đặc trưng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam được thể hiện rõ nét trong các văn kiện chính trị, từ đó được thể chếhóa trong Hiến pháp 2013, bao gồm: Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhândân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; Nhà nước công nhân, tôn trọng,bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tất cả vì hạnh phúc của conngười; được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính tốicao của Hiến pháp và yêu cầu thượng tôn pháp luật trong đời sống Nhà nước và xãhội; Nhà nước tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảmtính tối cao của Hiến pháp, của luật trong đời sống xã hội; Nhà nước do Đảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo; Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị,hợp tác, bình đẳng và phát triển, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồngquốc tế”[1].

Quan điểm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảngvừa đảm bảo sự kế thừa, đồng thời có nhiều bổ sung, phát triển, thể hiện từquan điểm chỉ đạo, tầm nhìn, định hướng đến các yêu cầu cụ thể.

Thứ nhất, trong quan điểm chỉ đạo, tiếp nối chủ trương từ các kỳđại hội trước, đặc biệt từ Văn kiện Đại hội XII và các Hội nghị của Ban Chấphành Trung ương khóa XII, Đảng khẳng định “Xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả”[2] là mộttrong những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, pháttriển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, trên cơ sở quan điểm chỉ đạo đó, Đảng chỉ rõ định hướnggiai đoạn 2021 - 2030 là “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhândân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch,trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cươngtrong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”[3].Định hướng vừa thể hiện sự kế thừa vừa thể hiện sự phát triển trong quan điểm củaĐảng đối với việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởnước ta. Điểm nổi bật trong định hướng là Đảng hết sức nhấn mạnh yếu tố vì nhândân phục vụ. Đồng thời, qua định hướng, đã khẳng định rõ các mục tiêu cần đạtđược của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030.

Thứ ba, từ quan điểm chỉ đạo và định hướng xây dựng, hoàn thiện Nhà nước phápquyền, nhiều yêu cầu vừa có tính kế thừa vừa có tính đột phá đã được đề ra nhằm“Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Namcủa Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâmcủa đổi mới hệ thống chính trị”[4],cụ thể:

Một là, trong xây dựng, hoàn thiện tất cả các thiết chế hợp thành Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều trực tiếp khẳng định yếu tố là một nhànước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Từ việc xây dựng hệ thống pháp luậtđến xây dựng nền hành chính, nền tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcluôn nhấn mạnh yếu tố: thực sự của nhân dân, vì nhân dân, phục vụ nhân dân; phảiđược nhân dân tín nhiệm; lấy quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của ngườidân làm trung tâm; bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Hai là, để phát huy dân chủ, Văn kiện chỉ rõ: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiệnthể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn,hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thựchiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”[5].Phương châm này thể hiện một bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng vềphát huy dân chủ cũng như các giá trị thực sự của dân chủ. Việc bổ sung nộidung “dân giám sát, dân thụ hưởng” là sự khẳng định rõ ràng hai vai trò của ngườidân: chủ thể giám sát và đối tượng thụ hưởng. Điều này hoàn toàn phù hợp và lôgicvới giá trị chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước là nhân dân, nhân dân traoquyền và ủy quyền cho Nhà nước; cán bộ, công chức là những người thi hành quyềnlực đó nên là “công bộ” của nhân dân. Nhà nước đó là Nhà nước kiến tạo, Nhà nướcphục vụ. Việc bổ sung phương châm này khẳng định rõ hơn quan điểm kiên định củaĐảng: Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước và hệ thống chính trị;Đảng phụng sự nhân dân; Nhà nước phục vụ nhân dân. Tất cả đều vì lợi ích và hạnhphúc của nhân dân.

Ba là, trong quan điểm trong phát triển con người, bảo đảm quyền con người,quyền công dân, Văn kiện đã có những điểm nhấn như: Xây dựng, phát triển, tạomôi người và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi đạy truyền thống yêu nước,niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnhphúc. Tài năng, trí tuệ, phẩm chất của cong người Việt Nam được xác định làtrung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng của đất nước. Khát vọngphát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân được đềcao. Lấy con người làm trung tâm, bảo đảm quyền con người (là khâu trung gian,kết nối) và phát triển con người toàn diện. “Đề cao vai trò chủ thể, vị trítrung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quátrình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và “Phát huy tối đa nhân tố con người, coicon người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sựphát triển”[6].

Bốn là, trong quan điểm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Đại hội XIIIxác định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động xây dựng pháp luật, Đạihội XIII xác định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động xây dựng phápluật theo xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Đẩy mạnh việc hoàn thiện gắnvới nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật “xây dựng được hệ thốngpháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có sức cạnhtranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân là trungtâm, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế,xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới”[7].Đồng thời, “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắccơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác,cùng có lợi”[8]. Quan điểmbổ sung này nhằm khắc phục tình trạng thời gian vừa qua, xét về mức độ hoàn thiệnhệ thống pháp luật, chúng ta đạt nhiều thành tựu, nhưng vi phạm pháp luật thì cũngkhông phải là ít. Một phần nguyên nhân là khâu tổ chức thực hiện pháp luật. Dođó, phải: “Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành phápluật”; “đồng thời tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là việcthực thi tinh thần “thượng tôn pháp luật”, cùng với đó, “đẩy nhanh tiến độ banhành các luật trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013”[9].Hệ thống pháp luật phải tương thích, đáp ứng được yêu cầu của đời sống hiện đạikhông chỉ tỏng nước mà còn quốc tế.

Năm là, từ những nhiệm vụ, giải pháp đó, Đại hội XIII đặt ra yêu cầu: “Nghiêncứu, ban hành Chiến lược Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lượcpháp luật và cải cách tư pháp”[10].Đây là yêu cầu mới mà các nhiệm kỳ trước của Đảng ta chưa hề đề cập, yêu cầunày thể hiện quan điểm về lộ trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới.

Văn kiệnĐại hội lần thứ XIII của Đảng trên cơ sở tổng kết thực tiễn, lý luận và xuấtphát từ yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay, đã có những bước pháttriển về nhận thức để bổ sung phát triển để từng bước hoàn thiện xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng kỳ vọng của Nhân dân.



[1] Xem: Giáo trình cao cấp lý luậnchính trị: Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nxb.LLCT, H.2018, tr.114-118

[2] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, Nxb.CTQGST, H.2021, t1, tr.111

[3] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, sđd, tr.118

[4] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, sđd, tr.174

[5] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, Nxb.CTQGST, H.2021, t1, tr.172-173

[6] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, sđd, tr.215-216

[7] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, sđd, tr.285

[8] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, Nxb.CTQGST, H.2021, t2, tr.324

[9] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, Nxb.CTQGST, H.2021, t1, tr.179, 205, 284

[10] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII, sđd, tr.177

Cập nhật : 15:13 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!