Kết quả thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân theo Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội


Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29 tháng 11năm 2013 của Quốc hội đã giao chỉ tiêu cho Chính phủ: "Bảo đảm đến năm2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế và đến năm 2020 đạt ít nhất80% dân số tham gia bảo hiểm y tế".

Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã chỉđạo Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đượcgiao thực hiện những công việc như sau:

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính,Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, đềxuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm ytế, chỉ đạo thực hiện các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật bảo hiểm y tế, cụ thể:

- Tiếp tục triển khai thực hiện các quy địnhcủa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế nhằm đẩy nhanh lộtrình bảo hiểm y tế toàn dân, như: bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; tham giabảo hiểm y tế theo hộ gia đình với cơ chế giảm mức đóng theo số người tham gia;bổ sung một số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, gồm: người đang sinh sống tạivùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tạixã đảo, huyện đảo; Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằngtháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Người thuộc hộ gia đìnhnghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghịđịnh 146/2018/NĐ-CP; Chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Người sinh sống trong cơsở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định146/2018/NĐ -CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế;Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội; Thânnhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; Thân nhân củangười làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiệnbảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, khắc phụcnhững khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, tạo điều kiện chongười dân tiếp cận và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế dễ dàng, thuận lợihơn.

Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chứctriển khai và thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp được đưa ra trong Đềán thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29tháng 3 năm 2013, Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Thủtướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giaiđoạn 2016-2020.

- Ban hành Quy chế phối hợp số1374/QC-BYT-BHXH ngày 03 tháng 9 năm 2020 giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Ytế trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Chỉ đạo thực hiện, phối hợp với Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệbảo phủ bảo hiểm y tế thấp để bàn về các giải pháp phát triển đối tượng, do vậytỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của các địa phương được tăng lên rõ rệt qua cácnăm.

- Chỉ đạo Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyềnxây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể theo từng nhóm đối tượng để báo cáo Ủyban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua chỉ tiêu thựchiện bảo hiểm y tế trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và giaiđoạn 2016 - 2020 đối với địa bàn cấp huyện, trong đó cân đối nguồn tài chính hỗtrợ thêm phần trách nhiệm phải đóng của người tham gia bảo hiểm y tế theo hướnggiảm dần chi phí cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ nguồn ngân sách nhà nướcsang mua thẻ bảo hiểm y tế.

- Tăng cường truyền thông chính sách, tiếptục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham giabảo hiểm y tế.

- Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểmxã hội Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắctrong tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn xác định việcphát triển người tham gia bảo hiểm y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm,đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo bảo hiểmxã hội các tỉnh, thành phố tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy đảng,chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành trong việc triểnkhai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn, thànhlập Ban chỉ đạo phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đểtriển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vựcbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng quy chếphối hợp, trao đổi thông tin về quản lý đơn vị, người tham gia bảo hiểm y tếnhư: Quy chế phối hợp số 5423/QCPH-BHXH-TCT ngày 21 tháng 12 năm 2014 giữa Bảohiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế; Quy chế phối hợp số 1374/QC-BYT-BHXHngày 03 tháng 9 năm 2020 giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế trong xâydựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Hằng năm, giao chỉ tiêu phát triển ngườitham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho từng bảo hiểm xã hội tỉnh để cácđịa phương phấn đấu. Phối hợp với ngành Bưu điện tổ chức các hội nghị tuyêntruyền trực tiếp để vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế (nhất là ngườitham gia theo nhóm hộ gia đình); tổ chức các lễ ra quân từ Trung ương đến địaphương để tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tíchcực rà soát, đối chiếu dữ liệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếvới dữ liệu do cơ quan thuế cung cấp, từ đó đã phát hiện và yêu cầu đơn vị sửdụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ cho người lao động.

- Mở rộng hệ thống đại lý thu bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế theo Quyết định 1599/QĐ-BHXH ngày 28 tháng 10 năm 2016 củaTổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã; đơn vị sựnghiệp; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chứckinh tế ký hợp đồng đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tạo điều kiệnthuận lợi để người dân tiếp cận chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tínhđến quý 4 năm 2020 toàn quốc có 12,7 nghìn đại lý thu, 38,8 nghìn điểm thu với51,6 nghìn nhân viên.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đãđưa chỉ tiêu tham gia bảo hiểm y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộihàng năm, triển khai các biện pháp để mọi người dân tham gia bảo hiểm y tế, mởrộng diện bao phủ bảo hiểm y tế, kiểm soát sử dụng quỹ bảo hiểm y tế và tăngcường công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương, hỗ trợ đốitượng tham gia bảo hiểm y tế, cụ thể:

- Toàn quốc có 60/63 tỉnh đã bố trí được ngânsách địa phương hỗ trợ thêm mức đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng, còn03/63 tỉnh chưa triển khai hỗ trợ gồm: Thanh Hóa, Quảng Bình, Bến Tre. Cụ thể nhưsau:

+ Hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượnghọc sinh - sinh viên (15/63 tỉnh): tỷ lệ hỗ trợ 70% (Hà Giang, Lâm Đồng), 30%(Hưng Yên, Bình Dương), 20% (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Kạn, Cà Mau, Điện Biên,Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc), dưới 20% ( Đắk Lắk, Đồng Tháp, Khánh Hòa, KonTum);

+ Hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượngngười lao động - doanh nghiệp (21/63 tỉnh): tỷ lệ hỗ trợ 70% (Bình Dương, HàGiang, Tây Ninh), 50% (Quảng Ninh), 40% (Lâm Đồng), 30% (Đắk Lắk, Hưng Yên),20% (12 tỉnh), dưới 20% (02 tỉnh);

+  Hỗtrợ mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo (60/63 tỉnh): tỷ lệ hỗ trợ30% (50 tỉnh), 25% (Thừa Thiên Huế); 20% (Bình Thuận, Cà Mau, Đồng Tháp, HòaBình, Lai Châu, Phú Yên), dưới 20% ( Bình Định, Sóc Trăng, Bắc Kạn).

- Toàn quốc có 18/63 tỉnh khác (An Giang, BàRịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Đắk Nông, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, KiênGiang, Nam Định, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa ThiênHuế, Trà Vinh, Vĩnh Long) hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, trong đó tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu được ngân sách tỉnh trích tiền mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng,còn lại các tỉnh khác kêu gọi từ tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn.

Từ những biện pháp triển khai trên, tính đến31/12/2020, số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,97 triệu người, tăng 2,23triệu người (1,75%) so với năm 2019; đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 90,85% dân số,vượt 10,85% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 68/2013/QH13.

Tính đến hết 31/8/2021, do ảnh hưởng của dịchbệnh COVID-19 nên tổng số người tham gia bảo hiểm y tế là 85,21 triệu người,giảm 0.53 triệu người so với năm 2019 và giảm 2,76 triệu người so với năm 2020(tương ứng với 3,1%). Trong đó, nhóm đối tượng do người sử dụng lao động vàngười lao động đóng giảm 1,36 triệu người (tương ứng với 9,7%); Nhóm do tổ chứcBảo hiểm xã hội đóng giảm 149 nghìn người (tương ứng với 4,2%); Nhóm do ngânsách nhà nước đóng giảm 2,19 triệu người (tương ứng với 6,7%); Nhóm do ngânsách nhà nước hỗ trợ tăng 269 nghìn người (tương ứng với 1,5%); Nhóm tham giatheo Hộ gia đình tăng 622 nghìn người (tương ứng với 3,4%).

Về công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế, ngành bảohiểm xã hội đảm bảo phát hành thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ, kịp thời cho người thamgia bảo hiểm y tế. Hàng năm, số thẻ bảo hiểm y tế cấp mới, cấp lại do mất,hỏng, thay đổi thông tin là: năm 2018 cấp 41 triệu thẻ; năm 2019 cấp 33,8 triệuthẻ; năm 2020 cấp 31,7 triệu thẻ. Đến năm 2020, tổng số người tham gia được cấpthẻ bảo hiểm y tế là 87,97 triệu người.

Để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểmy tế trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:

1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến phápluật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế dưới nhiều hình thức (tọa đàm, vận độngđối thoại trực tiếp, hội nghị, hội thảo trao đổi về chính sách...) đến ngườidân. Chủ động đổi mới hìnhthức nội dung tuyên truyền để mọi người dân nắm vững về ý nghĩa, tầm quan trọngcủa việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế.

2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiệnthuận lợi cho người dân tham gia bảo hiểm y tế.

3. Phát triển hệ thống đại lý thu bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế theo hướng chuyên nghiệp, đào tạo kỹ năng, phương pháptiếp cận người dân cho đại lý thu để vận động tham gia bảo hiểm y tế phù hợpvới từng nhóm đối tượng.

4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vịsử dụng lao động có dấu hiệu vi phạm về tình hình thực hiện chính sách, phápluật về hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm phápluật về hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 

5. Bổ sung quy định mức đóng, mức hỗ trợ đóngbảo hiểm y tế đối với người lao động tạm dừng hợp đồng lao động.

6. Bổ sung quy định liên quan đến việc hỗ trợ(hoãn/miễn) đóng bảo hiểm y tế đối với những đối tượng chịu ảnh hưởng do thiêntại, dịch bệnh gây ra.

7. Bổ sung quy định lộ trình hỗ trợ mức đóng5 năm cho các đối tượng sau thoát nghèo và các đối tượng là người dân tộc thiểusố đang sinh sống tại vùng mới ra khỏi danh sách thuộc vùng có điều kiện kinhtế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

8. Xử lý kịp thời các vướng mắc trong quátrình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế để bảo đảm quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 368/BC-CP ngày ngày 30 tháng 9 năm 2021 củaChính phủ về Kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội về đẩymạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tếtoàn dân

Cập nhật : 15:12 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!