HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 4 – SỐ 2


Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về miễn nhiệm, cách chứcđối với Giám đốc, Tổng giám đốcvà người quản lý khác của công ty, Kếtoán trưởng doanh nghiệp nhà nước?

Trả lời:

Theo Điều 102Luật Doanh nghiệp 2020, việc miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước được quy địnhnhư sau:

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị miễnnhiệm trong trường hợp sau đây:

+ Không còn đủ tiêu chuẩn và điềukiện quy định tại Điều 101 của Luật Doanhnghiệp 2020;

+ Có đơn xin nghỉ việc.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị xemxét cách chức trong trường hợp sau đây:

+ Doanh nghiệp không bảo toàn đượcvốn theo quy định của pháp luật;

+ Doanh nghiệp không hoàn thành cácmục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm;

+ Doanh nghiệp vi phạm pháp luật;

+ Không có đủ trình độ và năng lựcđáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của doanhnghiệp;

+ Vi phạm một trong số các quyền,nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý quyđịnh tại Điều 97 và Điều 100 của Luật Doanhnghiệp 2020;

+ Trường hợp khác quy định tại Điềulệ công ty.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngàycó quyết định miễn nhiệm, cách chức, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công tyxem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế.

- Trường hợp miễnnhiệm, cách chức đối với PhóTổng giám đốc, Phó giám đốc, người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng do Điều lệ công ty quyđịnh.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về BanKiểm soát, Kiểm soát viên của doanh nghiệp nhà nước?

Trả lời:

Căn cứĐiều 103 Luật Doanh nghiệp 2020, BanKiểm soát, Kiểm soát viên của doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

- Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đạidiện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soátviên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại côngty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đóđồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểmsoát.

- Một cá nhân có thể đồng thời được bổnhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệpnhà nước.

- Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viênphải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộcmột trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quảntrị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải cóít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;

+ Không được là người quản lý công ty vàngười quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệpkhông phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;

+ Không phải là người có quan hệ giađình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữucủa công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giámđốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểmsoát viên khác của công ty;

+ Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy địnhtại Điều lệ công ty.

- Bên cạnh đó, Ban kiểm soát, Kiểm soátviên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướng dẫn bởiĐiều 8 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 như sau:

+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lậpmột đơn vị chuyên trách hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị hoặc cá nhân thuộc cơquan đại diện chủ sở hữu làm đầu mối theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp vàxử lý các công việc liên quan đến hoạt động, quản lý, chế độ chính sách của Bankiểm soát, Kiểm soát viên.

+ Tiền lương, thù lao, tiền thưởng, điềukiện làm việc, định mức chi phí công tác và các chi phí hoạt động khác của Bankiểm soát, Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, tối thiểubằng thành viên Hội đồng thành viên hoặc Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) tạidoanh nghiệp; được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và được lậpthành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.

+ Kiểm soát viên được hưởng chế độ phúclợi, ưu đãi và tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể của doanh nghiệp như cánbộ, nhân viên và người lao động của doanh nghiệp.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ của Ban Kiểm soát doanh nghiệp nhà nước?

Trả lời:

Căn cứĐiều 104 Luật Doanh nghiệp 2020, BanKiểm soát doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ như sau:

- Giámsát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh;

- Giámsát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của côngty;

- Giámsát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thànhviên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc côngty;

- Giámsát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chếquản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác củacông ty;

- Giámsát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sáchkế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;

- Giámsát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan;

- Giámsát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giaodịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thườngcủa công ty;

- Lậpvà gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c,d, đ, e và g khoản 1Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2020 cho cơ quan đại diệnchủ sở hữu và Hội đồng thành viên;

- Thựchiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tạiĐiều lệ công ty.

Tiềnlương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên do cơ quan đại diệnchủ sở hữu quyết định và chi trả.

Bên cạnh đó, nghĩa vụ của Ban kiểm soát,Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hướngdẫn bởi Điều 9 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021 như sau:

- Xây dựng Kế hoạch côngtác hằng năm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, ban hành trong quýI; thực hiện theo Kế hoạch công tác năm được phê duyệt.

Đối với những trường hợp cần phải kiểmtra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót của doanh nghiệp, Bankiểm soát, Kiểm soát viên chủ động thực hiện, đồng thời báo cáo cơ quan đại diệnchủ sở hữu.

- Giám sát thực hiện các dựán đầu tư lớn có giá trị lớn hơn 30% vốn chủ sở hữu hoặc lớn hơn mức vốn của dựán nhóm B theo phân loại quy định tại Luật Đầu tư công, hợp đồng, giao dịchmua, bán, giao dịch kinh doanh có giá trị lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu hoặc theoyêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu; giao dịch kinh doanh bất thường củacông ty.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 

Cập nhật : 15:09 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!