Tình hình công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và ban hành văn bản quy định chi tiết năm 2021

 

Thời gian qua, Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xâydựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh vàban hành văn bản quy định chi tiết. Công tác xây dựng phápluật đã gắn kết hơn với công tác thi hành pháp luật, cải cách thủ tục hànhchính. Tổ chức pháp chế phát huy tốt vai trò đầu mối trong công tác xâydựng pháp luật, góp phần rút ngắn thời gian ban hành văn bản, nângcao chất lượng công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Các văn bản được banhành đảm bảo đúng thẩm quyền, bảo đảm tínhhợp hiến, tính hợp pháp, cơ bản bảođảm tínhthống nhất, đồng bộ, khảthi; ngôn ngữ, kỹ thuật diễn đạtdễ hiểu, dễ áp dụng trong thực tiễn.

Công tác triển khai thi hànhHiến pháp năm 2013, nhất là hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh triển khai thihành Hiến pháp tiếp tục được các cơ quan từ trung ương đến địa phương quan tâm. Công tác kiểm tra, theo dõi,đôn đốc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, tạo được sự đồng tình trong xã hội, góp phần tháo gỡ khó khăn, cải thiệnmôi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đổi mới sáng tạo; bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, đồng thờinâng cao nhận thức của các cơ quan có thẩm quyền trong việc chấp hành kỷ luật ban hành vănbản.

Một số kết quả nổi bật trong năm 2021([1]) như sau:

1. Trong công tác xây dựng, trình dự án luật,pháp lệnh và triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh

a. Kết quả xây dựng, trình các dự án luật, pháplệnh

Tại các phiên họp thường kỳ vàphiên họp chuyên đề xây dựng luật từ tháng 10 năm2020 đến hết ngày 26/8/2021, Chính phủ đã xem xét, cho ýkiến đối với 10 đề nghị xây dựng luật, pháplệnh, nghị quyết([2]); 09 dự án luật, dự thảo nghị quyết([3]). Đặc biệt, trong tháng6/2021, Chính phủ đã tổ chức 01 Phiên họp chuyên đềvề xây dựng pháp luật để xem xét, cho ý kiến đối với 04 dự án luật, đề nghị xây dựng luật ([4]). Trong quá trình soạn thảo các dự án luật, dự thảonghị quyết, các cơ quan chủ trì soạn thảo đãcố gắng quy định cụ thể, xác định rõ những nội dung giao quy định chi tiết;trong trường hợp có nội dung giao quy định chi tiết thì khi trình dự án luật,dự thảo nghị quyết phải trình kèm theo dựthảo văn bản quy định chi tiết([5]).

Công tác xây dựng luật, pháp lệnh để triển khai thi hành Hiến pháp tiếp tục được các cơ quan quantâm thực hiện, với nhiều giải pháp bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu về sự phù hợp với nội dungvà tinh thần của Hiến pháp năm 2013, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đườnglối của Đảng. Tại kỳ họp thứ 10 và kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIVđã thôngqua tổng số 11 luật, nghị quyết([6]), trong đó, Luật Thỏathuận quốc tế và Nghị quyết của Quốc hội về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bìnhcủa Liên hợp quốc nằm trong Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết số718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 củaỦy ban thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13).

Tính đến tháng 7/2021, còn 18 dự ánluật, pháp lệnh thuộc Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13chưa được ban hành. Tại Phiên họp thứ 57 (tháng 6/2021), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã kết luận thống nhất không ban hành 08 luật([7]) theo đề nghị của Chính phủ; 10 luật, pháp lệnh cònlại, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị để đưavào Chương trình hằng năm. Đối với 10 dự ánluật, pháp lệnh([8]) được các bộ, cơquan đề xuất tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ và cơquan liên quan làm rõ sự cần thiết của việc ban hành và đánh giá tác động kỹ lưỡngcác chính sách theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đềxuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội vào thời điểmphù hợp.

Việc Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết trong năm vừa quađã góp phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực. Đây là những văn bản quan trọng, liên quan trực tiếpđến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức; bảo vệ, bảođảm quyền con người, quyền công dân; kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… Ví dụ như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Cư trú năm 2020; Luật Thỏa thuận quốc tế;Luật Biên phòng Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XV (tháng7/2021), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 17/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm2021 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnhChương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Chương trình xác định rõ tiến độtrình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua các dự án luật, trong đó có một số dựán luật quan trọng, tác động lớn đến tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vídụ như dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửađổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi);Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Dầu khí (sửa đổi);Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi)…

b. Kết quả tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, luật, pháp lệnh

- Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn

Để tăng cường tuyên truyền, phổ biến luật,pháp lệnh mới được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành gắn với quản lýxã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền được thông tin về pháp luậtcủa công dân,tăng cường truyền thông chính sách pháp luật tạo sự đồng thuận trong xã hội,huy động Nhân dân tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật; thực hiện chuyển đổisố trong công tác phố biến, giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL),nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấptrước bối cảnh, yêu cầu của thực tiễn triển khai công tác PBGDPL, Thủtướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 quyđịnh về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL và Quyếtđịnh số 25/2021/QĐ-TTgngày 22/7/2021 quy định về xã, phường,thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Để triển khai công tác PBGDPL đượcđồng bộ, thống nhất trong cả nước, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tácPBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm2021, Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương năm 2021; Kếhoạch công tác năm 2021 của Vụ PBGDPL; Kế hoạch thực hiện các Đề án về PBGDPL,hòa giải ở cơ sở năm 2021.

Căn cứ các Kếhoạch nêu trên, các địa phương đã ban hành Kế hoạch PBGDPL, Kế hoạch hoạt độngcủa Hội đồng phối hợp PBGDPL năm 2021 phù hợp với tình hình thực tiễn của địaphương. Tính đến ngày 20/5/2021, có 63/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạchPBGDPL; 54/63 tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch hoạt động Hội đồng PBGDPL năm2021; 22/37 bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đã ban hành Kế hoạch, công văn,hướng dẫn thực hiện công tác PBGDPL.

Để các bộ,ngành, địa phương tập trung triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xâydựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có hiệu quả, Bộ Tư pháp đã có Công vănhướng dẫn thực hiện công tác PBGDPL năm 2021 (Công văn số 1028/BTP-PBGDPL ngày08/4/2021).

- Về các hoạt động PBGDPL đã triểnkhai

+ Hưởng ứng đợt cao điểm truyềnthông về Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức thành công Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểupháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” trong 30 ngày. Cuộc thi đã thu hútđược 801.678 lượt dự thi, với 643.688 người tại 63/63 tỉnh, thành phố tích cực hưởng ứng thamgia Cuộc thi và theo thống kê có 3.800.000lượt truy cập vào website của Cuộc thi. Cuộc thi đã tạo sức lan tỏa mạnhmẽ về mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồngnhân dân, tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả pháp luật về bầu cử trong các tầnglớp Nhân dân trên cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Việc tổ chức Cuộc thiđã tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý quan trọng nhằm nâng cao nhậnthức, ý thức pháp luật và thể hiện quyền, trách nhiệm của công dân tham gia bầucử.

+ Để Ngày Phápluật Việt Nam năm 2021 tiếp tục được thực hiện sâu rộng, hiệu quả, thực hiệnnhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn các bộ, ngành, đoàn thể,địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với địnhhướng cụ thể về nội dung, khẩu hiệu, hình thức, thời gian tổ chức và theo dõi,đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Đồng thời, ban hành Kế hoạch hưởng ứng NgàyPháp luật Việt Nam của Bộ Tư pháp năm 2021.

+ Hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung, tinhthần và ý nghĩa của Hiến pháp năm2013 tiếp tục được lồng ghép vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông quavà các nhiệm vụ PBGDPL cần tập trung trong dịp cao điểm đón Tết cổ truyền năm2021. Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn hướng dẫn phổ biến các luật, nghị quyếtmới được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10, triển khai một số nhiệm vụPBGDPL và tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Tân Sửu 2021; phối hợp với cáccơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện biên soạn các tài liệu giới thiệu các luậtmới được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 11. Tài liệu giới thiệuđược đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử PBGDPL để các cơ quan,người dân khai thác, sử dụng. Đặcbiệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để kịp thời tuyêntruyền sâu rộng các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống dịchnhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi người dân trongviệc ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, các bộ, cơ quanđã tổng hợp, biên soạn một số tài liệu, tờ gấp tuyên truyền về pháp luật phòng,chống bệnh truyền nhiễm và đăng tải trên Trang thông tin điện tử PBGDPL của BộTư pháp và trang web của các bộ, ngành.

+ Tiếp tục tăng cường ứng dụng côngnghệ thông tin, gắn với triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019 - 2021” năm 2021, Bộ Tư pháp đã có vănbản hướng dẫn các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Sở Tư pháp các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương thực hiện tổng kết Đề án theo Quyết định số471/QĐ-TTg (Công văn số 1028/BTP-PBGDPL ngày 08/4/2021); ban hành Kế hoạch thựchiện Đề án năm 2021 (Quyết định số 409/QĐ-BTP ngày 23/3/2021); khẩn trương tậptrung xây dựng Cổng thông tin điện tử về PBGDPL và xây dựng ứng dụng phần mềm(App) thực hiện PBGDPL trên thiết bị di động thông minh để có thể ra mắt, khaitrương trong tuần lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2021. Bên cạnh đó,tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động Trang thông tin điện tử PBGDPL thuộc CổngThông tin điện tử Bộ Tư pháp thông qua việc cập nhật tin, bài thông tin hoạtđộng PBGDPL của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương.

- Về hình thức phổ biến

Để triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, Chính phủ đã tiếptục chỉ đạo các bộ, ngành, địaphương tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL dưới nhiều hình thức đa dạng theo hướng tăng cường ứng dụng côngnghệ thông tin mà trọng tâm là xây dựng Cổng Thông tin điện tử PBGDPL, bàigiảng điện tử, cơ sở dữ liệu hỏi đáp phục vụ người dân và doanh nghiệp, phù hợpvới bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Từ cuối năm 2020 đến nay, nội dung PBGDPL cũng tập trung triển khaiđể phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, đoànthể ở Trung ương đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn định hướngthực hiện nghiêm túc chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ, chú trọng việc phổ biến pháp luật, vận động cán bộ,nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnhCovid-19 dưới nhiều hình thức như thực hiện phổ biến qua fanpage, zalo([9]), tin nhắn, lời nhắn điện thoại; biên soạn, in tàiliệu tuyên truyền, pano, áp phích; xây dựng các bản tin, chương trình, phim tàiliệu, phóng sự tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng([10]); tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tuyến([11]); tổ chức hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật([12]);…

Ở các địa phương, do ảnh hưởng của dịchbệnh Covid-19 nên một số hoạt động chưa thực hiện được, tuy nhiên trước và sauthời điểm thực hiện giãn cách xã hội, công tác PBGDPL tiếp tụcđược triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, nội dung được tập trung vào các văn bản pháp luậtmới được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, 11 của Quốc hội khóa XIV, các Nghị quyết củaHội đồng nhân dân cấp tỉnh mới ban hành trong năm 2020, 2021; các chủ trương,chính sách pháp luật phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thuhút đầu tư, phát triển của tỉnh trên các lĩnh vực; các văn bản luật liên quan trực tiếp đến ngườidân, doanh nghiệp... Bên cạnh các hình thức PBGDPL truyềnthống, ở địa phương đã tăngcường phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài,...),cổng/trang thông tin điện tử, báo, đài, mạng xã hội; tài liệu đăng tải (tờ gấp,sổ tay, đĩa CD), các phương tiện trực quan (xe loa, pano..).

2. Kết quả xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết

a) Về lập danh mục, phân công, soạn thảo văn bản quy định chitiết và ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật, pháp lệnh

Ngay sau Kỳ họp thứ 10 và 11 của Quốc hội, Bộ Tư pháp đã phối hợp Văn phòngChính phủ, các bộ rà soát các luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụQuốc hội thông qua; xác định đầy đủ nội dung giao quy định chi tiết, lập danhmục văn bản quy định chi tiết trình Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủtrì soạn thảo, trong đó xác định rõ thời hạn trình, ban hành văn bản; chỉ đạotăng cường áp dụng một số giải pháp nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bảnnhư: (i) ban hành một văn bản để quy định chi tiết nhiều nội dung được giao; (ii) tăng cường phối hợp giữa các bộ,cơ quan ngay từ đầu quá trình soạnthảo để theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc phát sinh trong quá trình soạn thảo. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đãgửi thông báo đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những nội dung màluật, pháp lệnh giao cho địaphương quy định chi tiết để kịp thời xây dựng, ban hành văn bản quy định chitiết tổ chức triển khaithi hành các luật, pháp lệnhmột cách đồng bộ, hiệu quả([13]).

b) Về theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình xây dựng, ban hành văn bản quyđịnh chi tiết

Chính phủ giaoBộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báocáo Chính phủ về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết tại cácphiên họp thường kỳ tháng, quý, 6 tháng, hằng năm và phiên họp chuyên đề xâydựng pháp luật; công khai tình hình soạn thảo và chậm ban hành văn bản trên Cổng thông tin điện tử củaChính phủ và của Bộ Tư pháp, thường xuyên có văn bản đôn đốc công tác triểnkhai thi hành luật, pháp lệnh. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ,tổ chức đoàn công tác kiểm tra công tác xây dựng pháp luật, nhất là việc xâydựng, ban hành văn bản quy định chi tiết tại một số bộ([14])và tổ chức các cuộc họp với các bộ ([15]) nhằm trao đổi, thảo luận, đề ra các biện pháp xửlý một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai thực hiện công tác.

c) Kết quả xây dựng, ban hành

Tính từ ngày 01/10/2020đến 26/8/2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ cónhiệm vụ xây dựng, ban hành 154 văn bản, bao gồm: 84 văn bản([16])theo Báo cáo số 449/BC-CP ngày 02/10/2020 của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 của y ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp và Nghịquyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hànhluật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hànhvăn bản quy định chi tiết, hướng dẫnthi hành năm 2020 và 70 văn bản([17])quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ10, thứ 11 Quốc hội khóa XIV.

d) Vềquy trình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy địnhchi tiết trong thời gian qua đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự,thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (đượcsửa đổi, bổ sung năm 2020). Dự thảovăn bản quy định chi tiết đều được cơ quan chủ trì tổ chức lấy ý kiến các đốitượng chịu sự tác động trực tiếp, các cơ quan, đơn vị có liên quan; đăng tảicông khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ để lấy ý kiến rộng rãi; thực hiện đánh giá tácđộng thủ tục hành chính, góp ý, thẩm định văn bản. Các bộ đã có nhiều cố gắng,tập trung nguồn lực soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết để bảo đảm cóhiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của luật.

đ) Về chất lượng của văn bản quy định chi tiết thông quacông tác thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra, xử lý văn bản quyphạm pháp luật

Công tác thẩm định, kiểm soát thủ tục hànhchính đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được cácbộ quan tâm chỉ đạo thực hiện gắn kết với vai trò đầu mối là tổ chức pháp chếđã đi vào nề nếp và có sự kiểm soát chặt chẽ, góp phần nâng cao chất lượng vănbản. Việcthẩm định các thông tư là văn bản quy định chi tiết, thời gian qua các bộ cũngtích cực quan tâm, chỉ đạo tổ chức pháp chế, kết quả hoạt động thẩm định thông tư đã đi vào nền nếp, đánh giá, thẩm định bảođảm chất lượng của dự thảo văn bản.

Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính,từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/7/2021, Bộ Tư pháp đã thực hiện thẩm định đốivới 364 thủ tục hành chínhtại 36 đề nghị xây dựng và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (gồm 04 luật, 26 nghị định, 03 quyết định, 03 thông tư) do các bộ chủ trì soạn thảo. Trong đó, Bộ Tư pháp đã đề nghị không quy định 02 thủ tục, sửa đổi 263 thủ tục (chiếm tỷlệ 73% tổng số thủ tục hành chính quy định tại các đề nghị xây dựng và dự án,dự thảo văn bản), đề nghị quy định bổ sung 11 thủ tục.

Về kết quả công tác kiểm tra văn bản quyphạm pháp luật, thì từ tháng10/2020 đến tháng 7/2021, Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tratheo thẩm quyền đối với 3.393 văn bản (gồm 359 văn bản của các bộ 3.034 văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân cấp tỉnh). Kết quả đã phát hiện và kết luận,kiến nghị xử lý đối với 69 văn bản có quy định trái pháp luật về thẩm quyền,nội dung và 05 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật (gồm 04 văn bản củacác bộ; 70 văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)([18]). Trong số văn bản tráipháp luật đã phát hiện nêu trên, không có văn bản quy định chi tiết thi hànhluật, pháp lệnh. Trong tổng số 74 văn bản trái pháp luật đã kết luận, kiến nghị xử lý nêu trên, đếnnay, có 49 văn bản đã được cơ quan ban hành xử lý; các văn bản còn lại đangđược Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Qua kết quả công tác thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính và kiểmtra văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua, cho thấy, chất lượng vănbản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản quy định chi tiết thi hành luật,pháp lệnh nhìn chung đã ngày càng được nâng cao hơn, phù hợp với chủ trương,đường lối của Đảng, cơ bản dảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất,đồng bộ với hệ thống pháp luật.

Những kết quảnêu trên đã góp phần tích cực vào việc thể chế hóa các chủ trương, đường lốicủa Đảng, cụ thể hóa các quy định của luật, pháp lệnh, đưa luật, pháp lệnhnhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước; ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát;bảo đảm tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh củanền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mớimô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính vàphòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh; mở rộng vànâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; bảo đảm quyền, lợiích của người dân, doanh nghiệp.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 310/BC-CP của Chính phủ ngày27/8/2021 về Tình hình thi hành Hiếnpháp và thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật,pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành vănbản quy định chi tiết năm 2021

 



 ([1])   Số liệu báo cáo tính từ ngày 01/10/2020 đếnngày 26/8/2021.

([2])  (1) Luậtsửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê;(2) Luật Dầu khí (sửa đổi); (3) Luật Đất đai (sửa đổi); (4) Luật Phòng, chốngbạo lực gia đình (sửa đổi); (5) Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;(6) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi);(7) Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặcthủ phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; (8) Nghị quyết của Quốchội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; (9) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần sốvô tuyến điện; (10) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyếnđiện.

([3]) (1) Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phốHồ Chí Minh; (2) Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm quản lý, sử dụng đất quốcphòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; (3)Nghị quyết của Quốc hội về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với phân bón;(4) Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến ngày31/12/2021; (5) Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); (6) Luật Điện ảnh (sửađổi); (7) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; (8) LuậtCảnh sát cơ động; (9) Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thốngkê quốc gia của Luật Thống kê.

([4])   ngàythẩm đông fthaamr địnhbộphủ hnung là bộ))Cho ý kiến đối với 04 dự án và đề nghị xây dựng luật: (1) Luật Cảnhsát cơ động; (2) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; (3)Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của LuậtThống kê; (4) Đề nghị xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi).

([5])  Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Thỏathuận quốc tế; LuậtBảo vệ môi trường (sửađổi);  Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Cư trú (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễndịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi).

([6]) Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội thôngqua 07 luật; 03 nghị quyết. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội thông qua 01 luật.

([7]) Bao gồm dự án:Luật Chủ tịch nước, Luật Tố tụng lao động, Luật Bảo đảm trật tự an toàn, xãhội, Luật Chứng thực, Luật Truy nã tội phạm, Luật Tiền lương tối thiểu, LuậtHiến máu, Luật Phòng, chống tội phạm có tổ chức.

([8]) Bao gồm các dự án: Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt, Pháp lệnh Đào tạo một số chức danh tư pháp, Luật về Hội, Luật Biểu tình,Luật Năng lượng nguyên tử, Luật Dân số, Luật về Hàm, cấp ngoại giao, Luật Tìnhtrạng khẩn cấp, Luật Bình đẳng giới (sửa đổi), Luật Công nghiệp quốc phòng.

([9]) Bộ Tư pháp (thực hiện từ tháng6/2020, trung bình 15 tin/tháng), Bộ Y tế.

([10]) Tiêu biểu là Chương trình Cầm taychỉ luật trên VOV2, chương trình Tư vấn Chế độ chính sách pháp luật (Đài Tiếngnói Việt Nam), Truyền hình ANTV (Bộ Công an)…

([11]) Bộ Thông tin và Truyền thông, BộQuốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

([12]) Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp.

([13])  Công vănsố 4628/BTP-VĐCXDPL ngày 11/12/2020 thông báo nội dung giao địa phương quy địnhchi tiết các luật, nghịquyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10; Công văn số1871/BTP-VĐCXDPL ngày 09/6/2021 thông báo nội dung giao địa phương quy định chi tiết các luật,nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 11.

([14])  Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ

([15]) Ngày18/5/2021, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp với các bộ, cơ quan ngang bộ để đônđốc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quyđịnh chi tiết; đồng thời báo cáo tình hình chuẩn bị các dự án dự kiến sẽ trìnhChính phủ để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thời gian tới.

([16])Theo Báo cáo số 449/BC-CPngày 02/10/2020 của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số718/NQ-UBTVQH13 ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp và Nghịquyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hànhluật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hànhvăn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành năm 2020, số văn bản cần ban hànhlà 113 văn bản, tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc tích hợp,giảm các văn vản quy định chi tiết, các bộ đã nghiên cứu, tích hợp các văn bảnnên số văn bản sau tích hợp còn 84 văn bản

([17]) Gồm: 32 vănbản theo Quyết định số 2197/QĐ-TTgngày 22/12/2020 của Thủ tướngChính phủ Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bảnquy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thôngqua tại Kỳ họp thứ 10; 04 văn bản theo Quyết định số 720/QĐ-TTg ngày 18/5/2021 của Thủtướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bảnquy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa XIVthông qua tại Kỳ họp thứ 11;34 văn bản theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

([18])  Ngoài ra, có 86 văn bản có sai sót về thể thức, kỹ thuậttrình bày (09 văn bản của bộ, 77 văn bản của địa phương).  

Cập nhật : 15:06 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!