Một số kết quả nổi bật trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021


Năm 2021, tình hình thế giới,khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; tác động tiêu cực của đại dịchCovid-19 tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.Trong nước, các sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng được tổ chức thành côngtrong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp; thể hiện quyết tâm chính trị caođộ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Kinh tế nước ta tiếp tục đà duy trìphục hồi, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình trật tự, an toànxã hội cơ bản được đảm bảo; tuy nhiên, các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinhtội phạm và vi phạm pháp luật còn nhiều; nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông,cháy, nổ vẫn hiện hữu... đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo đảm trậttự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạocủa Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các các bộ, ngành, địaphương tập trung cao độ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội kết hợp phòng,chống dịch bệnh Covid-19; triển khai đồng bộ các kế hoạch, biện pháp phòngngừa, đấu tranh, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; góp phần giữ vững an ninhtrật tự, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước. Một sốkết quả nổi bật như sau:

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo cácbộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công trongQuyết định số 634/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình thực hiện Nghịquyết số 96/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốchội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Việnkiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; đồng thời, thực hiện các nhiệmvụ cụ thể nêu trong các kế hoạch triển khai của các bộ, ngành, địa phương; đảmbảo chất lượng, tiến độ đã đề ra. Về cơ bản, những nhiệm vụ, chỉ tiêu Quốc hộigiao trong Nghị quyết số 96/2019/QH14 đều đạt và vượt mức; 100% tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố đều được thụ lý; 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm đều được thụ lý điều tra, xác minhvà khởi tố nếucó căn cứ; tỷ lệ điều tra khám phá các loại tội phạm, nhấtlà tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tỷlệ thu hồi, kê biên tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, thamnhũng đềuvượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Tai nạn giao thông,cháy, nổ, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giảm mạnh cả về số vụ, số người chết vàsố người bị thương. Số người bị tạm giữ hìnhsự sau đó chuyển xử lý hành chính vì hành vi không cấu thành tội phạm; số đối tượngbị tạm giữ, tạm giam chết thuộc trách nhiệm quản lý của cơ sở giam, giữ tiếp tục được kéo giảm; cơ bản khắc phục tình trạng tạmgiữ, tạm giam chung người trong cùng vụ án, người dưới 18 tuổi với người trên18 tuổi.

Trong công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật,tiếptục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyềnphòng, chống tội phạm và vi phạmpháp luật, lồng ghép với tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài các hình thức truyền thống, như: Tổ chứccác cuộc hội thảo, tọa đàm, căng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích...; các bộ,ngành, địa phương đã chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thôngtin, mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền trong điều kiện giãn cách xã hội. Phong trào toàndân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác dân vận tiếp tục được đẩy mạnh; huy độngcả hệ thống chính trị tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm phápluật. Chính phủ đãban hành Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 quy định việc xâydựng Công an xã, thị trấn chính quy; qua đó, nhiều chủ trương quan trọng vềcông tác bảo đảm an ninh, trật tự đã được thực hiện ngay từ cấp cơ sở. Chỉ đạo rà soát,xây dựng, củng cố các mô hình, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phòng, chốngtội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với tình hình, đặc điểmđịa bàn, phát huy tác dụng, hiệu quả cao[1].

Trong côngtác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên lĩnh vực an ninh quốc gia, Chính phủ đãchỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trìnhhành động thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiếnlược bảo vệ An ninh quốc gia; tăng cường công tác nắm, dự báo tình hình kịpthời tham mưu với Trung ương Đảng các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh quốcgia, lợi ích quốc gia, dân tộc; đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt độngchống phá của các thế lực thù địch, phản động. Triển khai đồng bộ các kế hoạch,biện pháp bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị trọngđại, nhất là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóaXV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; bảo đảm tình hình an ninhtại các địa bàn chiến lược, an ninh kinh tế, an ninh chính trị nội bộ, an ninhtruyền thông, an ninh xã hội, dân tộc, tôn giáo; tổ chức đợt cao điểm pháthiện, xử lý tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trái phép; tăng cường bảo đảman ninh mạng, đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là lợi dụng dịchbệnh Covid-19 để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, tung tin giả gây hoangmang dư luận... Cơ quan An ninh điều tra các cấp đã khởi tố 21 vụ (bằng về số vụ so với cùng kỳ năm trước), 28 bị can(giảm 40,43%) phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, góp phần xử lý nghiêm các đốitượng.

Trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luậtvề trật tự xã hội, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổng kết 10 nămthực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trongtình hình mới; ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 phêduyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướngđến năm 2030. Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướngChính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luậtliên quan đến “tín dụng đen”; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2020 vềtăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo lực lượng Công an toànquốc triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm kéo giảm tội phạm, nhất là cácđịa phương có số tội phạm tăng trong năm 2020; triển khai Phương án tăng cườngphòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong và sau dịch bệnhCovid-19; trong đó tập trung xử lý nghiêm tội phạm lợi dụng dịch Covid-19 đểhoạt động; tổ chức nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, truy nã tộiphạm, kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên trên các tuyến, địa bàntrọng điểm.

Đã điều tra, khám phá 32.320 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội, đạt tỷ lệ 86,57%, trong đó án rất nghiêm trọng đạt 95,38%, án đặcbiệt nghiêm trọng đạt 91,9%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao...

Trong công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luậtvề tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Chính phủ đã chỉđạo các bộ, ngành, địa phương sơ kết 05 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TWngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghịquyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácphòng, chống tham nhũng, lãng phí; triển khai Kết luận số 05-KL/TW ngày 03 tháng 6năm 2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 củaBộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xửlý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tăng cường công tác thanh tra chấn chỉnh, xửlý vi phạm trên các lĩnh vực. Đẩy mạnh điều tra các vụ án, vụ việc kinh tế,tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương vềphòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; đồng thời, tăng cường phân cấp, hướngdẫn Cơ quan điều tra các địa phương thực hiện.

Trong công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luậtvề môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, Chính phủ đã tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quảcác chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường, nhất là nội dung Kết luận số 02-KL/TW ngày 26 tháng 4 năm 2016 của BanBí thư về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị vềbảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các bộ,ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trong các kế hoạch đã đềra nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; như: Chỉ thịsố 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của về tiếp tục tăng cường quản lý nhànước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩukhoáng sản; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2020 về một số giải phápcấp bách quản lý động vật hoang dã... Tiếptục chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật tronghoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh khoáng sản làm vật liệuxây dựng[2]; trong công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trongsản xuất, kinh doanh rượu, lĩnh vực vật tư nông nghiệp...

Trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉthị số 01/CT-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2021 về một số biện pháp cấp bách tăngcường bảo vệ an ninh mạng trong tình hình hiện nay; thành lập Ban Chỉ đạo Antoàn, An ninh mạng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Chỉ đạo BộCông an tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành các nghị định triển khai Luật Anninh mạng. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường thời lượng tuyên truyền, gópphần nâng cao nhận thức của người dân trước phương thức, thủ đoạn hoạt động củatội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng, tội phạm trên lĩnh vực thươngmại điện tử, đánh bạc trên mạng Internet... Yêu cầu facebook, google bố trínhân sự thường trực 24/7 tại Việt Nam, gỡ bỏ 496 tài khoản, bài viết, video cónội dung vi phạm pháp luật, ngăn chặn truy cập 3.846 trang mạng đặt máy chủ ởnước ngoài đăng tải nội dung thông tin xấu, độc. Tập trung đấu tranh, làm rõ,xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (số vụ khởi tố mới tăng 94,62%); tạo tính rănđe, cảnh báo đối với các đối tượng có biểu hiện, điều kiện hoạt động phạm tội.

Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệnạn ma túy, Chính phủ đã tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ cácgiải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy. Trình Quốc hộithông qua Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); khẩn trương xây dựng Nghị địnhquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định về cai nghiện và quản lýsau cai nghiện ma túy để ban hànhngay sau khi Luật có hiệu lực. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong Chươngtrình của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16 tháng 8 năm 2019 củaBộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểmsoát ma túy. Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy với nhiềuhình thức; các bộ, ngành, địa phương đã triển khai “Tháng hành động phòng,chống ma túy” trên phạm vi toàn quốc với nhiều hoạt động thiết thực với chủ đề“Vì sức khỏe của mọi người, hạnh phúc của mọi nhà – Hãy tránh xa ma túy”. Chỉđạo thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chứcnăng trong phòng ngừa, ngăn chặn ma túy ngay từ khu vực biên giới, cửa khẩu. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã xây dựng các phương án trongphòng ngừa, đấu tranh trên các tuyến trọng điểm; trong đó thường xuyên thôngtin, trao đổi phương thức, thủ đoạn, diễn biến hoạt động của tội phạm cho cáccơ quan có liên quan để triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Tăngcường hợp tác toàn diện với Lào, góp phần ngăn chặn ma túy từ xa.

Đã phát hiện, xử lý 22.170 vụ phạm tội về ma túy (tăng2,4%), khởi tố 21.005 vụ (tăng 4,51%), thu giữ lượng lớn ma túy các loại (trên763 kg heroin, 2.747 kg và trên 2 triệu viên ma túy tổng hợp, 1.527 kg cần sa,172 kg thuốc phiện). Triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyênquốc gia với số lượng lớn. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục thựchiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại các cơsở cai nghiện bắt buộc và tự nguyện trên cả nước (đã điều trị, cai nghiện cho54.053 người, trong đó tiếp nhận mới là 14.010 người); 100% người nghiện saukhi cai nghiện trở về cộng đồng tiếp tục được các địa phương tổ chức quản lýchặt chẽ.

Trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối vớingười nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động tại ViệtNam; nhất là quản lý và kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trongthời điểm phòng, chống dịch Covid-19[3];đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài sang làm việc đảm bảoyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức rà soát, xử phạt hành chính ngườinước ngoài quá hạn tạm trú, khai báo không đúng sự thật để được cấp thị thực,hộ chiếu, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh. Đến nay, đã đưa vào hoạt độngCơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cướccông dân; đã triển khai cấp số định danh cá nhân trên toàn quốc, thực hiện cóhiệu quả chiến dịch cấp 50 triệu thẻ căn cước công dân trên toàn quốc, đượcnhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Công tácvận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã triển khaiđồng bộ; tập trung đấu tranh với các hành vi lợi dụng không gian mạng, dịch vụbưu chính để mua bán, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; đồng thờichuyển trạng thái từ “vận động thu hồi” sang “cắt đứt nguồn cung, đấu tranhtrực diện, truy xét tận gốc” để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chính phủ đã tham mưu với Ban Bí thư ban hành Kết luận số02-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 về tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của BanBí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữacháy; đồng thời ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định của Luật Phòngcháy, chữa cháy. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2231/QĐ-TTg ngày 18tháng 12 năm 2020 phê duyệt nhiệm vụ lập “Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữacháy giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050”. Bộ Công an đã triển khai các biệnpháp phòng ngừa và các giải pháp cấp bách ngăn chặn cháy lớn; mở cao điểm kiểmtra an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở có kếthợp sản xuất, kinh doanh. Tăng cường côngtác phòng cháy, chữa cháy; tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các quyđịnh về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao.

Tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện cóhiệu quả các chủ trương của Đảng tại Kết luậnsố 45-KL/TW ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉthị số 18-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàngiao thông. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 03 tháng02 năm 2021 phê duyệt Đề án Đầu tư, lắp đặt camera giám sát chỉ huy điều hành giaothông phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địaphương đã triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tăng cường công tác bảo đảm trậttự, an toàn giao thông theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm cả 03 tiêu chí (đãxảy ra 11.080 vụ, giảm 16,05%; làm 5.351 người chết, giảm 8,42%; 7.945 người bịthương, giảm 20,84%).

Về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, vi phạmpháp luật, Các bộ, ngành,địa phương tiếp tục phối hợp, tham mưu hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốctế, các tỉnh giáp biên về công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy,phòng, chống mua bán người, như: UNODC, INTERPOL, ASEANPOL... Tích cực tham giacác diễn đàn song phương, đa phương theo thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớmà Việt Nam hoặc các bộ, ngành đã ký kết, tham gia. Bộ Công an tăng cường tiếpxúc, trao đổi với Đại diện cơ quan an ninh, cảnh sát các nước; chủ động đổi mớicông tác đối ngoại trên lĩnh vực nhân quyền. Các địa phương có chung đường biêngiới chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường trao đổi thông tin tội phạm; tổchức giải cứu, trao trả nạn nhân mua bán người và kiểm soát xuất, nhập cảnh quabiên giới, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 303/BC-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về công tác phòng, chốngtội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021 (Từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến ngày31 tháng 7 năm 2021).

 



[1]Hà Nội vớimô hình “Cụm liên kết đảm bảo an ninh, trật tự tại các địa bàn giáp ranh”; Trà Vinh với mô hình “Phát huy vaitrò của bà con dân tộc Khmer trong tham gia giữ gìn an ninh, trật tự”; Thừa Thiên - Huế với mô hình “Tổ tự quản, bảovệ tài nguyên khoáng sản trên sông Bồ, sông Hương, sông Truồi; Nam Định với môhình “Giáo xứ, giáo họ không tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội”; Bến Tre với mô hình “Gặp gỡ, đốithoại với người lầm lỡ, người có nguy cơ vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư...

[2] Số vụ khai thác khoáng sản trái phép là596 vụ, giảm 37%; trong đó có 358 vụ khai thác cát trái phép, giảm 51,69%.

[3]Đã phát hiện 1.630 người nước ngoàinhập cảnh trái phép vào Việt Nam, trong đó phía biên giới giáp Trung Quốc là647, biên giới Tây Nam 277 người...

Cập nhật : 15:05 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!