Tin Hội nghị “Kỹ năng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội dành cho đại biểu dân cử” tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 27-29/7/2022

Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội; Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2022, từ ngày 27-29/7/2022, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội dành cho đại biểu dân cử” tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiệnKế hoạch số 98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồidưỡng đại biểu Quốc hội; Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2022, từ ngày27-29/7/2022, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chứchội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội dành cho đạibiểu dân cử” tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự vàchủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực BanCông tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng chí Trịnh Ngọc Thắng,Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; cùng gần 90 đại biểu Quốchội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân;trưởng, phó các Ban của Hội đồng nhân dân các tỉnh/thành phố, lãnh đạo vàchuyên viên Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh,thành phố trên cả nước.

Mục đích củahội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội dành cho đạibiểu dân cử” nhằm cung cấp cho đại biểu kiến thức, kỹ năng liên quan đến việcnghiên cứu, phân tích, đánh giá, thảo luận, tranh luận về báo cáo kinh tế - xãhội của Chính phủ trình Quốc hội, nhất là các nội dung về thực trạng, giải phápchính sách phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị còn là diễn đàn trao đổi, chiasẻ kinh nghiệm dành cho đại biểu dân cử nói chung, cũng như đội ngũ tham mưu,giúp việc cho đại biểu dân cử về các nội dung nói trên.

Báo cáo viêntham dự hội nghị là các chuyên gia đầu ngành có nhiều kiến thức trong lĩnh vựckinh tế và là đại biểu có nhiều năm hoạt động nghị trường như: GS. Lê ĐăngDoanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương; đồng chí Đỗ MạnhHùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, Quốc hội khóa XIII; đồng chí LêViệt Trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – an ninh, Quốc hội khóa XIII;đồng chí Hoàng Minh Hiếu, đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Thường trực Ủy banPháp luật; TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương, đại biểu Quốc hội khóa XII, Đại học ĐàNẵng; đồng chí Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp; TS. Trần QuếGiang, Giảng viên Đại học Fulbright thành phố Hồ Chí Minh…với sự tâm huyết,nhiệt tình đã mang lại những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để chia sẻ,trao đổivới các đại biểu tại hội nghị. Dưới sự truyền đạt, hướng dẫn và gợi mở của cácgiảng viên, các đại biểu vừa được bổ sung kiến thức, rèn luyện những kỹ nănggiúp ích cho việc nghiên cứu, phát biểu thảo luận về báo cáo kinh tế-xã hội saunày.


Với sự thamgia tích cực, sôi nổi của các đại biểu, các báo cáo viên đã chia sẻ, phổ biến,cập nhật kiến thức cho các đại biểu dự hội nghị một số chuyên đề có tính thựctiễn, chuyên môn cao như:

Chuyên đề 1:Tổng quan về báo cáo kinh tế - xã hội

Chuyên đề 2:Kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin phục vụ thảo luận về báo cáo kinh tế - xãhội

Chuyên đề 3:Kỹ năng tham mưu về thông tin phục vụ thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội

Chuyên đề 4:Kỹ năng thảo luận, tranh luận về báo cáo kinh tế - xã hội

Chuyên đề 5:Kỹ năng nghiên cứu, phân tích báo cáo kinh tế - xã hội …


Bên cạnh đó,các đại biểu cũng được nghe báo cáo viên chia sẻ về kinh nghiệm thảo luận,tranh luận về báo cáo kinh tế - xã hội; kinh nghiệm nghiên cứu, phân tích báocáo kinh tế - xã hội và được tham dự thực hành Kỹ năng thảo luận, tranh luận vềbáo cáo kinh tế - xã hội. Từ đó, các đại biểu có thể hiểu rõ, áp dụng tốt hơncác kỹ năng vào thực tế hoạt động trong các buổi thảo luận về kinh tế-xã hộitại nghị trường.

Chia sẻ về Tổngquan báo cáo kinh tế - xã hội, GS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng ViệnNghiên cứu kinh tế Trung ương cho biết, Quốc Hội họp thường kỳ một năm haikhóa, Chính phủ đều trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội. Chính phủbáo cáo trước Quốc Hội về tình hình kinh tế-xã hội trong phiên họp tháng 5 vềkết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội và kếtquả thực hiện cả năm vào phiên họp cuối năm của Quốc Hội, đồng thời trình dựthảo kế hoạch kinh tế-xã hôi cho năm sau. Cuộc thảo luận phiên cuối năm rấtquan trọng. Báo cáo trình bày tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tếxã hội của năm bao gồm những diễn biến chủ yếu về kinh tế-xã hội rất cần phântích tình hình kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó,Giáo sư cũng nhận định, Báo cáo kinh tế-xã hội hiện nay theo cơ cấu và nội dungtruyền thống từ nhiều năm nay, rất cần được bổ sung, cập nhật theo yêu cầu củasự phát triển kinh tế-xã hội theo Quyết định 288-TTg của Thủ tướng Chính phủmới ban hành, trình độ khoa học-công nghệ của đất nước cũng như tình hình thiếuviệc làm, tình hình tội phạm...Đặc biệt, Báo cáo cần chỉ rõ các cơ hội và tháchthức mà đất nước đang phải đối mặt như kinh tế số, biến đổi khí hậu, nước biểndâng, tác động của các diễn biến tình hình thế giới tới kinh tế-xã hội nước ta.Báo cáo cần có riêng một Chương về tình hình xã hội bao gồm tình hình việc làm,thiếu việc làm (thất nghiệp và thiếu việc làm), di dân giữa thành thị và nôngthôn, giữa các vùng, miền, tình hình tội phạm, quan tâm của người dân về giáodục, sách giáo khoa, y tế, khám chữa. Các vấn đề về xã hội có liên kết với kinhtế, cần tránh để xảy ra bất ổn xã hội.

Kết thúc hộinghị, nhiều đại biểu nhận định, những kết quả thu được hôm nay sẽ là hành trangcần thiết để đại biểu vận dụng một cách hiệu quả, thiết thực trong các buổithảo luận về kinh tế - xã hội tại kỳ họp sắp tới, góp phần nâng cao tráchnhiệm, chuyên môn của mỗi người trên cương vị là người đại biểu của nhân dân.

Cập nhật : 17:34 - 30/09/2022
In trang này Click here to Print it!