Giới thiệu Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội dành cho đại biểu dân cử

Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBTVQH15ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội,Kế hoạch hoạt động năm 2022, được sự đồng ý của lãnh đạo Ban Công tác đại biểu,Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử dự kiến tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹnăng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội dành cho đại biểu dân cử”.

- Về mục đích tổ chức hội nghị: Hội nghị bồi dưỡng “Kỹnăng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội dành cho đại biểu dân cử” nhằmcung cấp cho đại biểu kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc nghiên cứu, phântích, đánh giá, thảo luận, tranh luận về báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủtrình Quốc hội, nhất là các nội dung về thực trạng, giải pháp chính sách pháttriển kinh tế - xã hội. Hội nghị còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dànhcho đại biểu dân cử nói chung, cũng như đội ngũ tham mưu, giúp việc cho đạibiểu dân cử về các nội dung nói trên.

- Về nội dung hội nghị: Nội dung hội nghị cơ bản theo Khung chương trình bồi dưỡngđại biểu Quốc hội mới đã được phê duyệt, cụ thể như sau:

Nhóm nội dung 1: Giới thiệu tổng quan về báo cáo kinhtế - xã hội

Nhóm nội dung này gồm:

- Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọngcủa báo cáo kinh tế - xã hội; của phiên thảo luận về báo cáo.  

- Nội dung và cấu trúc của báo cáo kinh tế xã hội.

- Mức độ ảnh hưởng của các vấn đề nêu ra trong báo cáo.

- Xác định nguyên nhân của những vấnđề bất cập.

- Phân tích các giải pháp của Chínhphủ đưa ra trong báo cáo.

Báo cáo viên lấy ví dụ và trao đổi với đại biểu, hướng dẫn xem xét báocáo kinh tế - xã hội đã được trình tại kỳ họp.

Nhóm nội dung 2: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích báo cáo kinhtế - xã hội

Trong báo cáo kinh tế - xã hội củaChính phủ trình Quốc hội có rất nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau. Để có cáchtiếp cận, phương pháp chung trong việc nghiên cứu, phân tích báo cáo, các đạibiểu cần có các kỹ năng cụ thể như:

- Kỹ năng đọc báo cáo từ tổng quátđến chuyên sâu;

- Xác định nội dung và những vấn đềđại biểu quan tâm;

- Đánh giá tính xác thực, đầy đủ củacác nhận định, quan điểm trong báo cáo;

- Đánh giá tính phù hợp, hiệu quả;khả thi… của các giải pháp được nêu trong báo cáo.

Báo cáo viên sẽ được yêu cầu xây dựng bài tập thực hành liên quan đến cácnội dung nói trên gắn với báo cáo kinh tế - xã hội đã trình ở Quốc hội.

Nhóm nội dung 3: Kỹ năng thảo luận, tranh luận về báocáo kinh tế - xã hội

Việc thảo luận, đặt câu hỏi phản biện đối với các vấn đề được đề cậptrong báo cáo nhằm: được giải thích, mô tả, kiểm định, so sánh, đánh giá tácđộng, đánh giá mối quan hệ và đánh giá mối quan hệ của các thông tin, số liệu.

- Chuẩn bị bài phát biểu về các vấn đề kinh tế - xã hội trong báo cáo;

- Kỹ năng phát biểu về các nội dung đã chuẩn bị;

- Kỹ năng tranh luận lại với các đại biểu khác tại phiên họp về báo cáokinh tế - xã hội.

Báo cáo viên sẽ chuẩn bị bài tập thực hành các kỹ năng nói trên gắn với báocáo kinh tế - xã hội đã trình ở Quốc hội.

Nhóm nội dung 4: Kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin phụcvụ thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội

Nhóm nộidung này gồm các kỹ năng cơ bản như sau:

- Xác định các loại thông tin, cácnguồn thông tin cần thiết để thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội;

- Đọc và lọc thông tin phục vụ thảoluận báo cáo kinh tế - xã hội;

- Đánh giá giá trị của thông tin, dữliệu đối với vấn đề đại biểu quan tâm;

- Kiểm chứng thông tin trong báo cáovới các nguồn thông tin khác.

Báo cáo viên sẽ chuẩn bị bài tập thực hành các kỹ năng nói trên gắn vớibáo cáo kinh tế - xã hội đã trình ở Quốc hội.

Nhóm nội dung 5: Kỹ năng tham mưu về thông tin phục vụthảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội (dành cho đội ngũ tham mưu giúp việccơ quan dân cử).

- Xác định thông tin, nguồn thông tincần thu thập thông trên cơ sở đặc trưng kinh tế, xã hội đảm bảo chất lượng vàđộ tin cậy của thông tin, dữ liệu;

- Khai thác thông tin: Thu thập, quảnlý tài liệu lý luận, các bài viết khoa học liên quan đến chủ đề/vấn đề đại biểuquan tâm; tổng hợp, phân tích các quan điểm, ý kiến về vấn đề đại biểu quan tâmtrong báo cáo kinh tế - xã hội;

- Thu thập và xử lý thông tin, dữliệu mang tính lịch sử và mang tính dự báo của ngành/lĩnh vực.

(Mỗi nhóm nộidung có: Phần trình bày chính; chia sẻ kinh nghiệm; thực hành gắn với báo cáokinh tế - xã hội)

 

Thời gian, địa điểm: Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hộidành cho đại biểu dân cử dựkiến tổ chức tại 03 địa điểm:

- Miền Nam: Tổ chức tại TP. HCM từngày 27-29/7/2022;

- Miền Trung: Tổ chức tại TP. Đà Nẵngtừ ngày 03-05/08/2022;

- MiềnBắc: Tổ chức tại tỉnh Sơn La từ ngày 11-13/08/2022.

Số lượng, thành phần tham dự: Dự kiến mỗi Hội nghị có 80 đại biểu; gồmlãnh đạo Quốc hội; lãnh đạo Ban Công tác đại biểu; đại biểu Quốc hội khóa XV; đại diện Thườngtrực Hội đồng nhân dân một số tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; các báo cáoviên, cộng tác viên của Ban Công tác đại biểu, các Viện nghiên cứu, các trường;công chức Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đại diện mộtsố Bộ ngành, cơ quan, đơn vị hữu quan.

Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội nghịbồi dưỡng Kỹ năng nghiên cứu báocáo kinh tế - xã hội dành cho đại biểu dân cử.

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử trântrọng giới thiệu.

 

 

Cập nhật : 11:20 - 28/09/2022
In trang này Click here to Print it!