Tin Hội nghị “Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghi thức lễ tân ngoại giao” dành cho đại biểu Quốc hội tại Hà Nội, ngày 07/07/2022

Sáng ngày 07/07/2022, tại Hà Nội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị “Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghi thức lễ tân ngoại giao”. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh dự và chủ trì hội nghị.

Sáng ngày 07/07/2022, tạiHà Nội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hộinghị “Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghi thức lễ tân ngoại giao”. PhóTrưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh dự và chủ trì hộinghị.


Tham dự Hội nghị có đồngchí Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; đồng chí NguyễnHải Long, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; cùng sự tham gia củacác đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương và địa phương; cán bộ thuộc quảnlý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và PGS.TS Dương Văn Quảng, Nguyên Giám đốc Họcviện Ngoại giao, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore và UNESCO.


Phát biểu khai mạc hộinghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêu rõ,thời gian qua, công tác đối ngoại của Nhà nước Việt Nam đã góp phần giữ vữngmôi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho phát triển, đưa các mối quan hệđối ngoại quan trọng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; góp phần thực hiệncác mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo,bảo vệ an ninh Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực vàtrên thế giới. Trong kết quả chung đó, hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã trởthành một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhànước, góp phần quan trọng vào việc thực thi hiệu quả chính sách đối ngoại củaViệt Nam, đặc biệt trong công cuộc đổi mới toàn diện và tiến trình hội nhập quốctế của đất nước.

Phó Trưởng ban thường trựcBan Công tác đại biểu nhấn mạnh, hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã để lại nhiềudấu ấn nổi bật, góp phần quan trọng tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ giữaQuốc hội và nghị viện các nước trên thế giới nói riêng và giữa Việt Nam với cácnước nói chung. Điều này thể hiện qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, traođổi hoạt động các nhóm nghị sĩ hữu nghị, nữ nghị sỹ, nghị sỹ trẻ; trao đổi và hợptác đa dạng trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinhtế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển bền vững, khoa học - công nghệ, vănhóa và giáo dục, giao lưu nhân dân…

Các hoạt động ngoại giaonghị viện đa phương đã nâng tầm vai trò của Việt Nam từ “tham gia tích cực” lên“chủ động đóng góp xây dựng và định hình luật chơi chung”, góp phần bảo vệ vàthúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược về an ninh, phát triển của Việt Nam. Dấuấn ngoại giao nghị viện đa phương của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua làcác hội nghị đa phương quan trọng, mang tầm cỡ quốc tế và khu vực, như: chủ trìtổ chức Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới, Hội nghị Diễn đàn Nghị việnchâu Á - Thái Bình Dương và Đại hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông NamÁ... Nhiều sáng kiến của Quốc hội Việt Nam đã được nghị viện các nước thànhviên nhất trí, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào việc tiếp tục đổi mới, đặtnền tảng và định hướng phát triển của các cơ chế này.


Xuất phát từ bối cảnhcũng như nhu cầu của đại biểu Quốc hội, Ban Công tác đại biểu đã chỉ đạo Trungtâm bồi dưỡng đại biểu dân cử tổ chức Hội nghị bồi dưỡng “Kiến thức cơ bản vềnghi lễ lễ tân ngoại giao” nhằm giới thiệu cho đại biểu Quốc hội, cán bộ thuộcquản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội các kiến thức về hoạt động đối ngoại, lễtân ngoại giao, các quy tắc lễ tân ngoại giao tại các sự kiện trong nước và quốctế. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểumong muốn thông qua hội nghị sẽ cung cấp những kiến thức sâu, kinh nghiệm thiếtthực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại biểu Quốc hội trong lĩnhvực đối ngoại.

Tại hội nghị, các đại biểuđã được các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đối ngoại chia sẻ vềnhững kiến thức, kinh nghiệm thiết thực theo các chuyên đề: Kỹ năng tiếp đoànkhách quốc tế; Kỹ năng tham gia đoàn công tác nước ngoài; Kỹ năng tham gia cáccuộc tọa đàm và hội thảo quốc tế; Văn hóa sử dụng rượu vang trên bàn tiệc…


Chia sẻ tại Hội nghị,PGS.TS Dương Văn Quảng, Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, Nguyên Đại sứ ViệtNam tại Singapore và UNESCO nhấn mạnh, gặp gỡ trao đổi là thể hiện tri thức,văn hóa ứng xử và nghệ thuật giao tiếp. Trong giao tiếp với người nước ngoài,văn hóa ứng xử lại càng quan trọng vì những người tham gia không cùng văn hóa,phong tục tập quán, thậm chí cách tiếp cận vấn đề cũng khác nhau. Cho đến naykhông có  quy tắc thành văn, mà chỉ là nhữngthông lệ được đúc kết và cùng chấp nhận. Ông đã chia sẻ với các đại biểu một sốquy tắc, thông lệ phổ biến như:

-        Trong khi tiếp xúc với người nước ngoài, người đối thoại phảithường xuyên quan tâm đến hình thức bề ngoài, từ cách ăn mặc đến dáng đi đứng củamình. Lúc nào cũng phải xử sự phù hợp với những tập quán  quốc tế đã được chấp nhậnrộng rãi trong giao tiếp quốc tế.

-        Thái độ của chúng ta cần chân thành, tự nhiên, không kháchkhí, nhưng không được tùy tiện, xuề xòa để khách có thể hiểu lầm là ta coi thườnghọ, hay thiếu văn hóa.

-        Cần khiêm tốn, nhưng không tự ti; trái lại cần tránh thái độtự kiêu dân tộc, khoe khoang thành tích của dân tộc mình. Đối với những ngườithuộc nước nhỏ, cần chú ý không nên làm gì, nói gì, tỏ thái độ gì để khách cảmthấy là ta không coi trọng họ.

-        Không bao giờ phê phán, chỉ trích chế độ chính trị xã hội, luậtlệ, phong tục, tập quán, tôn giáo của khách, nhất là tuyệt đối không nhận xét,chỉ trích những người lãnh đạo nước họ. Cần tôn trọng những điều thiêng liêng củakhách (quốc huy, quốc kỳ).

-        Trong lúc vui chuyện với khách nên cân nhắc kỹ không nên làmlộ những điều bí mật. Song cũng cần tránh thái độ quá dè dặt làm cho kháchkhông dám chuyện trò cởi mở.

-        Cần giữ lời hứa : cần cân nhắc kỹ những đề xuất của khách.Trường hợp đã hứa, nhưng vì lý do nào đó mà không đáp ứng được thì cần nói lạicho khách biết để thông cảm, ta không nên lờ đi mà không nói lại lý do khônglàm được.

-        Tránh hỏi tuổi tác, nghề nghiệp, vợ chồng, con cái của kháchkhi ta chưa biết hoàn cảnh của khách.

-        Kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đối thoại, không nên để imlặng quá 5 giây vì như vậy sẽ đặt các bên đối thoại vào thế không thoải mái.Không nên nói liên miên, “tràng giang đại hải”, mà phải tạo ra thế đối thoại bằngcách ngừng nói một vài giây để bên kia đáp lại. Biết lắng nghe, bất kể bạn có hứngthú hay không, bạn đều cần phải nhẫn nại lắng nghe; hãy để đôi mắt của bạn nhưđang dõi theo người nói, biểu thị bạn đang chăm chú lắng nghe.  Khi nói cần nhìn vào mặt người đối thoại; nếuvô tình mình ngắt lời khách thì nên xin lỗi ngay. Khi đối thoại bị ngắt quãng,cần tìm cách nối lại một cách khéo léo.

-        Trong giao tiếp, ta có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể, nhưng mọilạm dụng đều không có lợi; tránh khoa chân múa tay quá mức khi nói…


Cũng trong khuôn khổ hộinghị, các đại biểu đã được tham dự thực hành một buổi tiệc chiêu đãi để nắm rõhơn các quy tắc sử dụng dụng cụ, cách sử dụng rượu vang trên bàn tiệc…

Cập nhật : 15:11 - 27/09/2022
In trang này Click here to Print it!