Tin Hội nghị tập huấn “Vai trò của Hội đồng nhân dân trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em” tại tỉnh Quảng Bình, ngày 20-21/6/2022

Ngày 20-21/6, tại tỉnh Quảng Bình, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Tổ chức Plan tại Việt Nam và Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn “Vai trò của HĐND trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em” dành cho đại biểu HĐND đến từ 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum.

Ngày 20-21/6, tại tỉnh QuảngBình, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Tổ chứcPlan tại Việt Nam và Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị tập huấn“Vai trò của HĐND trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em” dành cho đại biểuHĐND đến từ 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum.


Tham dự Hội nghị có đồngchí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu; đồng chíNguyễn Công Huấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐNDtỉnh Quảng Bình; lãnh đạo chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh; đại diện Thườngtrực HĐND các huyện Minh Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy; cán bộ công tác Đoàn thanhniên tỉnh và các đại biểu là lãnh đạo HĐND một số tỉnh, thành phố.

Phát biểu khai mạc hộinghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểunhấn mạnh, sự tham gia của trẻ em là một tiêu chí xuyên suốt trong Luật Trẻ emnăm 2016 và được quy định cụ thể tại chương V “Trẻ em tham gia vào các vấn đề củatrẻ em”. Ngày 7/1/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số23/QÐ-TTg phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 –2030”, trong đó có 3 chỉ tiêu về quyền tham gia của trẻ em, nhằm tạo môi trườngthuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em thực hiện quyền tham gia vào các vấnđề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật và Công ước của Liên Hợp quốcvề quyền trẻ em.


Để tiếng nói, nguyện vọngcủa trẻ em được thể hiện trong quá trình hoạch định chính sách ở địa phương thìvai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vô cùng quan trọng. Hội nghị“Vai trò của Hội đồng nhân dân trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em” đượctổ chức nhằm các mục tiêu là bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho khoảng 150 đạibiểu HĐND và cán bộ đoàn TNCS HCM các cấp đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, vùngsâu, vùng xa, trong việc giao tiếp, lắng nghe trẻ em cũng như trong hoạt độngtham vấn, giám sát, ban hành các Nghị quyết HĐND liên quan đến trẻ em; và gópphần thúc đẩy các hoạt động đối thoại, tham vấn về những vấn đề liên quan đếntrẻ em giữa các cấp chính quyền với trẻ em tại địa phương.

Phó Trưởng Ban Thường trựcBan Công tác đại biểu cũng cho biết, để tiếp tục nâng cao vai trò của Hội đồngnhân dân trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em, được sự đồng ý của Lãnh đạoQuốc hội, trước đó, Ban Công tác đại biểu đã phối hợp với Plan International ViệtNam tổ chức Hội nghị tập huấn dành cho Hội đồng nhân dân 03 tỉnh Hà Giang, LaiChâu và Tuyên Quang tại tỉnh Hà Giang vào ngày 15-16/6. Tại Hội nghị tập huấnnày, các đại biểu Hội đồng nhân dân của 05 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, QuảngNam, Quảng Ngãi, Kon Tum sẽ được cung cấp thêm kiến thức, cùng nhau trao đổicác nội dung liên quan đến việc giám sát, lồng ghép vấn đề trẻ em trong hoạch địnhchính sách ở địa phương; kỹ năng làm việc với trẻ em; quy trình tổ chức phiên đốithoại với Hội đồng trẻ em; và kỹ năng tham vấn trẻ em trong việc ban hành chínhsách liên quan đến trẻ em.

Phát biểu chào mừng hộinghị, đồng chí Nguyễn Công Huấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bìnhnhấn mạnh, Quảng Bình luôn chú trọng giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến trẻem; thường xuyên chăm lo cho các em, giúp các em ngày càng có cơ hội phát triểntoàn diện. HĐND tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng đã quantâm hoạch định chính sách về trẻ em và thường xuyên giám sát việc thực hiện cácquy định chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm quyền trẻ em. Đồng chí khẳng định rằng,Hội nghị lần này là một hoạt động hết sức có ý nghĩa; một mặt, giúp HĐND các cấpnhận thức được sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động đốithoại, tham vấn trẻ em để thúc đẩy hoạt động này thường xuyên và hiệu quả hơn;mặt khác, thông qua đối thoại, tham vấn trẻ em để có cơ sở đưa ra những chínhsách đúng đắn, phù hợp với tình hình, điều kiện của từng địa phương và quy địnhpháp luật, tạo dựng môi trường tốt nhất để trẻ em được chăm sóc, bảo vệ và pháttriển. Bên cạnh đó, hoạt động đối thoại, tham vấn trẻ em cũng là một kênh quantrọng của hoạt động giám sát; thông qua hoạt động này HĐND các cấp giám sát cóhiệu quả hơn việc thực hiện các chính sách về trẻ em tại địa phương. Thông quahội thảo, Quảng Bình mong muốn các đại biểu HĐND các cấp ở tỉnh Quảng Bình có dịptrao đổi, học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm hay, cách làm tốt của đại biểuHĐND các tỉnh tham dự hội nghị trong việc thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em đểáp dụng ở địa phương trong thời gian tới.


Tham dự hội nghị, các đạibiểu đã được nghe các báo cáo viên giàu kinh nghiệm trong hoạt động công tác bảovệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chia sẻ, trao đổi các nội dung: HĐND với việcgiám sát, lồng ghép vấn đề trẻ em trong hoạch định chính sách ở địa phương; kỹnăng làm việc với trẻ em; quy trình tổ chức phiên đối thoại với Hội đồng trẻem; kỹ năng tham vấn trẻ em trong việc ban hành chính sách liên quan đến trẻem...

Thảo luận tại hội nghị,các đại biểu đề nghị, các cấp chính quyền cần tăng cường tuyên truyền, truyềnthông rộng rãi về quyền trẻ em tới nhiều đối tượng, nhất là các trẻ em; đổi mớicách thức, phương thức tổ chức để nâng cao nhận thức của trẻ em về quyền củamình; quan tâm tạo sân chơi kiến thức, diễn đàn, hội thi tìm hiểu về quyền trẻ,kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong nhà trường, cộng đồng; thường xuyên kiểmtra, giám sát về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em cũng như việc triển khaichính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em…


Hội nghị tập huấn bồi dưỡngnăng lực làm việc với trẻ em, kỹ năng tiếp xúc, đối thoại và tham vấn với trẻem, giám sát và lồng ghép các vấn đề của trẻ em cho các đại biểu HĐND đã thể hiệnsự quyết tâm của lãnh đạo, của HĐND các cấp và cơ quan công tác đại biểu của Quốchội trong việc giải quyết các vấn đề của trẻ em, chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻem được tốt hơn.

Thực tế cho thấy các cấp,các ngành, cộng đồng, nhà trường và xã hội chưa thường xuyên triển khai côngtác tuyên truyền, truyền thông về trẻ em, đặc biệt là trong trường học và cácthôn bản. Phần lớn trẻ em ở nông thôn không biết được mình có quyền gì. Do đó,các đại biểu đề nghị các cấp chính quyền cần tăng cường tuyên truyền, truyềnthông rộng rãi về quyền trẻ em tới nhiều đối tượng, nhất là trẻ em và cha mẹcác em. Đồng thời đổi mới cách thức, phương thức tổ chức để nâng cao nhận thứccủa trẻ em về quyền của mình; quan tâm tạo sân chơi kiến thức, diễn đàn, hộithi tìm hiểu về quyền trẻ, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong nhà trường, cộngđồng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ emcũng như việc triển khai chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em…

Trong khuôn khổ hội nghị,đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh cũng chia sẻ giải pháp và kinh nghiệm trongthực hiện Luật Trẻ em của địa phương, các mô hình như “Hội đồng trẻ em” đã đượcnhiều nơi áp dụng và đem lại hiệu quả nhất định trong công tác thúc đẩy quyềntham gia của trẻ em, giúp các em nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề cácem quan tâm; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của thiếu nhi về Luậttrẻ em, Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Từ đó giúp cho các đại biểu Hội đồngnhân dân nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng đối thoại, tham vấn trẻ em;trên cơ sở đó quyết nghị các Nghị quyết có liên quan đến trẻ em đảm bảo chất lượngvà sát với nhu cầu thực tiễn ở địa phương.

 

Cập nhật : 10:13 - 27/09/2022
In trang này Click here to Print it!