Các giải pháp trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Phần 3)

Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Chính phủ ban hành theo Quyết định số 2060/QD-TTG ngày 12/12/2020, trong đó, Chiến lược đã đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu.

Các nhóm giải pháp đề ra trong Chiến lược quốcgia bảo đảm trật tự,

an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 –2030

và tầm nhìn đến năm 2045 (phần 3)

 

Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàngiao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Chínhphủ ban hành theo Quyết định số 2060/QD-TTG ngày 12/12/2020. Trong đó, Chiếnlược đã đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

 

Nhóm giải pháp về kếtcấu hạ tầng giao thông

a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtvề đường bộ, công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng tiếp cận, ứngdụng công nghệ hiện đại trong tổ chức giao thông; xây dựng và ban hành sổ taykỹ thuật hướng dẫn thiết kế tuyến đường thân thiện.

b) Áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng an toàn giao thông đường bộtheo tiêu chuẩn của Chương trình đánh giá an toàn giao thông đường bộ toàn cầu;thực hiện định kỳ việc đánh giá, xếp hạng an toàn giao thông hệ thống quốc lộ,tỉnh lộ.

c) Nghiên cứu, xem xét triển khai cập nhật dữ liệu tai nạn giao thôngtrên nền bản đồ số giao thông để phục vụ công tác quản lý, phát hiện và xử lýkịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ. Thực hiện thẩmtra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định từ cấp trung ương đến địaphương.

d) Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường bộcao tốc, quốc lộ và các tuyến đường địa phương trọng yếu theo quy hoạch đã đượcphê duyệt, bảo đảm đạt điều kiện an toàn cao cho tất cả các đối tượng tham giagiao thông; ưu tiên xây dựng các tuyến liên kết vùng, tuyến tránh đô thị, cácđiểm kết nối giao thông vận tải; đẩy mạnh xây dựng các nút giao khác mức và cácnút giao hình xuyến.

đ) Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyếttật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thôngcho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương.

e) Triển khai nghiên cứu, thiết kế làn đường dành riêng cho xe môtô, xe gắn máy, xe đạp khi đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các tuyếnđường bộ; ưu tiên các tuyến quốc lộ đi qua khu đô thị và khu đông dân cư.

g) Kiên quyết lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và chốngtái lấn chiếm; đối với đường bộ đi song song với đường sắt qua khu vực dân cưcần phải xây dựng hệ thống; đường gom, hạn chế đấu nối; hoàn thành việc xóa bỏlối đi tự mở qua đường sắt trước năm 2030; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thốngtự động giám sát giao thông tại các giao cắt đường bộ với đường sắt.

h) Huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng các trạm dừng nghỉ để phụcvụ nhu cầu thiết yếu của lái xe, hành khách, phương tiện dọc các tuyến đườngcao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ, đảm bảo người lái xe không quá 04 giờ là được dừngnghỉ theo quy định.

i) Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông

- Áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý, điều hành giao thông thôngminh để bảo đảm việc vận hành, khai thác an toàn mạng lưới giao thông liênvùng, trên các tuyến đường bộ cao tốc và các quốc lộ trọng yếu.

- Xây dựng trung tâm điều hành giao thông thông minh tại các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm khả năng thu thập, xử lý và chia sẻ dữliệu về tình trạng hoạt động giao thông theo thời gian thực, cung cấp hướng dẫnđi lại cho người tham gia giao thông thông qua cổng thông tin trực tuyến.

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn khi đầu tư, xây dựng cáchạng mục công trình giao thông để tổ chức giao thông thông minh, nhằm giảm ùntắc và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

k) Nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông xungquanh khu vực trường học, trên các tuyến đường từ nhà đến trường và từ trườngvề nhà cho học sinh.

Nhóm giải pháp về ngườiđiều khiển phương tiện

a) Điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợpvới Công ước viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại ViệtNam; đào tạo, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy có dung tích xylanh dưới 50cm3 hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4kW.

b) Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tácquản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; hài hòa hóa quy trình, phươngpháp và nội dung đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tươngđương với các nước phát triển trên thế giới.

Nhóm giải pháp về cứuhộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông

a) Nghiên cứu thành lập mới các trạm cấp cứu y tế hoặc nâng caonăng lực các cơ sở y tế hiện có, đảm bảo khả năng cấp cứu tai nạn giao thôngtheo quy định, ứng trực 24/24h tại các bệnh viện đa khoa cấp huyện, tại cáctrạm dừng nghỉ trên đường bộ cao tốc hoặc tại các địa điểm đảm bảo bán kínhphục vụ trung bình khoảng 50 km, đồng thời xây dựng mạng lưới thông tin hiệnđại, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân trong thời gian không quá 30 phút kể từkhi nhận thông tin yêu cầu cấp cứu.

b) Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xây dựnghệ thống cấp cứu y tế 115 trên phạm vi toàn quốc; đồng thời phát triển mô hìnhđội, nhóm sơ cứu tai nạn giao thông bằng mô tô, xe gắn máy.

c) Tăng cường tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cholực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, lái xe, nhân viên Hội Chữthập đỏ, các tình nguyện viên và người dân sống dọc các tuyến đường.

Nhóm giải pháp về pháttriển nguồn nhân lực

a) Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giaothông đường bộ; chú trọng đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, bao gồm cả đàotạo ở nước ngoài.

b) Tăng cường công tác đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nâng caokiến thức, kỹ năng, trình độ cho nhân lực từ trung ương đến địa phương; bảo đảmkhả năng tiếp cận, ứng dụng thành công các thành tựu của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực an toàn giao thông.

Nhóm giải pháp về nguồnkinh phí

a) Rà soát, sửa đổi các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi đểthu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức đầu tư trongvà ngoài nước, bảo đảm đủ nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự, an toàngiao thông để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược này.

b) Rà soát, nghiên cứu điều chỉnh phân bổ sử dụng kinh phí xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở trung ương và địaphương cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

 

 

Cập nhật : 14:21 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!