Các nhóm giải pháp nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 (Phần 3)

Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 được Chính phủ ban hành ngày 14/8/2020 đã xác định rõ: Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

Các nhóm giải pháp nhằmthực hiện Chiến lược Quốc gia

chấmdứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 (Phần 3)

 

Chiếnlược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vàonăm 2030 được Chính phủ ban hành ngày 14/8/2020 đã xácđịnh rõ: Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền conngười, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, chú trọng đến phụnữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít ngườivà người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

Theo đó, các nhóm giảipháp được đề ra trong Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vàonăm 2030 bao gồm:

 

Nhóm giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, theodõi, đánh giá và nghiên cứu khoa học:

a) Triển khai thu thập, tổng hợp số liệu hoạtđộng phòng, chống HIV/AIDS toàn quốc định kỳ; nâng cao chất lượng và sử dụng sốliệu cho xây dựng chính sách, lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả hoạt độngphòng, chống HIV/AIDS;

b) Thiết lập hệ thống giám sát ca bệnh từ khixác định nhiễm HIV cho đến tham gia điều trị, chuyển đổi cơ sở điều trị, chấtlượng điều trị, tuân thủ điều trị và tử vong (nếu xảy ra) đối với từng ngườinhiễm HIV. Lập bản đồ, xác định các khu vực lây nhiễm HIV cao, xây dựng hệthống thông tin cảnh báo dịch để chỉ đạo, triển khai các biện pháp kiểm soátlây nhiễm HIV kịp thời;

c) Tiếp tục duy trì hoạt động giám sát trọngđiểm HIV, STI và giám sát hành vi lây nhiễm HIV phù hợp. Áp dụng kỹ thuật chẩnđoán mới nhiễm trong giám sát trọng điểm để đánh giá và ước tính nguy cơ lâynhiễm HIV trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM;

d) Nghiên cứu và áp dụng phương pháp ước tínhquần thể có hành vi nguy cơ cao và dự báo dịch HIV/AIDS phù hợp tình hình mới;định kỳ triển khai ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS cho cấp quốc gia và cáctỉnh trọng điểm về HIV/AIDS. Đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng, chốngHIV/AIDS. Tăng cường chia sẻ và sử dụng dữ liệu trong phòng, chống HIV/AIDS;

đ) Triển khai các nghiên cứu và ứng dụng khoahọc công nghệ trong triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

 

Ứng dụng công nghệ thôngtin trong công tác phòng, chống HIV/AIDS:

a) Rà soát để tích hợp, lồng ghép các phần mềm,hệ thống thông tin liên quan đến quản lý HIV/AIDS; đồng bộ dữ liệu về điều trịHIV/AIDS với hệ thống quản lý thông tin bệnh viện;

b) Hiện đại hóa hệ thống quản lý thông tin vềphòng, chống HIV/AIDS nhằm đổi mới phương thức cung cấp và nâng cao chất lượngsố liệu báo cáo bảo đảm việc trao đổi số liệu theo hướng chủ động, kịp thời,chính xác và hiệu quả;

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS tập trung,ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cảnh báo sớm, kiểm soát và đáp ứng y tếcông cộng trong phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý người nhiễm HIV, điều trị HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạngthuốc phiện bằng thuốc thay thế;

d) Phát triển công nghệ thông tin trong HIV/AIDSđáp ứng các chuẩn công nghệ thông tin quốc gia, ngành y tế để tăng cường traođổi dữ liệu giữa phòng, chống HIV/AIDS với hệ thống thông tin y tế, cơ sở dữliệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm y tế.

 

Nhóm giải pháp về bảođảm tài chính:

a) Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí chophòng, chống HIV/AIDS. Định hướng ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước các cấp tậptrung cho các hoạt động can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV, giám sátdịch, truyền thông, can thiệp cho nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của LuậtPhòng, chống HIV/AIDS và huy động bù đắp thiếu hụt kinh phí khi các nguồn việntrợ quốc tế giảm dần và chấm dứt. Các bộ, ngành, cơ quan trung ương chủ động bốtrí ngân sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện các nhiệm vụđược giao;

b) Trong năm 2021, tất cả các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có kế hoạch hoặc đề án bảo đảm tài chính thực hiện mụctiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 được cấp có thẩm quyền ở địa phươngphê duyệt và được phân bổ đủ kinh phí hàng năm theo kế hoạch đã được phê duyệt;

c) Mở rộng điều trị HIV/AIDS do Quỹ Bảo hiểm ytế chi trả theo quyền lợi của người bệnh tham gia bảo hiểm y tế; có cơ chế phùhợp để 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế;

d) Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả cácnguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS;

đ) Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổchức, khu vực tư nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDStheo quy định của pháp luật; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp và tạo điều kiệnthuận lợi để huy động sự tham gia bền vững của các tổ chức xã hội trong cungcấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

e) Tăng cường điều phối và sử dụng có hiệu quảcác nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức kiểm tra, giám sát việcphân bổ nguồn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương cho phòng, chốngHIV/AIDS theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

Nhóm giải pháp về nguồnnhân lực:

a) Kiện toàn Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS vàphòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và Ban chỉ đạo Phòng chống AIDS và phòngchống tệ nạn ma túy, mại dâm tại các địa phương; sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạtđộng của Ủy ban Quốc gia phù hợp với nhiệm vụ của các bộ/ngành theo chức năngnhiệm vụ được Chính phủ giao;

b) Kiện toàn và củng cố tổ chức, bảo đảm nhânlực cho công tác phòng chống HIV/AIDS tại các tuyến từ trung ương đến địaphương;

c) Đẩy mạnh triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuậtđể củng cố và tăng cường năng lực mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến,đặc biệt là tuyến tỉnh và tuyến huyện;

d) Tăng cường năng lực và huy động mạng lướingười nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao, y tế tư nhân, các tổ chức xãhội, tổ chức cộng đồng tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Nhóm giải pháp về cung ứng:

a) Xây dựng chuỗi cung ứng từ trung ương tới địaphương bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, vật dụng can thiệp và trang thiết bị phụcvụ công tác phòng, chống HIV/AIDS;

b) Khuyến khích đầu tư sản xuất thuốc trongnước, tăng cường năng lực của các nhà cung ứng thuốc, vật dụng can thiệp, trangthiết bị trong nước để chủ động đáp ứng nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS trongnước;

c) Tăng cường quản lý bảo đảm chất lượng thuốc,sinh phẩm, đẩy mạnh triển khai hoạt động theo dõi cảnh giác dược.

 

Nhómgiải pháp về hợp tác quốc tế:

a) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốctế trong phòng, chống HIV/AIDS;

b) Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế,song phương, đa phương, đồng thời huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuậtcho phòng, chống HIV/AIDS;

c) Phối hợp chặt chẽ với các nước có chung biêngiới đường bộ trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS qua biên giới.

Cập nhật : 14:19 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!