Giới thiệu Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng giám sát dành cho đại biểu dân cử” tại Cần Thơ

Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, Kế hoạch hoạt động năm 2022; Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử dự kiến tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng giám sát dành cho đại biểu dân cử” tại thành phố Cần Thơ trong tháng 04/2022.

Giới thiệuHội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng giám sát dành cho đại biểu dân cử”

 

Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, Kế hoạch hoạtđộng năm 2022; Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, Trung tâmBồi dưỡng đại biểu dân cử dự kiến tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹnăng giám sát dành cho đại biểu dân cử” tại thành phố Cần Thơ trongtháng 04/2022.

 

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu mới trúng cửhoạt động trong môi trường mới với nhiều lĩnh vực mới, trong khi hoạt động giámsát vừa có phạm vi rộng, vừa đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nên các đạibiểu cần phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo để thực hiện tốt hơn nữa chức nănggiám sát... Do vậy, Hội nghị hỗ trợ các nội dung về kỹ năng giám sát giúp đạibiểu vận dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ của mình như kiến thức tổng quan vềgiám sát, các kỹ năng cần thiết cho hoạt động giám sát như: Kỹ năng phân tíchthông tin, kỹ năng chất vấn, kỹ năng giám sát chuyên đề, kỹ năng tham mưu tronghoạt động giám sát dành cho đội ngũ tham mưu giúp việc trong cơ quan dân cử…

Nội dung hội nghị cơ bản sẽ theo Khung chương trìnhbồi dưỡng đại biểu Quốc hội đã được phê duyệt, cụ thể như sau:

Nhóm nộidung 1: Tổng quan về kỹ năng giám sát của đại biểu

- Khái niệm kỹ năng giám sát; cơ sở pháp lý của kỹnăng giám sát;

- Các kỹ năng cần có để đại biểu tham gia hoạt độnggiám sát; phân loại các kỹ năng trong quá trình giám sát;

- Sử dụng một số tiêu chí để giám sát (tính hiệu quả,tính công bằng, tính hợp pháp, tính khả thi v.v…)

- Lồng ghép kỹ năng giám sát của đại biểu Quốc hội khithực hiện các nhiệm vụ khác tại Hội trường; tại các cơ quan của Quốc hội; Đoànđại biểu Quốc hội.

Nhóm nộidung 2: Kỹ năng phân tích thông tin phục vụ hoạt động giám sát

- Tầm quan trọng của thông tin trong hoạt động giámsát;

- Các loại thông tin cần thiết đối với hoạt động giámsát;

- Một số đặc thù của thông tin trong hoạt động giámsát;

- Các nguồn thông tin trong hoạt động giám sát; cáchsử dụng các nguồn thông tin trong hoạt động giám sát (từ Nhân dân, cử tri;chuyên gia; báo chí; các nguồn trong Quốc hội; các cơ quan nhà nước khác; trênInternet);

- Tổng hợp, phân tích thông tin.

Nhóm nộidung 3: Kỹ năng chất vấn

- Khái quát về chất vấn gồm: Khái niệm chất vấn; mụcđích của chất vấn; cơ sở pháp lý của chất vấn; phân biệt giữa chất vấn và câuhỏi thông thường;

- So sánh giữa chất vấn và hoạt động giải trình;

- Chủ thể, đối tượng chất vấn; trình tự, thủ tục và hệquả của hoạt động chất vấn;

- Chất vấn tại phiên họp toàn thể và chất vấn tạiphiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Thường trực Hội đồng nhân dân;

- Kỹ năng thực hiện quyền chất vấn của đại biểu gồm:Chuẩn bị thông tin và lựa chọn vấn đề cần chất vấn; lựa chọn nội dung và xácđịnh rõ mục đích của câu hỏi chất vấn; Kỹ năng đặt câu hỏi chất vấn (làm nổibật những yêu cầu của câu hỏi chất vấn; những vấn đề cần tránh trong đặt câuhỏi chất vấn); tạo sự ủng hộ đối với nội dung chất vấn? sử dụng nghị trìnhtrong hoạt động chất vấn (thời điểm tiến hành phiên họp chất vấn và thời điểmnêu vấn đề chất vấn của đại biểu trong phiên họp).

Nhóm chuyênđề 4: Kỹ năng tham gia giám sát chuyên đề

- Khái niệm giám sát chuyên đề; cơ sở pháp lý;

- Chủ thể; đối tượng của giám sát chuyên đề;

- Xác định mục tiêu của hoạt động giám sát chuyên đề;

- Lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề;

- Trình tự, thủ tục tiến hành giám sát chuyên đề;

- Áp dụng một số yếu tố của hoạt động giải trình tronggiám sát chuyên đề;

- Những kỹ năng cơ bản, quan trọng của đại biểu thamgia giám sát chuyên đề.

Nhóm nộidung 5: Kỹ năng tham mưu trong hoạt động giám sát (dành cho đội ngũtham mưu giúp việc trong cơ quan dân cử)

- Tham mưu về thông tin trong hoạt động giám sát; lựachọn nội dung giám sát;

- Tham mưu trong soạn thảo các văn bản trong giám sátnhư kế hoạch giám sát; bộ câu hỏi; công văn; báo cáo giám sát v.v…

- Tham mưu trong các hoạt động giám sát cụ thể nhưgiám sát chuyên đề; chất vấn; giải trình v.v…

Mỗi nhóm nội dung có phần trình bày, chia sẻ kinhnghiệm và phần thực hành, trong đó phần thực hành sẽ gắn với chương trình, kếhoạch hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hội nghị “Kỹ năng giám sát dành cho đại biểu dân cử”dự kiến tổ chức từ ngày 04-06/4/2022 tại Thành phố Cần Thơ.

Số lượng, thành phần tham dự: Hội nghị dự kiến cókhoảng 100 đại biểu; gồm lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, Đạibiểu Quốc hội khóa XV, đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân một số tỉnh/thànhphố trực thuộc trung ương; các báo cáo viên, cộng tác viên; công chức một sốVăn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đại diện các đơn vị, cơquan hữu quan (Số lượng đại biểu dự kiếncó thể thay đổi theo tình hình dịch bệnh và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Ban Côngtác đại biểu).

Trên đây là kế hoạch tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹnăng giám sát dành cho đại biểu dân cử”.

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử trân trọng giớithiệu.

 

Cập nhật : 14:18 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!