Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

hời gian qua, mặc dù hoạt động của các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2021 – 2026 mới gần 1 năm, kinh nghiệm của các đại biểu trong hoạt động Quốc hội và cũng như hoạt động tiếp xúc cử tri chưa nhiều, đặc biệt là đại dịch Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động tiếp xúc cử tri. Tuy vậy, các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã thực hiện tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định, đồng thời có sự đổi mới cả về nội dung và hình thức.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri củađại biểu Quốc hội

 

Thờigian qua, mặc dù hoạt động của các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2021 – 2026 mới gần1 năm, kinh nghiệm của các đại biểu trong hoạt động Quốc hội và cũng như hoạt độngtiếp xúc cử tri chưa nhiều, đặc biệt là đại dịch Covid 19 diễn biến hết sức phứctạp, ảnh hưởng đến hoạt động tiếp xúc cử tri. Tuy vậy, các đại biểu Quốc hội thuộcĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã thực hiện tiếp xúc cử tri trước và sau kỳhọp Quốc hội đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định, đồng thời có sự đổi mới cả về nộidung và hình thức. Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần có giải phápkhắc phục để thực hiện tốt hơn công tác tiếp xúc cử tri, góp phần giải quyết nhữngnguyện vọng chính đáng của cử tri, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí và hiệu quảhoạt động của đại biểu Quốc hội.

Kết quả đạt được

Thựchiện Luật Tổ chức Quốc hội, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVNngày 27 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốchội, từ đầu nhiệm kỳ 2021 –2026 đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XV đã phối hợp chặt chẽ với Ủyban MTTQ tỉnh, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ cấp huyện, xã tổ chức 02 đợt tiếpxúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốchội được xây dựng sớm và kịp thời thông báo đến các địa phương để chủ độngchuẩn bị chu đáo cho Hội nghị TXCT và thông báo rộng rãi đến cử tri. Các cuộctiếp xúc cử tri đã thu hút được sự quan tâm, tham dự của cử tri và nâng cao ýthức về trách nhiệm giải trình, tiếp thu của cơ quan chức năng, chính quyền địaphương; thể hiện rõ mối liên hệ giữa đại biểu và cử tri. Đoàn đại biểu Quốc hộitỉnh đã phối hợp tổ chức một số Hội nghị TXCT hai cấp, ba cấp, giúp tiết kiệmthời gian, thuận tiện trong việc bố trí và tiếp nhận, tổng hợp, trả lời ý kiếncủa cử tri. Công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đảm bảo đầy đủ vàchuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết các ý kiến, nguyện vọngchính đáng và những bức xúc của cử tri.

Bên cạnh đó, hoạt động tiếp xúc cử tricủa đại biểu Quốc hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: hình thức tiếp xúccử tri chưa đa dạng, phong phú, chủ yếu là tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cửtrước và sau kỳ họp thường lệ theo quy định; chưa tổ chức nhiều cuộc tiếp xúccử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, nhóm đối tượng cử tri; trong công tác tổ chứctiếp xúc cử tri chưa có sự thống nhất giữa các địa phương về cơ quan chủ trì; một số cuộc TXCT chưa thu hút sựtham gia đông đảo cử tri ở xóm, khối, bản, những người trong độ tuổi lao độngtham dự mà chủ yếu là cán bộ xóm, khối, bản, đoàn thể, có những “cử tri chuyênnghiệp”, vì vậy việc ghi nhận ý kiến, kiến nghị cử tri chưa bao quát, toàn diện;một số ý kiến của cử tri chưa cao, mới chỉ dừng lại ở ý kiến cá nhân, chưacó nhiều đóng góp xây dựng chủ trương, chính sách lớn; côngtác tổng hợp kiến nghị cử tri có khi chất lượng chưa cao, chưa phản ánh đầy đủkiến nghị cử tri hoặc còn có khi trùng lặp, việc thông tin, trả lời kết quả giảiquyết kiến nghị cử tri nhiều khi chưa đến được với người có kiến nghị; chưa tổchức giám sát chuyên đề về giải quyết kiến nghị cử tri…

Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngtiếp xúc cử tri

Thứ nhất, Đoàn đại biểu Quốc hộitỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan sớm xây dựngvà triển khai thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội theo đúng quy định. Ủy ban Mặttrận Tổ quốc các cấp tổ chức, chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốchội ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã theo đúng quy định; tuyên truyền, vận độngcử tri tham dự cuộc tiếp xúc của đại biểu Quốc hội. Thường trực Hội đồng nhândân, UBND các cấp phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri và cửđại diện tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội để tiếp thu,giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của cấpmình.

          Thứ hai, tăng cường phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội,Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng nhândân, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan khác ở địaphương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốchội. UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành cử lãnh đạo tham dự, trường hợp lãnh đạo sở,ngành không thể tham dự, cần cử lãnh đạo cấp phòng theo dõi địa bàn hoặc lĩnh vựctham dự.

          Thứ ba, đa dạng các hìnhthức tiếp xúc cử tri phù hợp, linh hoạt, bảo đảm để đại biểu Quốc hội tiếp xúcvới cử tri ở đơn vị bầu cử, nơi công tác; nơi cư trú, tại xóm, thôn, bản, tổdân phố; lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu Quốc hội quan tâm như các khucông nghiệp, trường học; tiếp xúc theo đối tượng như phụ nữ, nông dân, đoànthanh niên. Thời gian tiếp xúc cử tri không chỉ giới hạn trong giờ hành chínhmà tăng cường tiếp xúc cử tri vào buổi tối, ngày nghỉ để có điều kiện gặp gỡnhiều đối tượng phải làm việc vào ban ngày.

Việc tiếp xúccử tri trước kỳ họp cần tổ chức bằng hình thức trực tiếp; tiếp xúc sau kỳ họpcó thể tổ chức thông qua báo cáo kết quả kỳ họp tại kỳ họp HĐND cấp huyện, cấpxã; kết hợp với tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cấpxã; tiếp xúc cử tri bằng hình thức trực tuyến… Ngoài ra, đại biểu Quốc hội cầnchủ động linh hoạt trong việc tiếp xúc cử tri thông qua nhiều kênh, nhiều hìnhthức như chủ động tiếpxúc cử tri độc lập, gặp gỡ cửtri thông qua tiếp công dân, các cuộc khảo sát, lấy ý kiến bằng phiếu góp ý… Khuyếnkhích đại biểu Quốc hội lựa chọn nội dung để tiếp xúc cử tri theo chuyên đề.

Các đại biểu Quốc hội cần nắm chắc tình hình cơ sở, liênhệ thường xuyên với địa bàn nơi ứng cử; kiểm tra, rà soát những ý kiến, kiếnnghị và những vấn đề được cử tri quan tâm nêu tại cuộc tiếp xúc cử tri trướcđã được các cấp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời cập nhật những thông tin,tài liệu cần thiết của địa phương để thông tin đến cử tri; báo cáo kết quả hoạtđộng của đại biểu với cử tri tại kỳ họp cuối năm.

Thứ tư, tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động tiếp xúc cử tri,theo dõi việc giải quyết kiến nghị cử tri. Hình thức tổ chức tiếp xúc cửtri cần linh hoạt, có thể kết hợp trực tiếp với trực tuyến, nhất là tiếp xúc cửtri sau kỳ họp hoặc ở những nơi đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất. Cần xây dựngphần mềm theo dõi việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri. Đa dạng hoá hìnhthức tiếp nhận ý kiến, kiến nghị cử tri, nghiên cứu xây dựng ứng dụng tiếp nhậnkiến nghị cử tri trên nền tảng số và các hình thức khác. Duy trì việc tiếpnhận, đăng tải ý kiến và trả lời ý kiến cử tri trên Trang Thông tin điện tử đạibiểu nhân dân tỉnh Nghệ An; tiếp nhận ý kiến cử tri các kênh Zalo, Facebook…củađại biểu Quốc hội.

Nâng cao công tác tuyên truyền về tầmquan trọng của hội nghị tiếp xúc cử tri, tăng cường thông tin trên các phươngtiện thông tin đại chúng đài truyền thanh xã, xóm, trên các trang Facebook, cácnhóm zalo, trang thông tin của cơ quan, đơn vị… làm rõ mụcđích, ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của hội nghị, từ đó nhân dân thấy đượcquyền lợi thiết thực để tham gia một cách ý nghĩa hơn, trách nhiệm hơn.

      Thứ năm, thực hiện tốt công tác phân loại, tổng hợp ý kiến, kiến nghịcử tri và thông tin kết quả trả lời của cơ quan có thẩm quyền đến với cử tri.Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ cấp huyện thảo luận, rà soát, phân loại,thống nhất những ý kiến, kiến nghị cử tri để báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hộitỉnh (chỉ tổng hợp gửi Thường trựcHĐND tỉnh các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của UBNDtỉnh và các cơ quan Trung ương; tránh trường hợp gửi lại các ý kiến, kiến nghịđã được trả lời ở các kỳ họp trước của HĐND tỉnh hoặc các ý kiến, kiến nghịkhông cụ thể).Các ý kiến, kiến nghị cử tri cần nêu rõ địa chỉ cụ thể để thông tin đầy đủ, kịpthời việc trả lời, giải quyết kiến nghị cử tri đến cử tri đã có ý kiến, kiếnnghị, hạn chế tình trạng cử tri kiến nghị nhiều lần về một vấn đề.

      Thứ sáu, quan tâm giải quyết các kiến nghịcủa cử tri qua các buổi tiếp xúc. Đối với các kiến nghị với Trung ương, Đoàn đạibiểu Quốc hội tỉnh cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc để trả lời cho cử tri.Đối với các ý kiến, kiến nghị cử tri thuộc thẩm quyền của địa phương, đề nghịUBND tỉnh, cấp huyện, cấp xã chỉ đạo nghiên cứu giải quyết, trả lời kịp thời;những kiến nghị cử tri nhiều lần, cần xem xét, đánh giá tính khả thi của việcgiải quyết, đề nghị UBND tỉnh, các cấp, các ngành đề ra giải pháp, lộ trìnhgiải quyết dứt điểm kiến nghị cử tri. Thường trực HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốctỉnh, cấp huyện, cấp xã cần tăng cường giám sát việc giải quyết kiến nghị cửtri, việc thực hiện lời hứa của các UBND cùng cấp, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm củacác cấp, các ngành trong việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; củngcố, tăng cường niềm tin của cử tri và Nhân dân trên địa bàn tỉnh vào Đảng, Quốchội, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương.

Kế thừanhững kết quả đạt được trong thời gian qua và triển khai đồng bộ các giải phápsẽ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cửtri của đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, qua đó giải quyết các ý kiến, nguyện vọngchính đáng và những bức xúc của cử tri, tăng cường mối quan hệ giữa cửtri với đại biểu Quốc hội ngày càng gắn bó, đóng góp cho sự phát triển chung củađịa phương và hoạt động của Quốc hội.

 

Phan Trung Tú

Vănphòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

 

 

 

 

Cập nhật : 14:15 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!