Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã - những vấn đề đặt ra

Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã, không ngừng được củng cố, phát triển, đã và đang phát huy vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của HĐND ở cơ sở.

Hiệu quảhoạt động của HĐND cấp xã - những vấn đề đặt ra

 

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ củanhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địaphương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định những chủtrương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng vàphát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, khôngngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làmtròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Trong thời gian qua, tổ chức và hoạtđộng của HĐND cấp xã, không ngừng được củng cố, phát triển, đã và đang phát huyvai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, từng bước khẳng định vị trí, vai trò củaHĐND ở cơ sở.

HĐND đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, nguyên tắc tậptrung dân chủ được tôn trọng, dân chủ trong sinh hoạt được phát huy, tính hìnhthức trong hoạt động của HĐND giảm dần; chất lượng các kỳ họp HĐND từng bướcđược nâng lên. Nhận thức được kỳ họp là hoạt động quan trọng và chủ yếu nhấtcủa HĐND, HĐND cấp xã đã đảm bảo được số lượng các kỳ họp đúng theo quy địnhcủa pháp luật; công tác tổ chức, điều hành kỳ họp từng bước được cải tiến nhằmphát huy dân chủ một cách tối đa; một số xã tổ chức truyền thanh trực tiếp vềkỳ họp được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm, theo dõi. Việc xây dựng vàban hành nghị quyết của HĐND có chất lượng, các nghị quyết đề ra đảm bảo đúngluật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chất lượng và hiệu quảcủa hoạt động giám sát từng bước được nâng lên. Việc gần dân và lắng nghe ýkiến của nhân dân được tăng cường, các đại biểu đã thường xuyên tiếp xúc cử triđể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và vận động nhân dân thực hiệnchủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND.

Có được những kết quả trên là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạomột cách kịp thời, sâu sát của cấp ủy đảng đối với HĐND. Đồng thời, HĐND đã lựachọn những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và thực tiễn đòihỏi để xem xét và quyết định, nhất là, HĐND biết dựa vào dân trong hoạt động,được nhân dân đồng tình, ủng hộ. 

Tuy nhiên, thực tế hoạt động của HĐND cấp xã có lúc, có nơi chưaphát huy đầy đủ vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương vàcòn tồn tại, hạn chế một số mặt như: công tác tham gia xây dựng và tuyêntruyền, phổ biến pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của HĐNDcòn thiếu chủ động; việc xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng, nhất làvề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng cơ bản có lúc còn mang tínhhình thức; hoạt động giám sát hiệu quả chưa cao, nhiều kiến nghị thông qua hoạtđộng giám sát chưa được các cơ quan có trách nhiệm giải quyết kịp thời; việcgiám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác hòa giải ở cơ sởcòn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; một sốđại biểu HĐND chưa làm tròn trách nhiệm của người đại biểu dân cử, chưa dànhthời gian cần thiết cho hoạt động của HĐND, chưa thường xuyên tiếp công dântheo quy định.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế là do cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạtđộng còn một số bất cập; Thường trực HĐND cấp xã, nhất là Phó Chủ tịch HĐNDhoạt động chuyên trách ở một số địa phương còn hạn chế về trình độ và năng lực,lại thiếu ổn định; đại biểu làm việc chuyên trách quá ít; một số đại biểu cònhạn chế về trình độ, năng lực, thiếu tâm huyết với HĐND; điều kiện đảm bảo chocác hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND còn hạn chế; một số ban, ngành, cán bộ,đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của HĐND; ý thức chấp hànhnghị quyết của HĐND ở một số cơ quan Nhà nước chưa cao; một số cấp ủy chưa thậtsự quan tâm đến hoạt động HĐND.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xãgóp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ màVăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, cần tậptrung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Mộtlà, cần tăngcường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND. Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng không có nghĩa là cấp ủy can thiệp vào tất cả mọi hoạt động của HĐND màtheo hướng: cấp ủy đảng chỉ bàn, quyết định những vấn đề về chủ trương mangtính định hướng; những giải pháp của cấp ủy đảng là lãnh đạo, chỉ đạo, không phảilà giải pháp tổ chức thực hiện. Việc bố trí các đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thưcấp ủy đảng kiêm chức danh Chủ tịch HĐND cũng là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạocủa Đảng đối với HĐND. Bên cạnh đó cấp ủy cũng cần quan tâm công tác quy hoạch, đàotạo, phân công cán bộ có tâm, có tầm làm công tác HĐND để xây dựng HĐND thật sựlà cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Mặt khác, cấp ủy quy định chế độ giao ban định kỳvới Thường trực HĐND, để thông qua đó thường trực HĐND trực tiếp báo cáo, xinchủ trương của cấp ủy về nội dung, chương trình hoạt động và biện pháp xử lý,giải quyết những vấn đề vướng mắc của HĐND kịp thời, hiệu quả.

Hailà, nâng caochất lượng đại biểu HĐND và công tác tổ chức của HĐND cấp xã. Để nâng cao hiệuquả hoạt động của HĐND, trước tiên cần thực sự coi trọng tiêu chuẩn đại biểu HĐND cấpxã. Ngoài những tiêu chuẩn chung theo quy định, thì do đặc thù đại biểu HĐND cấpxã là những người gần dân nhất, sâu sát với cơ sở nên cần phải có tinh thần dámnghĩ dám làm, khắc phục khó khăn tự mình và tổ chức cho mọi người vươn lên làmgiàu chính đáng. Với những người có tư duy, năng động, không cam phận sốngnghèo khó, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, biết lôi cuốn,thu hút, thuyết phục mọi người làm theo mình, xóa bỏ đói nghèo, thay đổi bộ mặtđịa phương, thì đó là đại biểu xứng đáng của nhân dân trong HĐND cấp xã. Đểchọn được người xứng đáng, trướchết phải đổi mới công tác hiệp thương, giới thiệu người ra ứng cử làm đại biểu,không nên nặng về cơ cấu mà nên coi trọng phẩm chất, đạo đức, trình độ, nănglực công tác, tâm huyết với hoạt động của HĐND, có khả năng đại diện cho cộngđồng dân cư và năng lực tham vấn, quyết định. Do đó, cần đặc biệt chú ý tiêuchuẩn của đại biểu “Có năng lực đóng góp vào hoạt động của Hội đồng nhân dân,có điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu”. Định kỳ mỗi năm, HĐND và đại biểuHĐND xã, thị trấn phải báo cáo công khai với dân về các công việc đã làm, đềnghị nhân dân nhận xét, đánh giá; qua đó, phát huy quyền giám sát của nhân dânđối với chính quyền cơ sở và đại biểu dân cử.

Ba là, cần cải tiến và nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND. Kỳ họp HĐND cấpxã phải thực sự là diễn đàn của nhân dân, là nơi thể hiện phương châm “dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, là hoạt động thu hút sựquan tâm theo dõi của cử tri. Do vậy, tổ chức kỳ họp phải có sự chuẩn bị chuđáo, đại biểu HĐND phải được cung cấp đầy đủ và kịp thời các báo cáo, tờ trìnhvà những thông tin liên quan để nghiên cứu trước; đồng thời phải dành thời gianthỏa đáng cho đại biểu thảo luận và chất vấn. Chủ tọa cần linh động trong điềuhành kỳ họp, gợi mở để đại biểu mạnh dạn tham gia ý kiến đóng góp, nhất là ýkiến phản biện để xem xét vấn đề một cách thấu đáo hơn, đa chiều hơn nhằm banhành những nghị quyết có tính khả thi cao. Việc xây dựng và ban hành nghị quyếtphải đảm bảo quy trình theo luật định.

Bốn là, thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND cấp xã. Cần thực hiệntốt các hình thức giám sát như xem xét các báo cáo tại kỳ họp HĐND; kiểm tra,giám sát của Thường trực HĐND; chất vấn của đại biểu; giám sát văn bản quy phạmpháp luật ở địa phương và giám sát thực tế tại cơ sở nhằm tác động đến pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương. Để nâng caochất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, nhất là thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Năm là, đổi mới và nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, tiếp dân của đạibiểu HĐND. Cần tăng cường tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp; đồng thời đadạng hóa hình thức tiếp xúc cử tri như: tiếp xúc nơi cư trú, nơi làm việc, theochuyên đề. Khi có yêu cầu của cử tri, đại biểu HĐND nên dành thời gian để tiếpdân; trong hoạt động này, đại biểu phải thật sự gần dân, lắng nghe ý kiến ngườidân một cách cầu thị, đối thoại cùng người dân và phản ánh trung thực ý kiến,nguyện vọng của nhân dân với HĐND. 

Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cáccấp nói chung, cấp xã nói riêng là một trong những vấn đề rất quan trọng và cóý nghĩa to lớn trong giai đoạn hiện nay nhằm ngày càng hoàn thiện thiết chế dânchủ, bảo đảm cho nhân dân thực hiện được quyền lực của mình. Đồng thời, đó cũnglà điều kiện quan trọng để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội thựchiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trần Văn Toàn - Trường Chính trị LêDuẩn

Phạm Xuân Thành - Học viện Chính trịkhu vực II

Thông tin cá nhân:

Họ và tên: Phạm XuânThành

Đơn vị: Giảng viên khoaXây dựng Đảng, Học viện Chính trị khu vực II

Số điện thoại: 0969 382869

Gmail: thanhpx@hcma2.edu.vn

Mã số thuế: 8675635476

Số tài khoản: 31410003772961,ngân hàng BIDV

 

Cập nhật : 14:07 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!