Những tác động của đại dịch lên nền chính trị thế giới (Phần 2)

Ngoại giao vắc-xin là cách thức các cường quốc gây ảnh hưởng trên thế giới. Trong trường hợp Mỹ tiếp tục co lại trong khi Trung Quốc cung cấp sự hỗ trợ và phối hợp, các đối tác quốc tế sẽ tự nhiên nhận thấy sự lãnh đạo của Trung Quốc đã được củng cố, mặc dù họ sẽ không tránh những sai sót của mình.


Ngoạigiao vắc-xin là cách thức các cường quốc gây ảnh hưởng trên thế giới.Trong trường hợp Mỹ tiếp tục co lại trong khi Trung Quốc cung cấp sự hỗ trợ vàphối hợp, các đối tác quốc tế sẽ tự nhiên nhận thấy sự lãnh đạo của Trung Quốcđã được củng cố, mặc dù họ sẽ không tránh những sai sót của mình. Ngược lại, Mỹvà đồng minh sẽ tìm cách đối phó với sự “nhiệt tình” của Trung Quốc. Năm 2020,khi Mỹ và các nền dân chủ phương Tây khác theo đuổi “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” (Bokylly & Bown, 2020), Trung Quốc đã khai thác cuộc khủng hoảng tiếpcận toàn cầu bằng cách bán và tài trợ vắc-xin do nước này sản xuất (Kiernan etal, 2021b) cho các nước ở châu Á như là cách nâng cao lợi ích chính sách đối ngoạigắn với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Trung Quốc có thể bán hoặc tặng vật tưy tế cho các nước trên toàn thế giới. Nga cũng đã bán và tài trợ vắc-xin chocác nước châu Á (Kiernan et al, 2021a).

TrungQuốc cũng có thể đóng vai trò điều phối, sử dụng các cơ quan hiện có như ASEANhoặc các nhóm các quốc gia châu Âu thông qua “cơ chế 17 + 1”. Trung Quốc nổilên trong giai đoạn khó khăn trong khi người châu Âu, hiện là khu vực lây nhiễmchính, chậm chạp triển khai các biện pháp quyết liệt, trong khi chính quyền Mỹcòn chưa kiểm soát được tình hình. Trung Quốc đã thể hiện như là phao cứu sinhcho Italia và Serbia, một phần do sự vụng về của các nước châu Âu đó. Trong mộtthế giới phức tạp, Trung Quốc chắc chắn đang xuất hiện như là một cường quốc cókhả năng hỗ trợ quốc tế, đó là vai trò mà Mỹ đã từng làm trong quá khứ. Nhữngtham vọng như vậy đã được nhìn thấy trong tuyên bố của Trung Quốc về một “Conđường tơ lụa y tế” (Rudolf 2021), có lẽ là một bổ sung cho Sáng kiến Vành đaivà Con đường. Nếu bạn bè và đồng minh bắt đầu chấp nhận các quy tắc đó, họ sẽ dầndần chuyển hướng vị trí lãnh đạo sang choTrung Quốc, vì muốn có một lựa chọn tốthơn. Và nếu Mỹ tiếp tục ưu tiên đối đầu với Trung Quốc vì mục đích riêng củamình, thay vì cố gắng tăng cường hợp tác giữa các quốc gia bị ảnh hưởng, họ sẽchứng minh rằng họ không thể vượt qua sự cố chấp của chính mình để ngăn chặnnguy cơ toàn cầu, và sẽ làm trầm trọng thêm quá trình này. Nhìn chung, nếu đạidịch dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu và Mỹ không quản lý được các nỗ lực phụchồi quốc tế, sức mạnh kinh tế và chính trị có thể sẽ thay đổi hơn nữa theo hướngcó lợi cho Trung Quốc. Nếu Mỹ tiếp tục vắng bóng trong các vấn đề toàn cầu,Trung Quốc có thể coi khủng hoảng là cơ hội để bắt đầu thiết lập các quy tắc mớitheo tầm nhìn quản trị toàn cầu của riêng mình, thay thế Mỹ trong những nỗ lựcxây dựng trật tự quốc tế trong tương lai.

Nhậnthấy sự vượt lên của Trung Quốc và Nga, tại hội nghị thượng đỉnh tháng 2 năm2021, các nhà lãnh đạo G7 đã tham gia vào cuộc thảo luận địa chính trị về việcTrung Quốc và Nga giành được ảnh hưởng thông qua ngoại giao vắc-xin. Các quốcgia dân chủ và độc tài đã thực hiện ngoại giao vắc-xin dựa trên toan tính về địachính trị hơn là dịch tễ học. Ngoại giao vắc-xin, do đó, đã tạo ra sự chú ýchính trị như là với các hậu quả y tế của đại dịch. Việc chính quyền Trump từchối tham gia COVAX đã tạo cho Trung Quốc một cơ hội lớn để tăng cường hoạt độngngoại giao vắc- xin và ảnh hưởng toàn cầu. Để cạnh tranh hiệu quả hơn với TrungQuốc, chính quyền Biden đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ bằng cách camkết tài trợ 4 tỷ USD cho COVAX và tổ chức sự kiện tài trợ COVAX vào tháng 4 năm2021 (GAVI, 2021a). Những lo ngại về địa chính trị cũng có thể nhận thấy thôngqua việc các nước G7 khác cam kết tài chính hỗ trợ phòng, chống, điều trị COVID-19 (WHO, 2021).

Thôngqua ngoại giao vắc-xin, sáng kiến Quad và COVAX, cạnh tranh địa chính trị đãthúc đẩy khả năng tiếp cận vắc-xin ở châu Á.Nhưng chủ nghĩa dân tộc về vắc-xin vẫn còn mạnh mẽ và việc tiếp cận công bằngkhông nằm trong tầm tay. Tuy nhiên, liệu việc tiếp cận vắc-xin ở châu Á sẽ côngbằng hơn nếu không có địa chính trị, thì vẫn còn nghi ngờ.  Khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhận được hơnmột nửa số vắc-xin hiến tặng trên toàn cầu (Bollyky, 2021). Phản ứng hàng đầu đốivới chính sách ngoại giao vắc-xin của Trung Quốc ở châu Á xuất hiện từ Đối thoạiAn ninh Tứ giác (Quad) bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Tại hội nghịthượng đỉnh vào tháng 3 năm 2021, Quad cam kết sản xuất ít nhất 1 tỉ liều chokhu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào cuối năm 2022 (White House, 2021). Đólà một con số đầy hứa hẹn bởi nếu được giữ nguyên, vai trò của Quad ở châu Ácòn cao hơn nữa. Sáng kiến này thực chất là thực hiện chiến lược của Mỹ nhằm cạnhtranh với Trung Quốc bằng cách tăng cường hợp tác giữa các nền dân chủ, phù hợpvới những lo ngại của Australia, Ấn Độ và Nhật Bản về hành vi của Trung Quốc.Trung Quốc đã chỉ trích Quad vì đã cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của mình, vì vậyviệc sử dụng Quad cho hoạt động ngoại giao vắc-xin sẽ gửi một thông điệp cân bằngquyền lực không thể nhầm lẫn tới Trung Quốc.

Mộtđấu trường mạnh mẽ khác của cạnh tranh ngoại giao vắc-xin Mỹ - Trung nằm ở châuPhi. Ngay từ đầu khi xảy ra đại dịch khi Tổng thống MỹTrump hạ thấp virus và cuối cùng không ứng phó được với cuộc khủng hoảng ởtrong và ngoài nước, Trung Quốc đã đạt được tốc độ tối đa với phản ứng vớiCOVID-19 một cách khá toàn diện ở châu Phi, bao gồm cả việc tổ chức hứa hẹn vớicác đồng minh châu Phi sẽ cung cấp vắc-xin ưu đãi, xóa nợ và củng cố quan hệkinh tế sau đại dịch (Xinhua 2021). Xét đến quy mô dân số châu Phi - 1,2 tỷ ngườikhổng lồ, cần phải có những nỗ lực sâu rộng từ Mỹ lẫn Trung Quốc và mọi cơ chếtrung gian để hỗ trợ việc tiêm chủng cho lục địa này. Với mục tiêu do CDC châuPhi đặt ra là tiêm chủng cho 30% dân số vào cuối năm 2021, châu Phi sẽ cần ítnhất 820 triệu liều mới đạt được mục tiêu. Trong khi Liên minh vắc-xin Gavi gầnđây đã ký thỏa thuận mua với Trung Quốc để sản xuất 32,5 triệu liều với hàng chụctriệu liều bổ sung, Trung Quốc đàm phán với các nước châu Phi và cam kết hỗ trợ40 nước ở châu lục này (AP, 2021). Trong khi đó, Mỹ đang thực hiện một cách tiếpcận đa phương để hỗ trợ các đối tác châu Phi của mình. Sau thông báo của Tổngthống Biden rằng Mỹ sẽ tài trợ 80 triệu liều từ nguồn thặng dư trong nước, 25triệu liều đó gần đây đã được bảo đảm trao cho người dân Châu Phi thông qua cơchế phối hợp giữa COVAX với Liên minh Châu Phi (GAVI, 2021b).

 

Cập nhật : 13:55 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!