Chủ nghĩa tư bản hiện đại và Cục diện thế giới hiện nay (Phần 2)

Lịch sử cho thấy các giai đoạn khuếch tán quyền lực đi đôi với gia tăng căng thẳng và nguy cơ xung đột cao hơn giữa các cường quốc đã tồn tại trước đó và các cường quốc mới nổi, làm cho cục diện thế giới thay đổi. Các cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến cán cân quyền lực ở Đông Á, giữa Nga và Mỹ/EU liên quan đến Ukraina là những trường hợp điển hình. Những căng thẳng này cũng có thể gián tiếp tìm thấy dưới hình thức các quan điểm khác biệt về các cuộc xung đột trong đó các bên không trực tiếp tham gia.


Lịch sử cho thấy các giai đoạnkhuếch tán quyền lực đi đôi với gia tăng căng thẳng và nguy cơ xung đột cao hơngiữa các cường quốc đã tồn tại trước đó và các cường quốc mới nổi, làm cho cụcdiện thế giới thay đổi. Các cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến cán cân quyền lực ở Đông Á, giữa Nga và Mỹ/EU liên quan đến Ukraina là những trườnghợp điển hình. Những căng thẳng này cũng có thể gián tiếp tìm thấy dưới hình thứccác quan điểm khác biệt về các cuộc xung đột trong đó các bên không trực tiếp thamgia.

Căn cứ vào vai trò của Vương quốc Anh (thếkỷ 18, 19) của Hoa Kỳ (sau Thế chiến II), Lý thuyết ổn định bá quyền cho rằngmột trật tự quốc tế ổn định đòi hỏi sự hiện diện của một cường quốc bá quyền,trên cơ sở vị trí thống trị và ý thức hệ của nó, có thể và chuẩn bị đảm nhậnvai trò hàng đầuđược quan tâm như "thỏa thuận tập thể" về anninh (Hoa Kỳ là một "nhà cung cấp an ninh), sự ổn định tiền tệ (đồngđô la Mỹ là mỏ neo của hệ thống Bretton Woods), thị trường tự do (Mỹ được xem là nhà vô địch của thương mại tự do) và chủ nghĩa đa phương (Mỹ là kiếntrúc sư của trật tự tự do quốc tế sau chiến tranh)[1].

Phân bổ quyền lực giữa các cường quốc. Chủ nghĩa tư bản hiện đạiphát triển dẫn đến thay đổi quyền lực giữa các cường quốc. "Các cường quốc"được định nghĩa là các chủ thể nhà nước, các tác nhân quốc tế có ảnh hưởng lớnvề chính sách an ninh và vị trí kinh tế. Trên cơ sở là thành viên thường trựctrong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc quy mô nền kinh tế và dân số của họ,các tác nhân sau đây được xem là các cường quốc: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Liên minhchâu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Brazil. Về an ninh, bốn quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc,Nga, Liên minh châu Âu có ảnh hưởng nhiều hơn ba quốc Nhật Bản, Ấn Độ và Brazilvì là thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an hoặc của các quốc gia thànhviên (EU thông qua Pháp và Anh). Trong số bốn "cường quốc an ninh",thì Mỹ giữ một vị trí đặc biệt vì đây là cường quốc duy nhất đóng vai trò anninh hàng đầu ở mọi khu vực trên thế giới[2].

Từ năm 1991 đến đầu những năm 2000, Mỹ vẫn là một cực duy nhất, là nước mạnh nhất thế giới. Mỹ đã 2 lần phát đng chiến tranh tấn công Iraq mà không cóthế lực nào đủ mạnh để đứng ra ngăn cản. Chiến tranh Iraq lần 1 (1.1991, còn gọilà Chiến tranh vịnh Ba Tư) là cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 40 quốcgia[3]do Mỹ phát động. Cuộc tấn công Iraq lần 2 (3.2003), chủ yếu được thực hiện bởiquân đội Mỹ và Anh, cuối cùng đã bắt được Saddam Hussein (13.12.2003). Cả hai cuộc chiếnđều không có thế lực nào ngăn cản được, cho thấy cục diện thế giới nghiêng hẳnvề phía các nước TBCN do Mỹ đứng đầu.

Giai đoạn 2010-2020, Trung Quốc trỗi dậy, nước Nga mạnh lên, cục diện thế giới đã thayđổi, thế giới trở nên đa cực. Cạnh tranh Mỹ - Nga, Mỹ -Trung, đặc biệt là thương chiến Mỹ - Trung nổi lên trong những năm 2018-2020 vàcạnh tranh Mỹ - Trung Quốc mở rộng ra các lĩnh vực công nghệ, tài chính... chothấy Trung Quốc đã thành một thế lực cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ. Từ 2014, saukhi Nga sáp nhập bán đảo Crưm và NATO mở rộng về phía Đông, khiến mâu thuẫn Nga- NATO gia tăng cho thấy Mỹ và nhiều nước Châu Âu lo ngại về quyền lực chính trịquân sự của Nga.

Theo Viện LOWY ISTITUTE (2021),quyền lực quốc gia được đo bằng 8 chỉ số chính: 1/ Năng lực kinh tế. 2/ Năng lựcquân sự. 3/ Khả năng phục hồi. 4/ Nguồn lực tương lai. 5/ Các quan hệ kinh tế.6. Mạng lưới quốc phòng. 7. Ảnh hưởng ngoại giao và 8. Ảnh hưởng văn hóa[4]. Những chỉ số chính này lại được thể hiệnở 28 tiểu tiêu chí, 134 chỉ số chi tiết). Đây là cách tính khoa học, rấtchi tiết, theo chúng tôi là khá thuyết phục. Theo cách tính này, thì tương quanlực lượng rõràng nghiêng hẳn về CNTB. Trong năm 2021, chỉ tính riêng điểmcủa 3 nước (Mỹ, Nhật, Úc là 3 thành viên trong nhóm Tứ giác kim cương, chứ chưatính đến các nước tư bản phát triển ở châu Âu), về sức mạnh kinh tế đạt151,7 điểm (Mỹ: 82,0; Nhật 38,7; Úc: 30,8) - cao hơn hẳn so với tổng điểm 107,6của Trung Quốc và Nga (74,6 và 33,0). Về sứcmạnh quân sự, tổng điểm của 3 nướcđạt 143,5 (Mỹ:91,7, Nhật: 26,2, Úc: 25,6) so với tổng 118,4 của Trung Quốc (66,8) và Nga (51,6)[5].

Sự phát triển của CNTB hiện đại thúc đẩy TCH và hội nhập quốc tế, đã làm xuất hiện nhóm các nềnkinh tế mới nổi (BRICS). Thuật ngữ ‘BRIC’ xuất hiện đầu tiên năm 2001. Sau đóngày 16.06.2009, các quốc gia BRIC đã nhóm họp thượng đỉnh lần đầu tạiYekaterinburg (Nga) và đưa ra tuyên bố kêu gọi xây dựng trật tự thế giới đa cực,dân chủ và bình đẳng. Các cuộc gặp thượng đỉnh sau đó tổ chức ở Brasilia năm2010, ở Sanya (Trung Quốc) năm 2011 và New Delhi năm 2012… BRICS sau đó trởthành thuật ngữ được sử dụng rộng rãi như là một biểu tượng của sự chuyển dịchquyền lực kinh tế thế giới từ nhóm nước G7 sang các nước đang phát triển. Tuynhiên nhiều năm sau đó, kinh tế nhiều nước BRICS suy giảm. Năm 2010, với mứctăng trưởng 7,5%, Brazil đã vượt Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thếgiới. Từ năm 2012, triển vọng nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ bắt đầu trở nên ảm đạm.Năm 2015, kinh tế Brazin suy thoái, tốc độ tăng GDP của Brazin là -3,8%, đồngriel bị mất giá tới 25%. Từ năm 2011, kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại. Kinh tếNga giảm mức tăng trưởng từ 4,3%/ 2011 chỉ còn 0,4%/ 2014[6].Nhưng trong thời gian gần đây, về kinh tế chỉ có Ấn Độ và Trung Quốc thực sự vẫn"tiếp tục trỗi dậy", trong khi 3 nền kinh tế còn lại thuộc khối BRICS(Brazil, Nga và Nam Phi) đều như bị hụt hơi. Hơn nữa, hợp tác, liên kết giữacác nước BRICS rất lỏng kẻo. Cục diện thế giới tuy là đa cựcnhưng vẫn nghiêng về các nước TBCN.

Từ cuối thập niên 2000-2010,với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là từ sau Khủng hoảng 2008, hệ thống toàn cầu phát triển thành một hệ thống đa cực, nơi một số cườngquốc có tác động đến mức độ ổn định và mô hình xung đột và hợp tác. Theo chủnghĩa hiện thực cấu trúc[7],số lượng các cường quốc càng nhỏ, khả năng có các mối quan hệ quốc tế ổn địnhcàng lớn. Một hệ thống lưỡng cực tập trung vào hai cường quốc, như đã có trongChiến tranh Lạnh, cung cấp sự ổn định lớn nhất. Khi số lượng các cường quốctăng lên, sự không chắc chắn và không thể đoán trước trong hệ thống cũng sẽtăng lên, phần lớn là do các cường quốc sẽ có nhiều cơ hội hơn để thành lậpliên minh.

Sự thay đổi quyền lực toàn cầu đang diễn ra kể từ Khủng hoảng 2008. Sự thốngtrị của phương Tây, nổi bật là siêu ưu thế của Mỹ vào cuối thời kỳ Chiến tranhLạnh đang suy giảm. Trục xuyên Đại Tây Dương, định hình trật tự tự do-quốc tếsau Thế chiến II, mất khả năng gây ảnh hưởng đến trật tự thế giới. Xu hướng nàyxảy ra trong một thế giới với đặc điểm tạo bởi căng thẳng giữa các cường quốc,một mô hình xung đột khu vực phức tạp hơn và khó hợp tác quốc tế (đa phương). Mỹvà EU - kiến trúc sư của trật tự đa phương sau chiến tranh nhận thấy vị trí củahọ chịu áp lực lớn. Sức mạnh của EU bị cản trở bởimối quan hệ nội bộ giữa các quốc gia thành viên bị thách thức nghiêm trọng. Rõ ràng là sự kết hợpcủa các vấn đề tài chính và kinh tế, cuộc khủng hoảng nợ, khủng hoảng di cư, các mối đe dọa khủng bố,bất ổn dọc theo biên giới EU và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu ngày càng tăng ở mộtsố lượng lớn các quốc gia thành viên, dẫn đến Brexit, đặt ra một thách thứcchưa từng có cho Liên minh này.

Phân tích kỹ 06 cặp quan hệgiữa các nước lớn như Mỹ-EU, Mỹ-Nga, EU-Nga, EU-Trung Quốc, Mỹ-Trung Quốc, NhậtBản-Trung Quốc, chỉ thấy một trục hợp tác nổi trội (Mỹ-EU)còn lại là năm trục cẳng thẳng ở các mức độ khác nhau. Điều này cho thấy quan hệ giữa các nước lớnhiện nay về cơ bản là cạnh tranh, xung đột. Cục diện thế giới do vậy dễ biến động vì đứng trướcnhiều thay đổi.

 

Nguồn: Future Policy Survey:‘A new Foundation for the Netherlands Armed Forces 2020’. The Hague: Ministryof Defence, 2010, p. 3

Hình 1: 06 cặp quan hệ giữa các nước lớn

Sau khi Nga phát động chiếndịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2/2022, Mỹ, Anh và các đồng minhphương Tây đã áp hàng loạt biện pháp trừng phạt mạnh chưa từng có với Nga,trong đó có loại các ngân hàng nước này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT[8]hay bãi bỏ quy chế tối huệ quốc. Trước đó, chỉ có một nước bị cắt khỏi SWIFT,đó là Iran. Bị cắt khỏi SWIFT, Nga sẽ không nhận được ngoại tệ, bản thân cáccác nhà nhập khẩu Mỹ, châu Âu… sẽ không nhận được hàng hóa từ Nga, bao gồm dầu,khí đốt, kim loại và các hàng hóa quan trọng khác. Điều này làm tê liệt tài sảncủa ngân hàng trung ương Nga[9], nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu.

Kết hợp những phân tích ở trên và các lệnh trừng phạt này cho thấy: 1/ Tập hợp lực lực lượng CNTB hiện rất mạnh, mạnh hơn bất kỳ lực lượngnào khác trên thế giới. 2/ Trật tự thế giớinày do các nước TBCN dựng lên. Các thể chế thương mại, đầu tư, tài chính, tiềntệ hiện hành của thế giới đều là sản phẩm của sự phát triển của CNTB hiện đại. Chính vì thế, các nước tưbản phát triển dễ dàng liên kết với nhau, sẵn sàng dùng các công cụ vận hành thếgiới để trừng phạt những nước không thuân thủ hay đi ngược lại trật tự thế giớido họ xác lập. 3/ CNTB hiện vẫn là lực lượng trung tâm, lực lượng dẫn dắt thế giới, mặc dù không phải lúc nào, không phải giai đoạn nào nó cũng đại diệncho các lực lượng tiến bộ thế giới.

Chúngtôi cho rằng cục diện thế giới hiện nay và trong nhiều năm tới sẽ thay đổi nhiều so vớithời điểm trước ngày 24/2/2022, bởi ngay sau ngày này, nhiều nước vốn có lập trường trung lậptrong EU như: Áo, Ireland, Phần Lan và Thụy Điển, nay đã thay đổi lập trường đứngra phản đối Nga, bởi họ cho rằng "trật tự an ninh châu Âu hiện tại khôngcòn đảm bảo an ninh cho châu lục được nữa"[10].

 

Danhmục các tài liệu tham khảo chính:

1.                 Originsof Modern Capitalism, https://study.com/academy/lesson/origins-of-modern-capitalism.html

2.                 ASIAPOWER INDEX, 2021 EDITIONHTTPS://POWER.LOWYINSTITUTE.ORG/.

3.                 RobertGilpin, The political economy of international relations. Princeton N.J.:Princeton U. Pr., 1987

4.                 TỪ SỰ KIỆNNGA BỊ LOẠI KHỎI SWIFT: SWIFT LÀ GÌ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO MÀ KHIẾN NGA LO LẮNG?,https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tat-tan-tat-ve-swift-don-trung-phat-chua-tung-co-giang-xuong-nga-20220301073236082.htm.

5.                 Đại Lược,Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế củamột số nước lớn, NXB KHXH 2003

6.                 Đào VănTập, KTTG tình hình và triển vọng, NXB KHXH, 1982

7.                 TorbenIversen and David Soskice, Modern Capitalism and the Nation State Coping withCrisis, 1.2012

8.                 ChristianBjørnskov and Martin Paldam, The spirits of capitalism and socialism Across-country study of ideology, Economics Working Paper, 2009-18

9.                 Peter J.S. Duncan and Elisabeth Schimpfössl, Socialism, Capitalism and Alternatives,Area Studies and Global Theories, First published in 2019 by UCL PressUniversity College London, Gower Street, London WC1E 6BT.

10.            Top 10 nềnkinh tế lớn nhất thế giới 2020, https://top-10.vn/the-gioi/top-10-nuoc-giau-nhat-the-gioi-cap-nhat-den-2020/

(*) Vềquân sự, Tổ chức hiệp ước Vacsava thành lập ngày 14-5-1955 gồm Liên Xô, Ba Lan,Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Hungari, Rumani, CHDC Đức(https://www.elib.vn/hoc-tap/bai-2-lien-xo-va-cac-nuoc-dong-au-1945-1991-lien-bang-nga-1991-2000-167.html)

 

 



[1]Robert Gilpin, The political economy of international relations. PrincetonN.J.: Princeton U. Pr., 1987

[2] GreatPowers and Global Stability, Clingendael Monitor 2016

[3] Crocker III, H. W. (2006). Don'tTread on Me. New York: Crown Forum. tr. 384

[4] COMPREHENSIVE POWER, https://power.lowyinstitute.org/

[5] Tính toán của tác giả dựa theo cácsố liệu của Viện LOWY ISTITUTE

[6] Viễn cảnh đen tối cho kinh tế Nga,https://www.rfi.fr/vi/kinh-te/20140422-vien-canh-den-toi-cho-kinh-te-nga

[7] Great Powers and Global Stability,Clingendael Monitor 2016

[8] SWIFT là viết tắt của Hiệp hội Viễnthông tài chính liên ngân hàng thế giới (Society for Worldwide InterbankFinancial Telecommunication), thành lập năm 1973 thay thế cho telex và là một nềntảng an toàn cho các tổ chức tài chính để trao đổi thông tin về các giao dịchtiền tệ toàn cầu như chuyển tiền.

[9] TỪ SỰ KIỆN NGA BỊ LOẠI KHỎI SWIFT:SWIFT LÀ GÌ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO MÀ KHIẾN NGA LO LẮNG?, https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tat-tan-tat-ve-swift-don-trung-phat-chua-tung-co-giang-xuong-nga-20220301073236082.htm.

[10] Đông Phong, TRẬT TỰ CHÂU ÂU 20NĂM THAY ĐỔI TRONG 1 NGÀY, https://dantri.com.vn/the-gioi/trat-tu-chau-au-20-nam-thay-doi-trong-1-ngay-20220309003842444.htm

Cập nhật : 13:48 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!