Các nhóm giải pháp nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 (Phần 1)

Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 được Chính phủ ban hành ngày 14/8/2020 đã xác định rõ: Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

Cácnhóm giải pháp nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia

chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 (Phần 1)

 

AIDS - Acquired Immuno Deficiency Syndrom - làhội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra. Chúng làm phá hủy tấtcả các tế bào lympho thực hiện chức năng bảo vệ trong cơ thể khỏi các bệnh lâynhiễm gọi là CD4 thuộc huyết cầu. Từ đó hệ miễn dịch ngày càng suy yếu dần, ngườibệnh không còn sức đề kháng và khả năng chống lại nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh. HIV/AIDS là vấn đề sức khỏe cộng đồng quantrọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của đấtnước. Ở Việt Nam, tính đến tháng 6 năm 2020 có khoảng 250.000 người hiện nhiễmHIV, có trên 100.000 người nhiễm HIV đã tử vong, 100% tỉnh, thành phố và 98% sốquận, huyện đã phát hiện người nhiễm HIV. Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 được Chính phủ ban hànhngày 14/8/2020 đã xác định rõ: Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắcbảo đảm quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV,chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bàodân tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.

Theo đó, các nhóm giảipháp được đề ra trong Chiến lược Quốc giachấm dứt dịch bệnh AIDS vàonăm 2030 bao gồm:

 

Nhómgiải pháp về chính trị và xã hội:

a) Tăng cường thực hiện chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng,chống HIV/AIDS, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng; đẩy mạnh các hoạtđộng thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thuộcthẩm quyền quản lý;

- Ưu tiên đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS phùhợp với tình hình dịch và tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương;

- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phòng,chống HIV/AIDS vào kế hoạch y tế và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

b) Phối hợp liên ngành

- Các bộ, ban, ngành chủ động lập kế hoạch, bốtrí kinh phí và phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDSphù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị; thực hiện các hoạt động phốihợp liên ngành phù hợp để tăng hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS;

- Lồng ghép, phối hợp các hoạt động phòng, chốngHIV/AIDS với các chương trình xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm, tạo sinhkế và các hỗ trợ khác cho người nhiễm HIV sống và hòa nhập cộng đồng do các bộ,ngành và địa phương thực hiện;

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, các biệnpháp can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là trong các cơ sởdịch vụ giải trí, cơ sở lưu trú và có biện pháp chế tài đối với những cơ sởkhông thực hiện các biện pháp này;

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDSvào các phong trào, các buổi sinh hoạt chuyên đề, đưa các chỉ tiêu về hỗ trợ,giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS tái hòa nhập cộng đồng vào chương trình công táccủa các tổ chức chính trị - xã hội.

c) Huy động cộng đồng tham gia phòng, chốngHIV/AIDS

Tạo môi trường chính sách và cơ chế tài chínhthuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS,gồm cả từ ngân sách nhà nước. Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội, vậnđộng để các tổ chức xã hội tham gia có hiệu quả trong cung cấp các dịch vụtrong phòng, chống HIV/AIDS.

d) Hỗ trợ xã hội

- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, tạo việclàm; phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững cho người nhiễm HIV,người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIVvà gia đình họ để người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóctại gia đình và cộng đồng; bảo đảm sự công bằng và bình đẳng trong các hoạtđộng phòng, chống HIV/AIDS;

- Tiếp tục triển khai chính sách trợ cấp xã hộicho trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo khôngcòn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quyđịnh của pháp luật.

Nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễmHIV:

a) Mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị HIV/AIDS

- Điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV (thuốcARV) cho những người nhiễm HIV ngay sau khi được chẩn đoán xác định. Mở rộngđiều trị HIV/AIDS tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dụcbắt buộc, trường giáo dưỡng, các cơ sở chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội,các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và các tổ chức hợp pháp khác. Huy động sựtham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS;

- Lồng ghép dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệthống khám bệnh, chữa bệnh. Phân cấp điều trị HIV/AIDS về tuyến y tế cơ sở; mởrộng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại tuyến xã, chăm sóc người bệnh HIV/AIDStại nhà, tại cộng đồng;

- Tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữmang thai; điều trị ngay thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; chẩn đoánsớm, quản lý và điều trị cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;

- Tăng cường dự phòng, phát hiện và điều trị cácbệnh đồng nhiễm với HIV/AIDS, gồm lao, viêm gan B, C và các bệnh lây truyền quađường tình dục.

b) Nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS

- Cập nhật kịp thời hướng dẫn chăm sóc và điềutrị HIV/AIDS theo các khuyến cáo mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam; thựchiện tối ưu hóa phác đồ điều trị HIV/AIDS, bảo đảm điều trị an toàn, hiệu quả;cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS phù hợp với tình trạng của người bệnh; tăngcường quản lý, theo dõi và hỗ trợ tuân thủ điều trị HIV/AIDS;

- Mở rộng các hoạt động cải thiện chất lượngđiều trị HIV/AIDS, lồng ghép vào hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện; mở rộngđộ bao phủ các xét nghiệm theo dõi điều trị HIV/AIDS;

- Tăng cường các hoạt động dự phòng và giám sátHIV kháng thuốc; theo dõi, đánh giá và ngăn chặn các phản ứng có hại của thuốcARV trong điều trị HIV/AIDS; lồng ghép theo dõi cảnh báo sớm HIV kháng thuốcvào quản lý chất lượng điều trị HIV/AIDS.

 

 

(Còn tiếp)

 

Cập nhật : 13:42 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!