Những tác động của đại dịch lên nền chính trị thế giới (Phần 1)

Năm 2021 là năm thứ hai của đại dịch và là năm đầu tiên của sự phục hồi. Trong khi một số quốc gia thoát khỏi tình trạng đóng cửa, những quốc gia khác phải đối mặt với sự tàn phá nặng nề hơn nữa. Nhưng ở mọi nơi, COVID-19 vẫn là một vấn đề hàng đầu định hình mọi khía cạnh của cuộc sống. Đối với chính trị thế giới, nó là một thí nghiệm tự nhiên ở cấp độ toàn cầu để kiểm tra sự gắn kết lẫn mâu thuẫn trong các mối quan hệ quốc tế.


Năm2021 là năm thứ hai của đại dịch và là năm đầu tiên của sự phục hồi. Trong khimột số quốc gia thoát khỏi tình trạng đóng cửa, những quốc gia khác phải đối mặtvới sự tàn phá nặng nề hơn nữa. Nhưng ở mọi nơi, COVID-19 vẫn là một vấn đềhàng đầu định hình mọi khía cạnh của cuộc sống. Đối với chính trị thế giới, nólà một thí nghiệm tự nhiên ở cấp độ toàn cầu để kiểm tra sự gắn kết lẫn mâu thuẫntrong các mối quan hệ quốc tế. Tuy vậy, vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận đángtin cậy về hậu quả địa chính trị của COVID-19. Và rất nhiều biến động về địachính trị trong một năm đặc biệt đặc biệt mà có ít hoặc không liên quan gì đếnđại dịch nhưng vẫn bắt nguồn từ những đặc điểm lâu dài của đời sống quốc tế:chiến tranh, quyền lực và luật lệ. Tất cả những điều này chứng minh cho quan điểmrằng đại dịch không làm thay đổi địa chính trị, mà chỉ làm phức tạp thêm nhữngvấn đề sẵn có. Nói cách khác, chính trị thế giới năm 2021 vừa qua vừa chịu tácđộng của đại dịch, vừa có những tiếp nối những vấn đề trước đó.

Trướchết, có thể thấy rõ những tác động của đại dịch lên nền chính trị thế giới.

COVID-19buộc các nước phải đưa ra những quyết định lớn, cấp bách và phức tạp, đặc biệtlà trong việc cân bằng khó khăn giữa các trung tâm quyền lực của thế giới, giữalợi ích quốc gia ngắn hạn và lợi ích chung toàn cầu trong sản xuất và phân phốivắc-xin.

Môitrường của một cuộc đại dịch sẽ làm tăng thêm chứ không làm suy giảm cạnh tranhđịa kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ.Cho dù có những lời kêu gọi hợp tác quốc tế chống lại đại dịch, Covid 19 bắtnguồn từ Trung Quốc và lây lan ra khắp thế giới sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữahai cường quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thay vì khuyến khích hợp tác,Covid 19 đã thúc đẩy sự chỉ trích lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhiều quan chứcchính phủ Mỹ đã phê phán cách Trung Quốc đối phó với sự bùng phát của bệnh dịch,trong khi phía truyền thông và quan chức Trung Quốc cáo cuộc Mỹ chính trị hóacuộc khủng hoảng và không đưa ra sự hỗ trợ nào. Và bất kể phán quyết cuối cùngnào về nguồn gốc của COVID-19, đại dịch đã thúc đẩy một cuộc tranh luận lớn hơnvề mối đe dọa ngày càng tăng của vũ khí sinh học. Suy giảm kinh tế Trung Quốccũng khiến nền kinh tế này có thể đạt được những cam kết theo thỏa thuận thươngmại đã ký với Mỹ hồi tháng 1/2020, nhất là việc tăng cường nhập khẩu hàng hóa từMỹ để đạt được trạng thái cân bằng thương mại. Tuy nhiên, khi kinh tế Trung Quốcphục hồi, và đặc biệt là khi kinh tế Mỹ suy giảm, Mỹ sẽ tiếp tục yêu cầu TrungQuốc thực thi cam kết. Đây là một trong nhiều vấn đề mà khiến cho quan hệ songphương tiếp tục căng thẳng, và đe dọa phá vỡ thỏa thuận thương mại tạm thời.

Cạnhtranh giữa các cường quốc trong lĩnh vực công nghệ sẽ sắc nét hơn.Trung Quốc đã sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nhận diện khuônmặt và máy bay không người lái để theo dõi cuộc khủng hoảng ở Vũ Hán. Những kếtquả tích cực là đẩy kế hoạch giám sát quốc gia của Trung Quốc đi nhanh hơn.Trung Quốc cũng nhận thấy thêm động lực để đầu tư mạnh cho chiến lược Sản xuấttại Trung Quốc năm 2025 với những công nghệ sống còn để đạt được sự vượt trội vềthông tin và hoàn thành giấc mơ Trung Quốc. Kết quả là, Mỹ cùng các đồng minhchắc chắn cũng phải đẩy nhanh kế hoạch tháo gỡ những chương trình, công nghệquan trọng và giảm sự phụ thuộc công nghệ vào Trung Quốc. Những nước khác sẽ đẩynhanh kế hoạch tái sắp xếp các trục sản xuất và kinh doanh ngoài Trung Quốc Đạilục. Đối với Mỹ, sự bất hòa sẽ khiến mất thời gian, khả năng lãnh đạo và khảnăng huy động lực lượng tư nhân cũng như các đối tác liên minh. Một thách thứcnữa có thể gọi là vấn đề Microsoft. Đó là, làm thế nào một công ty công nghệ lớncủa Mỹ có thể cắt đứt hoàn toàn với Huawei, ZTE và các doanh nghiệp Trung Quốckhác mà không mất đi thị trường cũng như từ đó bỏ đi R&D cho những sáng tạotrong tương lai? Covid 19 chắc chắn có khả năng thúc đẩy cạnh tranh để lập racác tiêu chuẩn và quy tắc công nghệ quốc tế.

Covid19 bộc lộ sự yếu kém của quản trị toàn cầu. Quảntrị toàn cầu vốn đã ở vào trạng thái rất mong mong do chiến tranh thương mại,xung đột kéo dài và bất lực trong vấn đề biến đổi khí hậu. Đại dịch Covid 19 xuấthiện trước hết với tư cách là một cuộc khủng hoảng về năng chuẩn bị đối phó vớikhủng hoảng của cộng đồng quốc tế. Cần phải nói thêm rằng trong nhiều năm qua,những tiếng nói khác, từ các cơ quan và tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giớicũng đã thể hiện sự cảnh báo. Và trên hết, không thiếu những cảnh báo quy mô lớn,được xác định là những trường  hợp y tếkhẩn cấp ở mức độ quốc tế cho chính Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Đó là dịchH1N1 năm 2009, dịch Polio và Ebola năm 2014, dịch Zika năm 2016, và dịch Ebolanăm 2019. Do đó, tại sao lại thiếu những phản ứng phối hợp ở cấp độ quốc tế? Cóthể cho rằng những nguy cơ y tế chưa bao giờ thúc đẩy một sự huy động đáng kể ởtầm quốc tế khi các vấn đề quan tâm khác thu hút được sự chú ý của những ngườicó khả năng đưa ra các quyết định chính trị.

Nhữnggì hàng ngày chúng ta quan sát về việc kiểm soát dịch bệnh Covid 19 gắn với thựctiễn quản trị toàn cầu ngày nay. Toàn cầu hóa thương mại vẫn tiếp tục trong nhữngnăm gần đây dù ở một tốc độ chậm hơn, trong khi cùng lúc đó những căng thẳng vàchia rẽ chính trị đã bộc lộ rõ ràng trong nền chính trị quốc tế. Cuộc cạnhtranh giữa các cường quốc, với thực tiễn là mối quan hệ sóng gió giữa Mỹ vớiTrung Quốc cũng như Nga đã trở thành nhân tố chính tác động và làm xoay chuyểnthế giới. Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, với thực tiễn là mối quan hệsóng gió giữa Mỹ với Trung Quốc cũng như Nga đã trở thành nhân tố chính tác độngvà làm xoay chuyển thế giới. Các thể chế quốc tế đã và đang bước vào thời kỳsuy yếu, một phần do sự rút lui của chính quyền Donald Trump khỏi các cam kếtquốc tế, và một phần do sự bất đồng giữa các cường quốc. Các thể chế quốc tế đãvà đang bước vào thời kỳ suy yếu, một phần do sự rút lui của chính quyền DonaldTrump, và một phần do sự bất đồng giữa các cường quốc. Với thực tế đó, WHO đãkhông làm tốt vai trò trung tâm điều phố cần phải có trong đại dịch Covid 19.Trong khi đó, hy vọng về khả năng tiếp cận bình đẳng vắc-xin ở cấp độ toàn cầuphụ thuộc vào cam kết của COVAX trong việc sử dụng hỗ trợ tài chính và y tế từcác quốc gia có thu nhập cao để cung cấp vắc-xin cho hơn 90 quốc gia đang pháttriển. Nhưng COVAX đã không thoát khỏi địa chính trị. Bất chấp chủ nghĩa dân tộcvề vắc-xin, COVAX đang phân phối và cung cấp vắc-xin cho các nước châu Á. COVAXđã dự báo rằng họ sẽ cung cấp gần một tỉ liều cho khu vực trong năm 2021, một sốlượng vượt quá những gì mà chính sách ngoại giao vắc-xin song phương và sáng kiếnQuad hứa cung cấp trong năm nay.

 

Cập nhật : 13:41 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!