Nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người, quyền công dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Ngày nay, quyền con người, quyền công dân được xem là thước đo sự tiến bộ và trình độ văn minh của xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế và bản sắc văn hóa. Về lý luận cũng như thực tế, nhân quyền hay quyền cơ bản của con người, công dân là những quyền không thể thiếu để cá nhân có thể tồn tại và phát triển bình thường với tư cách là một thành viên của cộng đồng xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.


Hiện nay,có nhiều định nghĩa về quyền con người (hay “nhân quyền” - human rights). Tuynhiên, từ góc độ khái quát nhất, có thể xem quyền con người là giá trị chungcủa toàn nhân loại, gắn liền với nhân phẩm, thuộc về mọi cá nhân mà không cóbất cứ sự phân biệt đối xử nào dựa trên các cơ sở về chủng tộc, quốc tịch, nơicư trú, giới tính, nguồn gốc dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc bất kỳ cơsở nào khác. Từ góc độ quan hệ quốc tế, quyền con người được xem là những bảođảm pháp lý toàn cầu trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội vàvăn hóa, nhằm bảo vệ các cá nhân và nhóm trước những hành động hoặc sự bỏ mặclàm tổn hại đến các quyền, tự do cơ bản và nhân phẩm.

Có thểkhẳng định, quyền con người đã được khẳng định là những giá trị bẩm sinh, vốncó của mỗi cá nhân con người, được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốcgia ghi nhận và bảo vệ. Nhân quyền hiện không chỉ là những “giá trị chung”, màcòn được xem là những “tiêu chuẩn chung”, “ngôn ngữ chung” của toàn nhânloại. Gần gũi với khái niệm quyền con người là khái niệm “quyền công dân”. Về bảnchất, quyền công dân cũng chính là các quyền con người nhưng được pháp luật củacác quốc gia ghi nhận và bảo vệ một cách cụ thể. Sự phân biệt giữa quyền conngười và quyền công dân thông thường chỉ thể hiện ở chỗ chủ thể của quyền côngdân là những người mang quốc tịch của một quốc gia, còn chủ thể của quyền conngười là tất cả mọi thành viên của nhân loại, không phân biệt quốc tịch.

Ngày nay,quyền con người, quyền công dân được xem là thước đo sự tiến bộ và trình độ vănminh của xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tếvà bản sắc văn hóa. Về lý luận cũng như thực tế, nhân quyền hay quyền cơ bảncủa con người, công dân là những quyền không thể thiếu để cá nhân có thể tồntại và phát triển bình thường với tư cách là một thành viên của cộng đồng xãhội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Ngay từkhi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền conngười, thông qua các khẩu hiệu đấu tranh cho “Việt Nam tự do”, quyền “tự do tổchức”; “nam nữ bình quyền”, quyền phổ cập giáo dục, quyền của người công nhânchỉ làm việc 8 giờ/ngày... Trong Luận cương cách mạng Việt Nam thông qua tạiĐại hội lần thứ II, Đảng đã khẳng định rõ mục tiêu bảo đảm mọi công dân đều:“...được hưởng quyền con người, dân quyền và tài quyền”. Mặc dù mới chỉ mangtính khái quát, song quan điểm, đường lối của Đảng thời kỳ này hoàn toàn phùhợp với nhận thức tiến bộ về quyền con người của cộng đồng quốc tế khi đó. Vấn đề bảo đảm quyền con người tiếp tục được Đảngvà Nhà nước Việt Nam quan tâm, nhất là từ khi đổi mới đến nay. Đặc biệt, Đại hộiXIII nhấn mạnh: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ...,bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Quyền lực của nhân dântrong điều kiện thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ là làm chủ tập thể,mà trước tiên và cơ bản là làm chủ bản thân. Cho nên, trong phương hướng tiếptục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, không chỉ chú trọng xâydựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của Nhà nước, mà đồng thời phải chú ý đúngmức đến việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của con người, của côngdân trong tổng thể các quan hệ nền tảng và có tính bình đẳng với thể chế phápquyền của Nhà nước.

Trên cơ sở đường lối củaĐảng, khái niệm “quyền con người” lần đầu tiên được hiến định tại Điều 50 Hiến phápnăm 1992: “Ở nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinhtế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quyđịnh trong Hiến pháp và luật”. Tuy nhiên, nếu như Hiến pháp 1992 các quyền conngười về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội thể hiện ở quyền công dânthì ở Hiến pháp 2013 kế thừa và chỉ rõ quyền con người thuộc tất cả mọi ngườimà không dừng lại ở công dân và được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theoHiến pháp và pháp luật.

Như vậy, việc ghi nhận các quyền conngười, quyền và nghĩa vụ công dân ở vị trí chương 2 của Hiến pháp 2013 đã phảnánh xu thế hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả của đất nước, tạocơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ởViệt Nam. Đến nay, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc tôn trọng và thừa nhậnquyền con người và bảo vệ quyền công dân theo tinh thần luật pháp quốc tế vàgiải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế và luật pháp quốc giatrong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật đảm bảo những cam kết quốc tế màViệt Nam là thành viên. Điều này đã được Đảng ta khẳng định nhất quán trong Vănkiện Đại hội lần thứ XIII: “Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân; hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp”. Đồng thời, Đại hội Đảng toànquốc lần thứ XIII, Đảng ta khẳng định quan điểm “tiếp tục xây dựng và hoànthiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn,hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đấtnước”. Điều đó có thể khẳng định, quyền con người, quyền công dân gắn liền vớibản chất quyền lực của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Vì vậy, trách nhiệm củaNhà nước là phải bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của Nhândân, công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dântrong mọi hoàn cảnh phù hợp với mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ, công bằng,văn minh và xu hướng toàn cầu hóa hội nhập quốc tế toàn diện với cơ chế bảo vệquyền con người, quyền công dân của các quốc gia. Trong đó, chú trọng đổi mới tổ chức vàhoạt động của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhànước cao nhất; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa; bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; xây dựng nềnhành chính nhà nước phục vụ nhân dân; nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiệnđại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân;hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đôthị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức; gắn kếtchặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật…

Trong giai đoạn hiện nay, việc bảođảm quyền con người không chỉ như là một yêu cầu trọng tâm trong xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà còn là một yếu tố cốtlõi để bảo đảm sự ổn định chính trị dựa trên sự lãnh đạo của Đảng.Đặc biệt, để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theotinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đòi hỏi Nhà nước ta cần thực hiệntrách nhiệm và nghĩa vụ là cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ quyềncon người, quyền công dân bằng các quy định pháp luật phù hợp với Hiến phápViệt Nam và luật pháp quốc tế, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệthống chính trị”. Để thực hiện được mục tiêu trên, chúng ta cần tập trung vàonhững nội dung cơ bản sau:

Một là, cần đẩy mạnh việc hoàn thiệnhệ thống các quy định của pháp luật về quyền con người để phù hợp với luật nhânquyền quốc tế, không chỉ là phù hợp với các quy định chung trong các điều ước,mà còn với các khuyến nghị, quy tắc, tiêu chuẩn… về quyền con người do các cơ quannhân quyền quốc tế ban hành. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế pháplý thực hiện, giám sát thực hiện và xử lý các vi phạm quyền con người, để bảođảm tất cả các quyền con người đều được tôn trọng, bảo vệ trong thực tế.

Hailà, hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệvà ghi nhận quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp, văn kiện Đại hộiXIII của Đảng và các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thànhviên. Thiết lập cơ chế bảo hộ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo Hiếnpháp và các điều ước quốc tế về hợp tác lao động thông qua cơ quan đại sứ quán,lãnh sứ quán, hội người Việt Nam ở các quốc gia sở tại, phát huy thế mạnh củacộng đồng người Việt Nam hướng về xây dựng quê hương đất nước. Tiếp tụcnghiên cứu, xây dựng trình Quốc hội phê chuẩn các luật mới cụ thể hóa quyền conngười, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 làm cơ sở áp dụng bên cạnh sửa đổi,bổ sung, thay thế các luật không phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế.

Ba là, thực hiện có hiệu quả phương châmmà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra là "dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng". Bởi vì, nhân dân là “tai mắt” củaĐảng, nhân dân ở khắp mọi nơi, họ thường xuyên giám sát, theo dõi sát sao, vìvậy Đảng, Nhà nước ta phải thường xuyên lắng nghe nhân dân, lắng nghe các tổchức quần chúng nhân dân, lắng nghe Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở. Để từ đó, Đảng và Nhà nước kịp thời ngăn ngừa, đấu tranh khắcphục các hiện tượng quan liêu, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, hay thờ ơ, vôcảm trước những khó khăn, bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vi phạmcác quyền của công dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Bốn làtiếp tục đổi mới tổ chức và hoạtđộng của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan thực thi quyền lập pháp,cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất củanước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước,đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân. Trong đó, đổi mới quy trình lậppháp phải hướng đến mục tiêu con người, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị cho các đạibiểu quốc hội, cán bộ, đảng viên làm công tác xây dựng, ban hành và thực thipháp luật.

Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Nhândân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng,quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làmmục tiêu phấn đấu”. Đồng thời, mục tiêu phát triển con người toàn diện đươngnhiên phải xuất phát từ con người và “lấy con người làm trung tâm”. Nhưng nếukhông bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như đãđược thể chế trong Hiến pháp năm 2013, thì con người không thể chủ động, tíchcực tham gia vào các công việc nhà nước và xã hội với tư cách là người là chủ -làm chủ. Do đó, bảo đảm quyền con người phải là khâu kết nối cần thiết, khôngthể thiếu giữa khâu lấy con người làm trung tâm và phát triển con người toàndiện, có như vậy, mới thựcsự là nhà nước pháp quyền xã hội vì nhân dân phục vụ và hướng đến mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh với phương châm dân giám sát, dânthụ hưởng trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, tôn trọng và bảo vệ conngười.

ThS.Trần Văn Toàn, Trường Chính trịLê Duẩn

 

Cập nhật : 13:38 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!