Một số hàm ý chính sách đối với kinh tế Việt Nam sau đại dịch (Phần 1)

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào tháng 3/2020, các nền kinh tế trên thế giới chịu những tác động tiêu cực theo hướng khác nhau. Các quốc gia nghèo hơn phải gánh chịu nhiều thiệt hại nhất, nhưng, mặc dù có nhiều nguồn lực hơn, các quốc gia phát triển cũng phải đối mặt với những thách thức của riêng mình. Năm 2021 là một năm đầy thách thức với nền kinh tế Việt Nam khi đại dịch COVID-19 với biến chủng mới đã tác động xấu tới nền kinh tế nước ta.


Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầubùng phát vào tháng 3/2020, các nền kinh tế trên thế giới chịu những tác độngtiêu cực theo hướng khác nhau. Các quốc gia nghèo hơn phải gánh chịu nhiềuthiệt hại nhất, nhưng, mặc dù có nhiều nguồn lực hơn, các quốc gia phát triểncũng phải đối mặt với những thách thức của riêng mình. Năm 2021 là một năm đầythách thức với nền kinh tế Việt Nam khi đại dịch COVID-19 với biến chủng mới đãtác động xấu tới nền kinh tế nước ta. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2021đạt 2,58% so với năm 2020, sau sự phục hồi của nền kinh tế trong quý IV/2021(Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quý năm 2021 lần lượt là 4,72%, 6,73%, -6,02% và 5,22%). Một trong những nguyên nhân của sự phục hồi trong quý IV/2021là do sự thay đổi về chính sách của Chính phủ trong phòng, chống dịch COVID-19.Tuy nhiên, bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, động lựctăng trưởng kinh tế của năm 2022 và các năm tới có thể có những diễn biến khác.Do vậy, theo các chuyên gia, một số hàm ý chính sách đối với nền kinh tế ViệtNam sau đại dịch như sau:

Một là, đối với rủi ro khủng hoảng. Cũnggiống với các quốc gia trên thế giới, đại dịch COVID-19 buộc chính phủ Việt Namphải tung ra các gói cứu trợ khẩn cấp đối với nền kinh tế. Do tình hình dịchbệnh diễn biến phức tạp nhất vào giữa tháng 5/2021, nên tới tháng 7/2021 ViệtNam mới bắt đầu triển khai các gói hỗ trợ trực tiếp cho người dân và doanhnghiệp. Tổng kinh phí cho các gói hỗ trợ dịch COVID-19 của Việt Nam trong năm2021 vào khoảng 10 tỷ USD, tương đương hơn 2% GDP. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều sovới tỷ lệ mà các quốc gia trên thế giới đã triển khai như Nhật Bản (59% GDP),Đức (26% GDP), Mỹ (23% GDP), Hàn Quốc (15,5% GDP) hay Trung Quốc (15% GDP)…Hiện tại, Chính phủ vẫn chưa sử dụng nợ công cho các gói hỗ trợ kinh tế. Tỷ lệnợ công của Việt Nam vẫn đảm bảo trong mức an toàn (dưới ngưỡng cho phép là 16%GDP). Trong điều kiện dư địa nợ công của Việt Nam còn tương đối lớn, Chính phủcó thể cân nhắc gia tăng các gói hỗ trợ để kích thích doanh nghiệp phục hồi vàtăng trưởng (tiếp tục giãn nợ, gia hạn thuế thu nhập cho doanh nghiệp, giảmthuế xuất nhập khẩu), triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng…

Đối với rủi ro lạm phát trong năm2022, một số bất lợi vẫn sẽ tồn tại như chuỗi cung ứng vẫn chưa thể giải quyết,việc thiếu hụt nguồn nguyên nhiên vật liệu toàn cầu và việc các quốc gia thayđổi chính sách tiền tệ để phù hợp với tình hình mới có thể sẽ ảnh hưởng đến giáhàng hóa, dịch vụ trên thế giới và gây áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu lớn.Mặt bằng giá cả thị trường trong nước năm 2022 còn có thể có những diễn biếnphức tạp, khó dự đoán. Vì vậy, việc theo dõi các diễn biến thị trường thế giớilà rất quan trọng nhằm đưa ra các chính sách tài khóa và quản lý thị trường hàihòa, hiệu quả. Đặc biệt, việc tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp khi lãisuất ngân hàng tăng có thể là trọng tâm cần lưu ý trong năm 2022.

Hai là, thị trường y tế số của Việt Nam cótiềm năng phát triển lớn. Tổng chi tiêu y tế năm 2019 vào khoảng 17 tỉ USD,tương đương 6,6% GDP và có thể lên tới 23 tỉ USD vào năm 2022. Đại dịchCOVID-19 vừa qua cũng cho thấy năng lực của Việt Nam trong phát triển y tế sốkhi những giải pháp công nghệ đã từng bước được gắn kết vào công tác phòng,chống dịch bệnh, bước đầu đem lại hiệu quả và giúp tiết kiệm một phần nguồn lựctài chính, nguồn nhân lực và vật lực. Việc áp dụng những giải pháp công nghệ(thẻ y tế điện tử, mã QR khai báo y tế, các ứng dụng di động để quản lý và cậpnhật thông tin dịch bệnh, dịch tễ, đăng ký tiêm chủng…) giúp công tác khám chữabệnh cho người dân nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Ngoài ra, ở Việt Nam cũng đã xuấthiện một số mô hình khám chữa bệnh từ xa thông qua các ứng dụng di động (tươngtự như Wellcare - ứng dụng bác sĩ tại nhà, VOV Basic24 - ứng dụng tư vấn khámbệnh từ xa…), đặt lịch khám, xét nghiệm tại nhà (tương tự như ứng dụngEdoctor)… Những ứng dụng này góp phần giảm chi phí đầu tư cơ sở khám chữa bệnh,tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh cho người dân, mà vẫn đảm bảo người dân đượctiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, mức độ ổn định, tính cậpnhật của những ứng dụng này còn hạn chế, trong nhiều trường hợp, sự sai sótcũng gây bất tiện cho người sử dụng và khó khăn cho các cơ quan quản lý. Vìvậy, các nhà phát triển công nghệ của Việt Nam cần nâng cấp, hoàn thiện và nhânrộng việc sử dụng những ứng dụng này. Đồng thời, song song với phát triển ứngdụng, cũng cần tăng cường phổ biến, hỗ trợ, hướng dẫn người dân cách thức sửdụng và gia tăng khả năng tiếp cận của người dân với những ứng dụng mới.

Ba là, nhằm duy trì và tăng cường thu hútFDI trong năm 2022, Việt Nam cần tiếp tục làm tốt công tác phòng chống dịch vàtự chủ năng lực y tế. Các vấn đề về kinh tế và chính trị toàn cầu năm 2022 vẫnđể cho chúng ta nhiều cơ hội thu hút thêm dòng vốn FDI từ tất cả các quốc giavà vùng lãnh thổ, vì vậy, việc duy trì và bảo vệ thành quả chống dịch có vaitrò và ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng niềm tin với các đối tác đầu tư FDI.

(Còn tiếp)

 

Tài liệu tham khảo:

1. Chính phủ (2022), Chương trìnhphục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Tài liệu tham khảo kèm theo hồ sơ dựthảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chươngtrình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội);

2. Chính phủ (2021), Báo cáo kế hoạchcơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 (Báo cáo phục vụ kỳ họp thứ 2 Quốchội khóa XV);

3. Ngân hàng thế giới (2021), Báo cáocập nhật đánh giá quốc gia: Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả.

 

 

Cập nhật : 13:34 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!