Hỏi đáp dành cho đại biểu dân cử tháng 01- Số 2

HỎI– ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 1 – SỐ 2

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục thông qua nghịquyết, quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng vănbảntại Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?

Trảlời:

Căncứ Điều 61 Luật Doanh nghiệp 2020quy định:

Trườnghợp Điều lệ công tytráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không có quy định khác thì thẩm quyền và thểthức lấy ý kiến thành viên bằng văn bản để thông qua nghị quyết, quyết địnhđược thực hiện theo quy định sau đây:

1. Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết địnhviệc lấy ý kiến thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản để thông qua nghịquyết, quyết định các vấn đềthuộc thẩm quyền;

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có tráchnhiệm tổ chức việc soạn thảo, gửi các báo cáo, tờ trình về nội dung cần quyếtđịnh, dự thảo nghị quyết, quyết định và phiếu lấy ý kiến đến các thành viên Hộiđồng thành viên;

3. Phiếu lấy ý kiến phải bao gồm các nội dungchủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sởchính;

b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, sốgiấy tờ pháp lý của cá nhân, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên Hội đồng thànhviên;

c) Vấn đề cần lấy ý kiến và ý kiến trả lờitương ứng theo thứ tự tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

d) Thời hạn cuối cùng phải gửi phiếu lấy ýkiến về công ty;

đ) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồngthành viên;

4. Phiếu lấy ý kiến có nội dung đầy đủ, cóchữ ký của thành viên Hội đồng thành viên và được gửi về công ty trong thời hạnquy định được coi là hợp lệ. Chủ tịch Hội đồng thành viên tổ chức việc kiểmphiếu, lập báo cáo và thông báo kết quả kiểm phiếu, nghị quyết, quyết định đượcthông qua đến các thành viên trong thờihạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn mà thành viên phải gửi ý kiếnvề công ty. Báo cáo kết quả kiểm phiếu có giá trị tương đương biên bản họp Hộiđồng thành viên và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mục đích, nội dung lấy ý kiến;

b) Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngàycấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên đã gửi lại phiếu lấy ý kiến hợplệ; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn gópcủa thành viên mà công ty không nhận lại được phiếu lấy ý kiến hoặc gửi lại phiếulấy ý kiến nhưng không hợp lệ;

c) Vấn đề được lấy ý kiến và biểu quyết; tómtắt ý kiến của thành viên về từng vấn đề lấy ý kiến (nếu có);

d) Tổng số phiếu lấy ý kiến hợp lệ, không hợplệ, không nhận được; tổng số phiếu lấy ý kiến hợp lệ tán thành, không tánthành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;

đ) Nghị quyết, quyết định được thông qua vàtỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng;

e) Họ, tên, chữ ký của người kiểm phiếu vàChủ tịch Hội đồng thành viên. Người kiểm phiếu và Chủ tịch Hội đồng thành viênchịu trách nhiệm liên đới về tính đầy đủ, chính xác, trung thực của nội dungbáo cáo kết quả kiểm phiếu.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về hiệu lực nghị quyết, quyếtđịnh của Hội đồng thành viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên?

Trả lời:

Căncứ Điều 62 Luật Doanh nghiệp 2020quy định:

1. Trường hợp Điều lệ công ty không có quyđịnh khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực thi hànhkể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi tại nghị quyết,quyết định đó.

2. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thànhviên được thông qua bằng 100% tổng số vốn điều lệ là hợp pháp và có hiệu lựcngay cả trong trường hợp trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết, quyết địnhđó không được thực hiện đúng quy định.

3. Trường hợp thành viên, nhóm thành viên yêucầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết, quyết định đã được thông qua thìnghị quyết, quyết định đó vẫn có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 1Điều 62 Luật này cho đến khi có quyết địnhhủy bỏ của Tòa án hoặc Trọng tài có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Giám đốc, Tổng giám đốc tại Công tytrách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?

Trả lời:

Căncứ Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020quy định:

1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điềuhành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hộiđồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền vànghĩa vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết địnhcủa Hội đồng thành viên;

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạtđộng kinh doanh hằng ngày của công ty;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh vàphương án đầu tư của công ty;

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của côngty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quảnlý trong công ty, trừ chức danhthuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty,trừ trường hợp thuộc thẩm quyềncủa Chủ tịch Hội đồng thành viên;

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức côngty;

h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hộiđồng thành viên;

i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chialợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k) Tuyển dụng lao động;

l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tạiĐiều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng laođộng.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về tiêu chuẩn và điều kiện làmGiám đốc, Tổng giám đốc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên?

Trả lời:

Căncứ Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020quy định:

1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2Điều 17 của Luật này. Đó là:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũtrang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanhthu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy địnhcủa Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cáccơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênnghiệp, công nhân công an trong cáccơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diệntheo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quảnlý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trongdoanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này,trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhànước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lýhành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bịTòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cáctrường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăngký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộpPhiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấmkinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộluật Hình sự.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty vàđiều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quyđịnh tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệpnhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 Luật này và không được là người cóquan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và củacông ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốnnhà nước tại công ty và công ty mẹ.

 

Tham khảo:

LuậtDoanh nghiệp 2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 

 

Cập nhật : 13:31 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!