Khái quát về tương quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa

Trong 3 thập kỷ sau Chiến tranh, CNTB và CNXH đều có những bước tiến đáng kể trong phát triển, nhờ đều áp dựng thành tựu của KHKT, và mỗi bên đều cạnh tranh giành ưu thế.

Từ năm 2018, Liên Xô ra đờitưởng như tính thống nhất của nền kinh tế toàn cầu bị phá vỡ, và chỉ được khôiphục khi Chủ nghĩa cộng sản thắng lợi trên toàn thế giới. Những năm sau khi kếtthúc chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô trở thành một cường quốc dẫn đầu phe CNXH.Chiến tranh lạnh làm cho thế giới dường như ít xung đột hơn, ít bạo lực hơn.Nhưng bên trong là các nước lớn âm thầm chạy đua về kinh tế, về công nghệ, vềvũ trang…. Trong những năm 1950, 1960, CNTB phát triển rất mạnh như huyền thoạivà chỉ sang thập niên 1970 sự phát triển mới chững lại khi khủng hoảng liên tiếpxuất hiện từ đầu những năm 1970 (1970-1971, 1973/1975 và 1980-1981). Mức tăngtrưởng bình quân trong các nước tư bản phát triển giảm từ 5,9%trong thập kỷ 1950-1960, xuống còn 3,9% trong thập kỷ 1970, và 3,4% trong thậpkỷ 1980, 3,0% trong thập kỷ 1990[1]. Các trung tâm phát triển của CNTB như:Mỹ, Tâu Âu, Nhật Bản đều trong tình trạng tương tự. Kinh tế Mỹ tăng trưởng bìnhquân 4,5% trong thập kỷ 1960, giảm còn 3,2%/ thập kỷ 1970, 2,7% trong thập kỷ1980 và 2,4% trong thập kỷ 1990. Kinh tế Nhật cũng giảm mức tăng trưởng từ 5,8%trong thập kỷ 1970, còn 3,8%/ thập kỷ 1980, và 1,8% trong thập kỷ 1990. Kinh tếcác nước Tây Âu cũng giảm tương ứng 2,5%; 2,2% và 2,0% trong ba thập kỷ 1970, 1980và 1990[2].

Ở phe bên kia, trong 3 thậpniên 1950-1970, các nước XHCN đã đạt được những thành tựu rực rỡ bất chấp chínhsách bao vây, cấm vận của Mỹ. Rồi quan hệ kinh tế Đông-Tây được mở rộng hơn từđầu những năm 1970[3].Trong những năm 1970, nhờ áp dụng KHKT hiện đại, ở Liên Xô, nhiều ngành KH hiệnđại nhất thế giới đã phát triển như: chế tạo máy bay, kỹ thuật vũ trụ, công nghiệpđiện tử và vi điện tử, kỹ thuật laze… Trong bối cảnh đó, nhiều nước như Etiopia, Ăngola,Nicaragoa, Afganistan... cũng phát triển theo hướng CNXH. Tuy nhiên, trong nhữngnăm này, CNXH ở Trung Quốc, sau thời kỳ khôi phục và cải tạo kinh tế(1949-1957) lại lâm vào khủng hoảng với Đại nhảy vọt (1958-1965) và Đại cách mạngvăn hóa (1966-1976). Dù là bao vậy, cấm vận, nhưng các nước TBCN như Mỹ, Nhật… vẫnphải hợp tác với Liên Xô trong khai thác và đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu.

Như vậy, Trong 3 thập kỷ sauChiến tranh, CNTB và CNXH đều có những bước tiến đáng kể trong phát triển. Cóđược điều này là nhờ đều áp dựng thành tựu của KHKT, và mỗi bên đều cạnh tranhgiành ưu thế.

Trong 3 thập niên (1950-1970),tương quan CNTB và CNXH thể hiện ở những điểm sau đây[4].

- CNXH đứng đầu là Liên Xô không ngừng lớn mạnh, mở rộngphạm vi ảnh hưởng trên thế giới. Ở các nước XHCN không có khủng hoảng kinh tế,nhưng lại tồn tại  mâu thuẫn khá gay gắttrong nội bộ, điển hình là mâu thuẫn Xô-Trung[5],tập hợp lực lượng của các nước XHCN không mạnh, chủ yếu dựa vào Liên Xô dù cóưu thế về tốc độ phát triển (xem thêm Bảng 1).

- Về tốc độ phát triển, trong giai đoạn 1951-1976, mứctăng GDP bình quân và mức tăng sản phẩm công nghiệp của các nước thuộc Hội đồngtương trợ kinh tế (HĐTTKT-khối SEV)[6]đạt tương ứng là 7,7% và 9,5%. Các chỉ số tương ứng của Liên Xô là 8,0% và9,4%. Trong khi đó, các số liệu tương ứng của các nước tư bản phát triển là4,1% và 4,9%. Con số của Mỹ tương ứng là 3,4% và 4,2%[7]

- Các nước TBCN phát triển mạnh sau hai thập kỷ 1950,1960, sau đó bước vào thời kỳ khủng hoảng trong những năm 1970 và đầu những năm1980. Tốc độ tăng trưởng bình quân ở các nước tư bản phát triển bình quân nămtăng từ 4,5% trong giai đoạn 1951-1973 giảm xuống còn 2,4% trong giai đoạn1974-1979. Ở các nước OECD, lạm phát cao đạt 8,6%/1976; 8,9%/1977 và 10,5%/1979[8].Những biến động này, liên quan đến những căng thẳng về dầu mỏ (1979 và 1980),chiến tranh Trung Đông (10.1973)

- Về sản lượng công nghiệp, năm 1950, tổng sản lượngcông nghiệp của các nước XHCN (thuộc khối SEV) chỉ chiếm 20% sản lượng côngnghiệp thế giới, thì đến 1980, con số này đã lên tới 31%. Nhưng vẫn nhỏ hơn mứctổng sản lượng công nghiệp của các nước TBCN (chiếm 75%/1950, và giảm còn 50%/1980, riêng của Mỹ là hơn 30%)[9].

Về GDP bình quân đầu ngườithì Mỹ và các nước tư bản phát triển vẫn cao hơn so với nhóm các nước XHCN. Năm1978, tổng GDP của Liên Xô mới bằng 67% mức của Mỹ, và mức GPD bình quân đầungười mới chỉ bằng 56% mức của Mỹ. Năm 1978 GDP bình quân đầu người ở 18 nướctư bản phát triển đạt 8.070 USD, cao gấp 40 lần so với mức đó ở 38 nước chậmphát triển[10].

Bảng 1: Kinh tế Liên Xô so với Mỹ(1950-1978), %

 

1950

1978

Tổng GDP

31

67

Tổng sản phẩm công nghiệp

Gần 30

Hơn 80

Tổng sản lượng điện

8 (1913)

50

NSLĐ trong công nghiệp

11 (1913)

55

Nguồn: 60 năm kinh tế quốc dân Liên Xô, Niên giám thốngkê hàng năm, 1977, tr 95-96 Tiếng Nga. Đào Văn Tập, tr 36.

Phân tích về tương quan lựclượng giữa CNTB và CNXH trong những năm 1950-1989, một số học giả cho rằng, sứccạnh tranh và về linh tế và xã hội, về mức sống (đo bằng GDP bình quân đầu người)cho thấy CNTB với hệ thống kinh tế thị trường có sức sống hơn, có tính cạnhtranh cao hơn so với CNXH[11].

Năm 1991, chiến tranh lạnh kếtthúc, Liên Xô tan rã, CNXH suy yếu, khối SEV sụp đổ, tương quan lực lượng nghiênghẳn về CNTB. Từ đây, không còn chia phe giữa CNTB và CNXH nữa. Nhiều biến đổitrong những năm 1990 cho thấy giai đoạn này, các nước CNTB đã vượt trội so vớicác nước CNXH. Christian Bjørnskov đã đưa ra dẫn chứng, sau năm 1991 có khôngdưới 29 nước đã chuyển từ khuynh hướng XHCN sang TBCN và rất nhiều nước khác đãthực hiện tư nhân hóa các DNNN[12]. Sau năm1991, nước Nga trong cơn suy thoái đã tiến hành cuộc cải cách căn bản theo địnhhướng thị trường. Các chính sách được lựa chọn cho sự chuyển đổi này là (1) tựdo hóa, (2) ổn định hóa, và (3) tư nhân hóa. Kinh tế Nga rơi vào tình trạng giảmphát sâu giữa thập niên 1990, và bị ảnh hưởng thêm nữa bởi cuộc khủng hoảng tàichính năm 1998. Từ năm 2000 kinh tế Nga dần hồi phục và phát triển,chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫnphải đương đầu với nhiều thách thức như nạn khủng bố, li khai, nhằm khôi phụcvà giữ vững vị thế cường quốc Á - Âu. Trong khi đó, từ 2004 đến 2007, nhiều nướcvốn thuộc khối XHCN Đông Âu đã gia nhập EU như: Bulgaria, Cộng hòa Séc,Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania, Slovakia, Slovenia. Và từ1999 đến 2004, hầu hết trong số các nước này đều gia nhập NATO (Ba Lan, Cộnghoà Séc, Hungary, Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania). Sau loạt các sựkiện này, CNXH thế giới càng suy yếu hơn.

Từ sau Khủng hoảng toàn cầu2008, Trung Quốc trỗi dậy, sau đó nước Nga mạnh trở lại. Sau nhiều năm chìm đắmtrong khủng hoảng, từ đầu những năm 2000, nhờ phát triển kinh tế thị trường vàđẩy mạnh hội nhập quốc tế, Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy. Năm 2009, GDP của TrungQuốc chỉ đứng sau Mỹ. Năm 2019, GDP tính theo PPP của Trung Quốc đã vượt Mỹ.Xét về kinh tế, chính trị, quân sự, tổnglực của Nga và Trung Quốc là rất lớn so với mỗi nước tư bản phát triển. Tuynhiên do Nga và Trung Quốc chưa lập một liên minh kinh tế, chính trị, hay quânsự ngoài Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)[13], do vậy thiếu sức mạnh tổng hợp - khó có thể sosánh với sức mạnh kinh tế của nhóm G7, của nhóm các nước OECD hay sức mạnh quân sự củakhối NATO. Về mọi mặt, tươngquan lực lượng tronggiai đoạn 2010-2019 vẫn nghiêng hẳn về các nước TBCN.

Năm 2020, tổng GDP của cácnước tư bản phát triển cao hơn rất nhiều so với các nước XHCN (Trung Quốc,Việt Nam, Cuba…) (theo Peter J. S. Duncan and Elisabeth Schimpfössl thì nướcNga là CNTB nửa phụ thuộc (Semi-dependent capitalism Russia)[14],cho nên không xếp Nga vào nhóm các nước XHCN.

Theo tính toán của chúngtôi, năm 2020 chỉ riêng tổng GDP của các nước G7 đã đạt: 42,44 ngàn tỷ USD(theo PPP), trong đó (Mỹ: 22,94 ngàn tỷ USD, Nhật 5,1 ngàn tỷ; Đức 4,2 ngàn tỷUSD; Anh 3,1 ngàn tỷ USD; Pháp 2,9 ngàn tỷ USD; Ý 2,2 ngàn tỷ USD; Canada: 2,0ngàn tỷ USD). Con số này cao hơn rất nhiều so với tổng GDP của Nga và Trung Quốclà 18,343 ngàn tỷ USD (1,483 ngàn tỷ USD của Nga và 16,86 ngàn tỷUSD của Trung Quốc)[15].

Mặc dù thế giới hiện nay là đa cực, tuy nhiên xét về tươngquan lực lượng tính nhóm các nước (XHCN và TBCN) thì hiện nay (2020), các nướcXHCN yếu hơn rất nhiều so với các nước TBCN.

 

Danh mục các tài liệu tham khảo chính:

 

1.    Origins of Modern Capitalism, https://study.com/academy/lesson/origins-of-modern-capitalism.html

2.    ASIA POWER INDEX, 2021 EDITION HTTPS://POWER.LOWYINSTITUTE.ORG/.

3.    Robert Gilpin, The political economy of internationalrelations. Princeton N.J.: Princeton U. Pr., 1987

4.    TỪ SỰ KIỆN NGA BỊ LOẠI KHỎI SWIFT: SWIFT LÀ GÌ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNGTHẾ NÀO MÀ KHIẾN NGA LO LẮNG?,https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tat-tan-tat-ve-swift-don-trung-phat-chua-tung-co-giang-xuong-nga-20220301073236082.htm.

5.    Đại Lược, Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnhchính sách phát triển kinh tế của một số nước lớn, NXB KHXH 2003

6.    Đào Văn Tập, KTTG tình hình và triển vọng, NXB KHXH, 1982

7.    Torben Iversen and David Soskice, Modern Capitalism and theNation State Coping with Crisis, 1.2012

8.    Christian Bjørnskov and Martin Paldam, The spirits ofcapitalism and socialism A cross-country study of ideology, Economics WorkingPaper, 2009-18

9.    Peter J. S. Duncan and Elisabeth Schimpfössl, Socialism,Capitalism and Alternatives, Area Studies and Global Theories, First publishedin 2019 by UCL Press University College London, Gower Street, London WC1E 6BT.

10. Top 10 nền kinh tế lớn nhấtthế giới 2020, https://top-10.vn/the-gioi/top-10-nuoc-giau-nhat-the-gioi-cap-nhat-den-2020/

(*) Về quân sự, Tổ chức hiệp ước Vacsava thành lập ngày14-5-1955 gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Hungari, Rumani,CHDC Đức (https://www.elib.vn/hoc-tap/bai-2-lien-xo-va-cac-nuoc-dong-au-1945-1991-lien-bang-nga-1991-2000-167.html)

 



[1] Đại Lược, Bối cảnh quốc tế và nhữngxu hướng điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế của một số nước lớn, NXB KHXH2003, tr 13

[2] Võ Đại Lược, tr 14.

[3] Đào Văn Tập, KTTG tình hình và triểnvọng, NXB KHXH, 1982, tr 18

[4] Số liệu tống kê mang tính tương đối,do chưa thật đồng nhất về cách tính, do tỷ giá..

[5] Xung đột biên giới Xô - Trung3.1969

[6] Khối SEV thành lập 08.01.1949 gồmLiên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bung ga ri, Hungari, Rumani sau thêm CHDC Đức,Mông Cổ, Cuba và Việt Nam

[7] Đào văn Tập, tr 32

[8] Đào Văn Tập, tr 93

[9] Đào Văn Tập, tr 35

[10] Đào Văn Tập, tr 118.

[11] Torben Iversen and David Soskice,Modern Capitalism and the Nation State Coping with Crisis, 1.2012

[12] Christian Bjørnskov and MartinPaldam, The spirits of capitalism and socialism A cross-country study ofideology, Economics Working Paper, 2009-18

[13] SCO là một tổ chức an ninh chung liênchính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia: Trung Quốc, Nga,Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, chủ yếu chống buôn bán matúy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực

[14] Peter J. S. Duncan and ElisabethSchimpfössl, Socialism, Capitalism and Alternatives, Area Studies and GlobalTheories, First published in 2019 by UCL Press University College London, GowerStreet, London WC1E 6BT.https://discovery.ucl.ac.uk/id/eprint/10083240/1/Socialism-Capitalism-and-Alternatives.pdf

[15] Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới2020,https://top-10.vn/the-gioi/top-10-nuoc-giau-nhat-the-gioi-cap-nhat-den-2020/

Cập nhật : 13:23 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!