Giới thiệu Hội nghị Kỹ năng giám sát và chất vấn dành cho đại biểu dân cử tại Tuyên Quang

Được sự đồng ý của lãnh đạo Quốc hội, Ban Công tác đại biểu sẽ phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh dự kiến tổ chức Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng giám sát và chất vấn dành cho đại biểu dân cử tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBTVQH15 ngày29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, Kếhoạch hoạt động năm 2022; Được sự đồng ý của lãnh đạo Quốc hội, Ban Công tácđại biểu sẽ phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh dự kiến tổ chứcHội nghị bồi dưỡng Kỹ năng giám sát và chất vấn dành cho đại biểu dân cử tạithành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Năm 2021-2022 là năm đầu tiên của Quốc hội khóa XVvà Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026. Các đại biểu dân cử, nhất là đại biểungười dân tộc thiểu số, cần được cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản phục vụhoạt động của mình, trong đó có kiến thức, kỹ năng trong hoạt động giám sát,với trọng tâm là chất vấn. Trong bối cảnh như vậy, dự kiến trong tháng 01/2022,dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, Trung tâm bồi dưỡng đạibiểu dân cử và Vụ Lễ tân sẽ phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức bồi dưỡng về giámsát, chất vấn cho đại biểu dân cử, ưu tiên đại biểu người dân tộc thiểu số.Hoạt động hợp tác này nhằm mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng, nâng cao nănglực cho đại biểu dân cử, phục vụ hoạt động giám sát, chất vấn tại Quốc hội, Hộiđồng nhân dân các cấp.

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử trân trọng giớithiệu những thông tin chính liên quan tới Hội nghị như sau:

I. VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình hội nghị gồm các nội dung về kiếnthức, kỹ năng của đại biểu dân cử tham gia các hoạt động giám sát, chất vấn,chú ý đến giám sát, chất vấn về các nội dung liên quan đến dân tộc thiểu số. Cụthể như sau:

- Tổng quan về giám sát: Khái niệm giám sát; các chủ thể giám sát ở Quốchội và Hội đồng nhân dân (trong đó nhấn mạnh đến các đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số); đối tượng chịu sự giám sát ởQuốc hội và Hội đồng nhân dân; nội dung giám sát (trong đó chú ý đến các nộidung liên quan đến dân tộc thiểu số); tóm tắt về các hình thức giám sát, trongđó có chất vấn; liên kết giám sát với hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đềcủa quốc gia hoặc địa phương.

- Các hình thức giám sát của Nghị viện Anh: Diễn giả do Đại sứquán Anh giới thiệu sẽ trình bày về những hình thức giám sát chủ yếu hiện đangđược áp dụng trong hoạt động của Nghị viện Anh; tập trung vào hai hình thứctiêu biểu là chất vấn và điều trần; cách thức tổ chức và những kinh nghiệm khitổ chức chất vấn và điều trần…

- Thực hiện quyền chất vấn của đại biểu dân cử: Khái niệm, đặc điểm của chất vấn; chuẩn bị câu chấtvấn (trong đó, chú ý chọn nội dung liên quan đến dân tộc thiểu số, ưu tiên theotình hình, nhu cầu phát triển v.v...); chọn đối tượng chất vấn (chú ý đến cáccơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách, pháp luật liênquan đến dân tộc thiểu số); quy trình thực hiện chất vấn tại kỳ họp và giữa haikỳ họp; cách nêu câu hỏi chất vấn tại kỳ họp hoặc giữa hai kỳ họp; theo dõi việcthực hiện cam kết sau khi chất vấn.

- Giám sát chuyên đề về các nội dung liên quan đếndân tộc thiểu số: Kháiniệm, đặc điểm của giám sát chuyên đề; chọn nội dung để giám sát chuyên đề(trong rất nhiều nội dung liên quan đến dân tộc thiểu số, cần ưu tiên chọn nộidung nào theo tình hình, nhu cầu phát triển v.v...); chủ thể tiến hành giám sátchuyên đề (trong đó chú ý đến Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Ban Dân tộc củaHội đồng nhân dân; các đại biểu dân cử là người dân tộc thiểu số); đối tượngchịu sự giám sát (chú ý đến các cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm về việc thựchiện chính sách, pháp luật liên quan đến dân tộc thiểu số); quy trình thực hiệngiám sát chuyên đề; kết quả đầu ra của giám sát chuyên đề.

- Tổ chức và tham gia hoạt động giải trình: Khái niệm, đặc điểm của giải trình; chủ thể tiếnhành phiên giải trình, sự tham gia các đại biểu dân cử tại phiên giải trình;chọn nội dung, chuẩn bị bộ câu hỏi, kịch bản tổ chức phiên giải trình (trongrất nhiều nội dung liên quan đến dân tộc thiểu số, cần ưu tiên chọn nội dungnào theo tình hình, nhu cầu phát triển v.v...); đối tượng phải giải trình (chúý đến các cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách, phápluật liên quan đến dân tộc thiểu số); quy trình thực hiện giải trình; kết quảđầu ra của phiên giải trình.

*Một số nội dung của Hội nghị có thể được trình bàytheo hình thức trực tuyến.

Các báocáo viên là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, sẽ áp dụng các phương phápthu hút sự tham gia, tương tác của học viên, kết hợp lý thuyết và thực hànhnhư: khởi động bài giảng; thuyết trình xen kẽ với trao đổi, hỏi – đáp; thảoluận nhóm; tình huống; diễn tập/đóng vai; sử dụng các công cụ trực quan v.v...

II. VỀ THÀNHPHẦN ĐẠI BIỂU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

- Thànhphần: Hội nghị dự kiến có khoảng 70 - 80 người tham dự, gồm có các đại biểu dân cử đương nhiệm; công chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội và Hộiđồng nhân dân một số tỉnh/thành trực thuộc trung ương; các chuyên gia/báo cáoviên; Ban tổ chức. Trongđó, đa số là đại biểu dân cử đương nhiệm, ưu tiên đại biểu dân cử là người dântộc thiểu số.

- Thời gian: Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày; dự kiến từ 13-14/01/2022.

- Địa điểm: Hội nghị sẽ được tổ chức tại địa phương ở khu vực có nhiều đại biểu dântộc thiểu số, tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu tham dự; dự kiến tại TP.Tuyên Quang.

-Công tác phòng dịch Covid-19:để bảo đảm an toàn của công tác phòng dịch Covid-19, Trung tâm BD ĐBDC sẽ phốihợp cùng Vụ Lễ tân và Đại sứ quán Anh trong việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệmtest covid-19 cho toàn bộ đại biểu, cán bộ tham dự, lái xe phục vụ Hội nghị,nhân viên liên quan trực tiếp của khách sạn nơi tổ chức Hội nghị. Dự kiếnkhoảng 200 người, lấy mẫu vào buổi chiều ngày trước khi diễn ra Hội nghị.

Trên đây là một số thông tin về Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng giám sát và chất vấn dành chođại biểu dân cử.

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử trântrọng giới thiệu.

Cập nhật : 13:17 - 31/08/2022
In trang này Click here to Print it!