Tin Hội nghị "Cơ chế, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19" tại Hà Nội, ngày 13/4/2022

Sáng ngày 13/4, tại Hà Nội, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Cơ chế, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch Covid-19. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu tham dự và chủ trì Hội nghị.

Sáng ngày 13/4, tại Hà Nội, Ban Côngtác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Cơ chế, chính sáchphục hồi và phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch Covid-19. Đồng chíNguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu tham dự vàchủ trì Hội nghị. 

 

Tham dự Hội nghị có hơn 20 đại biểuQuốc hội, các chuyên gia về kinh tế. Hội nghị nhằm cung cấp cho đại biểu Quốchội một số kiến thức cơ bản về chính sách tiền tệ; giúp đại biểu có cái nhìntổng quan về các cơ chế, chính sách phục hồi kinh tế đang được triển khai. Hộinghị còn là diễn đàn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa đại biểu Quốc hội vàcác chuyên gia.


Phát biểu khai mạc Hội nghị, PhóTrưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh, thờigian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc huy độngmọi nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịchbệnh. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số30/2021/QH15 trao quyền chủ động mạnh mẽ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủđược quyết định và tổ chức thực hiện một số giải pháp cấp bách đặc biệt, đặcthù để ứng phó kịp thời với dịch COVID-19. Đây là một quyết nghị chưa có tiềnlệ trong lịch sử lập pháp của Quốc hội, được dư luận cả nước đồng tình, đánhgiá cao; khẳng định Quốc hội luôn chủ động, đồng hành cùng Chính phủ trong việcxây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúcđẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới để không“lỡ nhịp” xu thế phục hồi và phát triển của thế giới. 


Chính vì vậy, với nhữngchia sẻ từ TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồngTư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia và đồng chí Phạm Chí Quang, PhóVụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu hi vọng sau hội nghị hôm nay, các đại biểu tham dự sẽ nắm được kiến thức cơ bản và xácđịnh được những vấn đề quan trọng trong chính sách hỗ trợ kinh tế hiện nay,liệu các chính sách vừa qua đã đủ và hiệu quả chưa, có cần tiếp tục can thiệpnhững chính sách nào không, tập trung vào lĩnh vực nào…để góp phần bảo đảm vaitrò, năng lực của đại biểu Quốc hội trong việc tham mưu chính sách và có thểvận dụng vào quá trình hoạt động đại biểu của mình.

Chia sẻ tại Hội nghị, chuyên giakinh tế Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệquốc gia đã trình bày chuyên đề: “Kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm2021-2022 và chương trình phục hồi kinh tế của Việt Nam”. Chuyên đề tập trungvào các nội dung: Chính sách kinh tế vĩ mô, kinh tế thế giới năm 2021-2022,kinh tế Việt Nam năm 2021-2022, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xãhội năm 2022-2023 của Việt Nam. Tiến sĩ nhấn mạnh đến việc dịch bệnh COVID-19đã tác động và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế-xã hội. Mặt khác, tình hình thếgiới có nhiều biến động, chiến sự giữa Nga – Ukraine cũng đã tác động gián tiếpđến nền kinh tế của nhiều nước, khiến giá dầu tăng cao kéo theo nhiều sản phẩm,hàng hóa tăng theo. TS Cấn Văn Lực cũng chỉ rõ, kinh tế thế giới hiện có 5 rủiro, thách thức chính gồm: đại dịch Covid-19 còn phức tạp; tình hình địa chínhtrị phức tạp khiến giá dầu, giá vàng, chứng khoán… biến động mạnh và khó đoánhơn; tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tác động đến lực cầu thương mại, đầutư, tiêu dùng toàn cầu; giá cả, lạm phát còn tăng; các nước thu hẹp các gói hỗtrợ, mua tài sản và tăng lãi suất; lợi nhuận biên của doanh nghiệp còn bị thuhẹp. Việt Nam cũng bị tác động bởi các thách thức này, cùng với đó là những tháchthức nội tại khác như: sức cầu còn yếu, tốc độ phục hồi kinh tế - xã hội cònchậm; rủi ro lạm phát, nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ củaChính phủ tăng (mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát); doanh nghiệp còn nhiều khókhăn, nhất là sau hai năm chống chịu với những tác động tiêu cực của đại dịchCovid - 19...



Do đó, nêu khuyến nghị một số giảipháp trong thời gian tới, TS Cấn Văn Lực đề nghị, Quốc hội và Chính phủ cầntiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng;đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanhbất động sản, Luật Dầu khí, Luật Bảo hiểm; xem xét gia hạn và điều chỉnh Nghịquyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và khungpháp lý cho kinh tế số, mô hình kinh doanh mới… Cùng với đó, cần chú trọng pháttriển công nghiệp hỗ trợ, tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế đối vớinhững rủi ro, tác động bên ngoài; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hộinhập.


Buổi chiều cùng ngày, các đại biểuđã được nghe phần trình bày của TS. Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách VụChính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chuyên đề: “Chính sách tiềntệ Việt Nam: Thích ứng linh hoạt, kịp thời kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tếvĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển KT-XH”. Các nội dung chính của chuyên đềbao gồm: Tổng quan về Ngân hàng Trung ương và  chính sách tiền tệ; Điềuhành chính sách tiền tệ giai đoạn từ năm 2016 đến nay; Triển khai chương trìnhphục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Các yếu tố tác động đến điều hànhchính sách tiền tệ thời gian tới; và Định hướng điều hành chính sách tiền tệthời gian tới.

Chia sẻ một số đề xuất, kiến nghịthời gian tới, TS. Phạm Chí Quang cho rằng cần kiên định mục tiêu kiểm soát lạmphát; Đẩy mạnh cơ cấu lại thị trường tài chính, phát triển thị trường vốn, đặcbiệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp; Xử lý nợ xấu; Tháo gỡ khó khăn chotriển khai các chính sách tín dụng, huy động nguồn lực phát triển KT-XH; đẩynhanh giải ngân đầu tư công; xử lý vướng mắc đối với các dự án BOT, BT...

Cập nhật : 18:33 - 29/04/2022
In trang này Click here to Print it!