Hội nghị “Kỹ năng giám sát dành cho đại biểu dân cử” tại Thành phố Cần Thơ, ngày 04-06/04/2022

Thực hiện Kế hoạch và Khung chương trình bồi dưỡng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt, ngày 04-06/04/2022 tại thành phố Cần Thơ, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Kỹ năng giám sát dành cho đại biểu dân cử. Dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội nghị.

Thựchiện Kế hoạch và Khung chương trình bồi dưỡng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt, ngày 04-06/04/2022 tạithànhphố Cần Thơ, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chứcHội nghịKỹ năng giám sát dành cho đại biểu dân cử. Dự Hội nghị có Ủy viên BộChính trị,Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ủy viên Trung ươngĐảng, TrưởngBan Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn ThịThanh chủtrì Hội nghị.

Cùngthamdự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực BanCông tácđại biểu; đồng chí Lê Quang Mạnh, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thưThành ủy CầnThơ, Trưởng Ðoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ; cùng sự thamdự của gần180 đại biểu là Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội,Phó Chủ tịchHội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, lãnh đạo và chuyênviên của Vănphòng đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân của 36 tỉnh/thànhphố trực thuộctrung ương; lãnh đạo và chuyên viên Trung tâm Bồi dưỡng đại biểudân cử; đại diệnmột số Vụ, đơn vị hữu quan thuộc Văn phòng Quốc hội và một sốBộ ngành, các cơquan liên quan.

Phátbiểuchỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn hoannghênhBan Công tác đại biểu đã chủ động chuẩn bị nội dung, mời được các báocáo viêncó chuyên môn sâu, dày dặn kinh nghiệm sẵn sàng trao đổi, đáp ứng yêucầu củacác đại biểu. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Luật giám sát củaQuốc hộivà Hội đồng nhân dân đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày20/11/2015. Qua 6năm thực hiện luật, hoạt động giám sát đã có nhiều đổi mới, tạosự chuyển biến mạnhmẽ trong hoạt động của toàn bộ máy Nhà nước từ trung ương đếncơ sở; góp phầnđưa luật pháp, các nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dânđi vào thực tiễncuộc sống. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồngnhân dân thờigian qua còn hạn chế, bất cập, chất lượng một số cuộc giám sátchưa cao.


Phântíchnguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốchội chỉra một số chủ thể chưa thực sự đi sâu, phân tích kỹ lưỡng vấn đề cầngiám sát,còn chủ yếu giám sát bằng hình thức nghe báo cáo của bộ, ngành, địaphương. Nhiềuđại biểu mới trúng cử, hoạt động trong môi trường mới, trong khihoạt động giámsát vừa có phạm vi rộng, vừa đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyênsâu nên các đạibiểu cần phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo để thực hiện tốt hơn nữachức năng giámsát...Cùng với đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh,nâng cao chất lượnghoạt động giám sát cũng chính là để nâng cao chất lượng hoạtđộng của Quốc hội,Hội đồng nhân dân. Vì vậy, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hộibày tỏ mong muốnsau hội nghị này, các đại biểu sẽ có những đổi mới, quyết tâmhơn, nhận thức rõhơn và chuyển hóa thành những hành động cụ thể đối với hoạt độnggiám sát như: lựachọn vấn đề, nội dung giám sát thiết thực, hiệu quả; thôngqua giám sát để đánhgiá đúng hiệu quả hoạt động và xác định trách nhiệm củacác cơ quan, tổ chức,người đứng đầu trong thực thi công vụ; đổi mới hoạt độngchất vấn, trả lời chấtvấn, hoạt động giải trình tại các cơ quan của Quốc hội,phiên họp của Thường trựcHội đồng nhân dân; kịp thời phát hiện, kiến nghị, đềxuất những quy định của luậtkhông phù hợp để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặcbãi bỏ.

ÐồngchíTrần Thanh Mẫn cũng đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần làm việc nghiêmtúc,tích cực, lắng nghe các báo cáo viên trình bày và chia sẻ kiến thức, kỹnăng,bài học thực tiễn về giám sát của đại biểu dân cử để hoàn thành tốt chứcnăng,nhiệm vụ giám sát và trọng trách người đại biểu nhân dân trong cả nhiệm kỳQuốchội khóa XV và HÐND nhiệm kỳ 2021-2026.

Hộinghịlần này được chia thành 2 lớp: một cho các ĐBQH và đại biểu Thường trựcHĐND; mộtcho đội ngũ công chức tham mưu, giúp việc với những chuyên đề chuyênsâu vàriêng. Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị, các đại biểu sẽ nghe các chuyên đềnhư: Tổngquan về kỹ năng giám sát của đại biểu dân cử; Kỹ năng phân tích thôngtin phục vụhoạt động giám sát; Kỹ năng phân tích thông tin phục vụ hoạt độnggiám sát (dànhcho các cơ quan tham mưu); Kỹ năng chất vấn của các đại biểu dâncử và Kỹ nănggiám sát chuyên đề của đại biểu dân cử... Sau mỗi chuyên đề, cácđại biểu sẽtham gia làm bài tập thực hành và chia nhóm thảo luận tại hội trường.


Báocáoviên tham dự Hội nghị đã từng trải qua nhiệm vụ là người đại biểu dân cử,có nhiềukinh nghiệm trong hoạt động giám sát nên sẽ giúp các đại biểu tiếp tụckế thừavà phát huy những thành quả đã có để thực hiện trọn vẹn trách nhiệm củamình trướccử tri và nhân dân; phát huy tinh thần người đại diện cử tri để quyếtđịnh nhữngvấn đề quan trọng của đất nước.

KếtthúcHội nghị, đa số đại biểu đánh gia chương trình hội nghị đã chuyển tải đượccác nộidung quan trọng, cần thiết về vấn đề giám sát, chất vất và cách thức thựchiệncác hoạt động giám sát, chất vấn của đại biểu dân cử. Phần lớn đại biểuđánh giácao nội dung các chuyên đề vì đã cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết,có tínhthực tế cao, đặc biệt là các số liệu được cung cấp tại hội nghị; làm cơsở quantrọng áp dụng vào hoạt động thực tiễn của các đại biểu tại nghị trường...Quahộinghị, các đại biểu nhận thức bản thân được nâng cao, tự tin hơn, rèn thêm kỹnăngtrong giám sát và chất vấn; lựa chọn vấn đề chất vấn đúng và trúng hơn; việcsắpxếp, xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát tốt sẽ giúp tránh bị chồng chéo nộidung,địa bàn giám sát...


 

Cập nhật : 10:35 - 19/04/2022
In trang này Click here to Print it!