Giới thiệu Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng lập pháp dành cho đại biểu dân cử


Thựchiện Kế hoạch số 98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộivề bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, Kế hoạch hoạt động năm 2022; Thực hiện chỉ đạocủa lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử dự kiếntổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng lập pháp dành cho đại biểu dân cử” tạithành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong tháng 04/2022.

 

Hội nghị nhằm giới thiệu về vai trò của đại biểu Quốc hội trêncương vị nhà lập pháp, đại diện cho cử tri; truyền đạt, chia sẻ kinh nghiệm, kỹnăng của đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp nói chung, cũng như trongxây dựng một dự án luật được trình ra kỳ họp Quốc hội, cụ thể là dự án Luậtkhám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại kỳ họp thứ 3, Quốc hộikhóa XV.

Hội nghị còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm  tạo điều kiện cho các đại biểu dân cử nóichung nắm bắt và biết cách vận dụng một số kỹ năng cơ bản nhất trong việc xemxét, thảo luận về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan dân cử ban hành.

 

Nội dung hội nghị cơ bản theo Khung chương trình bồi dưỡng đạibiểu Quốc hội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt, cụ thể như sau:

Nhómnội dung 1: Tổng quan về kỹ năng lập pháp

- Khái niệm hoạt động lập pháp; kỹ năng lập pháp;

- Đại biểu Quốc hội với vai trò là một nhà lập pháp (khởi xướng -sáng kiến lập pháp, đánh giá, thảo luận, tranh luận về các dự án luật).

- Nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội khi thảo luận, biểu quyết vềChương trình luật, pháp lệnh hàng năm.

- Xác định thứ tự ưu tiên của các dự luật được đề xuất vào chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.

- Đánh giá một dự luật trên phương diện lợi ích chung của xã hội,của cử tri.

- Xem xét các chính sách được cụ thể hóa thành quy định trong dựthảo luật.

Báo cáo viên xây dựng bài tập thựchành về lựa chọn các luật được đề xuất vào chương trình xây dựng luật, pháplệnh hàng năm.

Nhómnội dung 2: Tổng quan một số vấn đề chính sách liên quan đến khám bệnh, chữabệnh

- Phạm vi điều chỉnh của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

- Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; quản lý nhànước về khám bệnh, chữa bệnh.

- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động khámbệnh, chữa bệnh.

- Bảo đảm sự công bằng, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa cáckhu vực trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Các hình thức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạtđộng.

Các nội dung cần đảm bảo yêu cầu đánh giá, phân tích các nội dungđược đưa vào Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) theo các tiêu chí như: sự cầnthiết, tính hợp lý, hợp pháp, tính thống nhất, tính công bằng và tính hiệu quảcủa chính sách, trong đó có tính hiệu quả cả về góc độ hành chính và góc độ vềquản lý kinh tế.

Báo cáo viên được yêu cầu xây dựngbài tập thực hành liên quan đến các nội dung nói trên.

Nhómnội dung 3: Kỹ năng nghiên cứu, xem xét dự án luật

- Xác định sự cần thiết, tính ưu tiên cho dự án luật và các chínhsách được đưa vào dự án luật.

- Đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung trong dự luật với chínhsách phát triển kinh tế - xã hội hiện tại;

- Tính thống nhất của dự luật với hệ thống pháp luật;

- Trình tự xem xét, đánh giá dự luật (nhận biết vấn đề bất cập;xem xét các nguyên nhân của vấn đề cần giải quyết; xem xét các giải pháp đượcđề xuất; cơ chế giám sát được quy định trong dự luật);

- Kỹ năng đọc dự án luật để xem xét, cho ý kiến về dự án luật.

Báo cáo viên chuẩn bị bài tập thựchành các kỹ năng nói trên gắn với một số nội dung của Dự án Luật khám bệnh,chữa bệnh (sửa đổi).

Nhómnội dung 4: Kỹ năng nghiên cứu, xem xét báo cáo đánh giá tác động

- Tổng quan về đánh giá tác động: Khái niệm, mục đích, vai trò, ýnghĩa; các yêu cầu của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật về đánh giá tácđộng.

- Quyền, trách nhiệm, cách tiếp cận của Đại biểu Quốc hội đối vớiđánh giá tác động.

- Các bước xem xét báo cáo báo cáo đánh giá tác động; phân tíchcách thực hiện, nội dung báo cáo đánh giá tác động.

- Sử dụng thông tin từ báo cáo đánh giá tác động trong việc xem xét,thảo luận về dự án luật.

Báo cáo viên chuẩn bị bài tập thựchành liên quan đến báo cáo đánh giá tác động đối với dự thảo Luật khám bệnh,chữa bệnh (sửa đổi).

Nhómnội dung 5: Kỹ năng tham mưu về thông tin phục vụ hoạt động lập pháp của đạibiểu (dành cho đội ngũ tham mưu giúp việc cơ quan dân cử)

- Xác định loại thông tin cần thiết cho đại biểu trong hoạt độnglập pháp.

- Các nguồn thông tin trong hoạt động lập pháp (chuyên gia, viện,trường; các hiệp hội, NGOs; cử tri; các phương tiện thông tin đại chúng; Vănphòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội vàHội đồng nhân dân; các cơ quan Nhà nước bên ngoài Quốc hội).

- Tổng hợp, phân tích thông tin liên quan đến dự án Luật.

 

(Mỗi nhóm nội dung có: Phần trìnhbày chính; chia sẻ kinh nghiệm; thực hành. Trong đó phần trình bày, thực hànhsẽ gắn với chương trình, kế hoạch hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốchội).

 

Thời gian, địa điểm: Hội nghị “Kỹ năng lập pháp dànhcho đại biểu dân cử” dự kiến tổ chức từ ngày 25-27/4/2022 tại Thanh Hóa.

Số lượng, thành phần tham dự: Hội nghị có khoảng 180 đại biểugồm lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, Đại biểu Quốc hội khóaXV, đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân một số tỉnh/thành phố trực thuộctrung ương; các báo cáo viên, cộng tác viên; công chức một số Văn phòng ĐoànĐại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đại diện các cơ quan, đơn vị hữu quan.

Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn “Kỹnăng lập pháp dành cho đại biểu dân cử”.

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử trân trọng giới thiệu.

Cập nhật : 17:59 - 18/04/2022
In trang này Click here to Print it!