Định hướng của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030


Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trítuệ nhân tạo đến năm 2030 được ban hành vào đầu năm 2021 với hy vọng tạo ra cúhuých cho sự phát triển trí tuệ nhân tạo của Việt Nam, góp phần phát triển kinhtế-xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về trí tuệ nhân tạotrong khu vực và trên thế giới.

Chiến lượcchỉ ra rằng khu vực công sẽ là một ưu tiên. Chính quyền muốn sử dụng trí tuệnhân tạo để nâng cao hiệu suất của khu vực này, đặc biệt là các dịch vụ côngtrực tuyến và quản lý nhà nước để giảm thời gian xử lý, chờ đợi, số lượng côngchức và các chi phí khác; chiến lược cũng định hướng, thúc đẩy doanh nghiệp ứngdụng trí tuệ nhân tạo và khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo.

Những địnhhướng cụ thể được chỉ ra trong Chiến lược bao gồm:

1. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hànhlang pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo

- Xây dựng, hoàn thiệnchính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý thông thoáng đáp ứng yêu cầu thúcđẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống.

- Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo lấy con người và doanh nghiệplàm trung tâm, tránh lạm dụng công nghệ và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp củatổ chức, cá nhân.

2. Xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu,phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo

- Thúc đẩy chia sẻ dữliệu phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung, chiasẻ, mở để nghiên cứu, phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Xây dựng cơ chế chia sẻ dữ liệu theo nguyên tắccác bên cùng có lợi, tạo động lực để chia sẻ, đồng thời bảo đảm được phân quyềntruy cập dữ liệu, tránh để lộ, lọt thông tin dữ liệu có tính riêng tư của cánhân hay tổ chức.

- Tăng cường năng lựcquốc gia về tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù.

3. Phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo

- Phát triển nguồn nhânlực: Triển khai phổ cập kỹ năng cơ bản về ứng dụng trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu nhằm thúcđẩy đổi mới sáng tạo cho thanh thiếu niên. Thúc đẩy triển khai các hình thứcđào tạo chứng chỉ ngắn hạn và trung hạn về trí tuệ nhân tạo cho sinh viên thuộc các ngành nghề khác nhau, người laođộng có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp.

- Xây dựng tổ chức: Thuhút các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng các trung tâm đào tạo, pháttriển và ứng dụng trítuệ nhân tạokhoa học dữ liệu. Nhà nước đầu tư xâydựng một số trung tâm trọng điểm nghiên cứu, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lựcchất lượng cao về trítuệ nhân tạokhoa học dữ liệu tại một số trường đạihọc, viện nghiên cứu hàng đầu.

- Triển khai nghiên cứuvà phát triển: Tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển một số nền tảng, sảnphẩm trí tuệ nhân tạo cấp thiết và quan trọngphục vụ thị trường trong nước, hướng đến thị trường trong khu vực và toàn cầu.Ứng dụng trí tuệ nhântạo để nângcao hiệu quả đầu ra của các hoạt động nghiên cứu, phát triển trong các lĩnh vựckhác.

- Thúc đẩy xây dựng cáctrung tâm ươm tạo và thu hút đầu tư cho phát triển doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo: Triển khai các giải pháp huyđộng vốn đầu tư cho phát triển các doanh nghiệp và thương hiệu về trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam.

4. Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo

- Phát triển doanh nghiệpứng dụng trí tuệ nhântạo: Giatăng số lượng các doanh nghiệp triển khai, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm đáp ứng nhu cầu trong nướcđối với các lĩnh vực đã sẵn sàng về dữ liệu, công nghệ và kinh phí đầu tư. Đẩymạnh triển khai các nền tảng phần mềm và ứng dụng mở về trí tuệ nhân tạo sẵn có.

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quốc phòng an ninh và cáclĩnh vực kinh tế - xã hội: Phát triển một số sản phẩm trí tuệ nhân tạo đặc thù của Việt Nam, từng bướchình thành công nghiệp trítuệ nhân tạo tại Việt Nam. Thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương sử dụng các ứng dụng,dịch vụ trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, nâng cao chất lượng quảnlý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý đô thị.

- Nâng cao nhận thức về trí tuệ nhân tạo: Nâng cao năng lực, trình độ,nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nghiệp, người dân về dữ liệu vàứng dụng trí tuệ nhântạo.

5. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

- Tham gia tổ chức vàthực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học song phương và đaphương về trí tuệ nhântạo. Thúcđẩy phát triển cơ sở, trung tâm hợp tác nghiên cứu trí tuệ nhân tạo; các dự án hợp tác chuyển giaocông nghệ, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanhnghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài về trí tuệ nhân tạo; các trung tâm, chương trình đàotạo nhân lực trí tuệnhân tạochất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và toàn cầu.

- Trao đổi chuyên gia,người làm công tác nghiên cứu, sinh viên của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam vớicác tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo nước ngoài. Tham gia các hội, hiệp hội quốc tế vàtổ chức khác về trí tuệnhân tạo.Mời các chuyên gia trítuệ nhân tạo nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến Việt Nam tham gia tư vấn,nghiên cứu, đào tạo về trítuệ nhân tạo.

- Hoàn thiện thể chế, cácchính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các tập đoàn côngnghệ cao đa quốc gia xây dựng trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam.

 

Các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã không còn chỉ ở trong các phòngnghiên cứu công nghệ đơn thuần mà đã và đang đi vào hàng loạt ứng dụng trongcuộc sống hiện đại. Với tốc độ phát triển “thần tốc” như hiện nay, lĩnh vực Trítuệ nhân tạo Việt Nam được dự báo sẽ sớm vươn lên tầm cao mới để cùng thế giới giảiquyết các thách thức thế kỷ. Đặc biệt, trải qua gần hai năm dịch COVID-19 bùngphát, công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng, giúp giảm gánh nặngcho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụng thiếtthực. Nếu được quan tâm phát triển, trí tuệ nhân tạo có thể chứng minh hiệu quảlớn hơn nữa.

 

Cập nhật : 16:35 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!