CƠ CẤU, TỔ CHỨC QUỐC HỘI HOA KỲ (PHẦN 3)

 

1.  Văn phòng Quốc hội (số lượng, các đơn vị bên trong)

Cấu trúc Vănphòng 2 Việnthể hiện rất rõ quyền lực của các đảng trong các công việc của cả 2 Viện. Việcphân chia Hạ viện và Thượng viện thành phe đa số và phe thiểu số thể hiện rõquyền lực chính trị và cấu trúc bên trong của mỗi viện. Sau mỗi cuộc bầu cử, Đảngnào giành được nhiều ghế nhất sẽ trở thành phe đa số, Đảng còn lại sẽ trở thànhphe thiểu số. Việc phân chia này rất quan trọng vì phe đa số sẽ có quyền quantrọng trong việc quyết định vị trí lãnh đạo của Viện (mặc dù phe đa số và phethiểu số cùng tiến hành bầu cử vị trí này).

Người đứng đầumỗi viện là Chủ tịch Viện.  Chủ tịch Thượngviện cũng là Phó Tổng thống, giữ luôn vai trò cố vấn chính cho Tổng thống[1],và là người kế nhiệm vị trí Tổng thống (trong trường hợp Tổng thống chết, từ chức,bị bãi nhiệm...). Chủ tịch Hạ viện là người kế nhiệm thứ ba vị trí Tổng thống.

Riêng đối vớiThượng viện, vì Chủ tịch viện đồng thời là Phó Tổng thống ít khi có mặt tại Viện[2],nên Thượng viện sẽ bầu ra một Chủ tịch Thượng viện tạm thời trong số các thànhviên của Viện. Khácvới Phó Tổng thống, vị Chủ tịch tạm thời này không có quyền bỏ phiếu trong trườnghợp số phiếu bằng nhau[3].

Kế đó là các Đảng chính trị lãnh đạo tương đương với pheđa số và phe thiểu số (tương ứng với đảng Dân chủ và đảng Cộng Hòa hiện nay).

Đề giúp giải quyết khối lượng công việc lớn và phức tạp,các Viện sẽ thành lập ra các Ủy ban giúp việc. Mỗi Ủy ban sẽ có nhân viên riêngvà mức độ được hỗ trợ kinh phí hoạt động sẽ khác nhau giữa các Ủy ban. Phe đa sốvà phe thiểu số sẽ cùng  quản lý nhânviên và nguồn lực, tuy nhiên phe đa số sẽ có quyền lực cao hơn.[4]

Ngoài ra, các Viện còn có một số nhân viên văn phòngkhác, như đối với Thượng viện có Thư ký Quốc hội,  nhân viên giữ trật tự, lễ tân, Tư vấn trình tựvà luật lệ, Thư ký phe đa số, Thư ký phe thiểu số, Tuyên úy (phụ trách cầu nguyệnvà tư vấn các vấn đề liên quan đến tôn giáo, tinh thần cho thành viên và nhânviên của Viện[5]);đối với Hạ viện, ngoài các chức danh như ở Thượng viện, Hạ viện còn có Vănphòng Giám sát có chức năng kiểm toán độc lập, tư vấn và điều tra theo hình thứcphi đảng phái[6],Văn phòng Tư vấn chung có chức năng cung cấp các lời khuyên pháp lý và hỗ trợcác thành viên, nhân viên trong viện theo hình thức phi đảng phái[7], Vănphòng của Nghị sĩ có nhiệm vụ hướng dẫn Viện về mặt quy tắc và quy trình liênquan đến Quốc hội, Văn phòng Đạo đức liên quan đến Quốc hội thực hiện việc điềutra nội bộ và chuyển thông tin đến Ủy ban Hạ viện về chuẩn mực hành vi, Vănphòng về các vấn đề Liên minh Quốc hội – phối hợp tổ chức các cuộc viếng thămgiữa Hạ viện và Quốc hội nước ngoài, Văn phòng tư vấn  xem xét Luật – chuẩn bị và ban hành các đạoluật, Văn phòng tư vấn lập pháp – dự thảo các dự án luật.[8]

 

2.   Quy trình thông qua luật

Quy trình lậppháp của Hoa Kỳ rất phức tạp, nhưng nhìn chung, để trở thành đạo luật, một dựán luật sẽ trải qua các bước sau:

Sự thamgia của Ủy ban:

Dự án luật sau khi được đề xuất và soạn thảo bởi Hạ viện(hoặc Thượng viện) sẽ được Ủyban của Viện đó xem xét. Ủy ban sẽ chọn ra các luật có mức độ ưu tiên cao đểxem xét trong nhiệm kỳ 2 năm của Quốc hội. Sau đó, Ủy ban sẽ tiến hành phiên họpmở (có sự tham gia của một số bên như: đại diện liên bang, các bên liên quan...để nghe về điểm mạnh và điểm yếu của dự án luật)  và/hoặc một phiên họp để nghe các thành viên Ủyban đưa ra ý kiến sửa đổi bổ sung  dự ánluật. Sau phiên họp sửa đổi bổ sung, các thành viên tiến hành biểu quyết. Dự ánluật gốc và phần sửa đổi, bổ sung (được quyết định theo số đông) sẽ được gửi tớiViện nơi dự án luật đó được bắt nguồn.

Lịch trình họp tại Viện:

Đốivới dự luật do Hạ viện trình: lãnh đạo phe đa số sẽ quyết định chọn dự án nào được trình tại cuộc họp Hạviện. Thông thường, các dự án luật có tính hợp lý sẽ được ưu tiên hoặc do Ủyban Quy tắc đề xuất.

Đối với dụ luậtdo Thượng viện trình: các dự luật được trình tại cuộc họp Thượng viện nếu ThượngNghị sĩ đồng ý với bản kiến nghị (thông thường do lãnh đạo phe đa số đưa ra) hoặckhông Thượng Nghị sĩ nào phản đối (bằng cách đồng ý chung) đưa dự luật ra cuộchọp.

Họp xem xét:

Đối với dự luật do Hạ viện trình: Hạ viện cân nhắc các dự án luật theo các quy trình khácnhau dựa theo thời gian phân bổ cho thảo luận và cơ hội cho Nghị sĩ đề xuất sửađổi, bổ sung. Một số dự án luật có thời gian thảo luận tối đa là 40 phút và cácNghị sĩ không được đưa ra đề xuất, dự án luật được thông qua khi có sự đồng ý tốithiểu của 2/3 Nghị sĩ.

Một số dự ánluật khác không phải tuân theo yêu cầu trên và được xem xét tùy theo từng trườnghợp thông qua Nghị quyết của Hạ viện. Trong trường hợp này, các sửa đổi bổ sungcủa các thành viên trong Ủy ban Toàn thể sẽ được đưa ra thảo luận, biểu quyếttheo tỷ lệ đa số. Tiếp đó, các sửa đổi, bổ sung này sẽ được biểu quyết tại toànHạ viện.

Đối với dự luật do Thượng viện trình: dự luật chỉ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp Thượng việnkhi được Thượng viện chấp thuận bằng việc đồng ý chung. Không có quy tắc giới hạnthảo luận (để chuyển đến phần biểu quyết) là điểm đặc biệt nhất tại cuộc họpThượng viện. Tuy nhiên khi đại đa số thành viên Nghị sĩ (thông thường tỉ lệ là3/5) đưa ra quy tắc thảo luận và quy tắc về sửa đổi, bổ sung thì dự án luật sẽđược đưa ra biểu quyết.

Giải quyết sự khác biệt ý kiến giữa 2 Viện:

Sau khi dự luậtđược trải qua các bước trên thì dự án luật do Hạ viện trình phải được gửi lại(cả dự luật gốc và phần sửa đổi, bổ sung – nếu có) tới Thượng viện và ngược lại.Một dự luật chỉ được chuyển tới Tổng thống khi cả 2 viện có ý kiến giống nhau bằngvăn bản về dự luật gốc và phần sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc dự luật đó đượcthông qua tại hội nghị giữa 2 Viện bằng Báo cáo Hội nghị.

Sự thamgia của Tổng thống:

Tổng thống có 10 ngày(trừ Chủ nhật) để kí hoặc từ chối kí vào dự luật. Nếu dự luật bị Tổng thốngtừ chối, dự luật này vẫn có thể trở thành luật nếu 2/3 thành viên của mỗi Việnđồng ý.

Sau đó, luật sẽ được chuyển đến Vănphòng Đăng ký Liên bang tại cơ quan Lưu trữ Quốc gia, được đánh số văn bản vàđược ban hành trong hồ sơ văn bản pháp luật (the United States
Statutes at Large)  trong số phát hành tiếptheo.

 


 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.       “Quốchội trong nhà nước pháp quyền Cộng hòa liên bang Đức”, NXB Chính trị Quốc gia

2.       Trung tâm Nghiên cứu khoa học, “Tổ chức Quốc hội ở một số nước trên thế giới”.

3.       Congressional Salaries and Allowances: InBrief tại website: https://crsreports.congress.gov/product/pdf/RL/RL30064

4.       Congressional, State, and Local Elections, tại website https://www.usa.gov/midterm-state-and-local-elections

5.       Direct Election of Senators, tại website Thượng viện HoaKỳ: https://www.senate.gov/artandhistory/history/common/briefing/Direct_Election_Senators.htm

6.       Hiến pháp Hoa Kỳ, tại:https://www.law.cornell.edu/constitution

7.       How a Bill Becomes a Law, tại website: https://www.ushistory.org/gov/6e.asp

8.       How Our Laws Are Made, tại website của Quốc hội HoaKỳ: https://www.congress.gov/help/learn-about-the-legislative-process/how-our-laws-are-made

9.      Introductionto the Legislative Process in the U.S. Congress, tạiwebsite:https://crsreports.congress.gov/product/pdf/R/R42843

10.  Secretary of theSenate: Legislative and Administrative Duties, tại website: https://crsreports.congress.gov /product/pdf/RS/98-747



[1]https://www.senate.gov/about/officers-staff/vice-president.htm

[2]https://www.ushistory.org/gov/6b.asp

[3]https://www.senate.gov/about/officers-staff/president-pro-tempore.htm

[4]https://www.senate.gov/general/common/generic/about_committees.htm

[5]https://www.senate.gov/about/officers-staff/chaplain.htm

[6] https://www.house.gov/the-house-explained/officers-and-organizations/inspector-general

[7]https://ogc.house.gov/

[8]https://www.house.gov/the-house-explained/officers-and-organizations

Cập nhật : 16:34 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!