Giữ vững bài học “dân là gốc” trong cuộc chiến chống đại dịch COVID -19 hiện nay


Mọi việcđều bắt nguồn từ dân, lấy dân làm gốc, tính mạng của người dân là quan trọng nhất,là bài học lớn được đúc kết suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước vàgiữ nước của dân tộc. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta luôn xác định “dân làgốc” và luôn lấy dân làm gốc. Vì thế, tất cả mọi chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng đều phục vụ lợi ích của nhân dân.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nhà nước vì dân làmột nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu. Tất cả đều vìlợi ích của dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác” “Mọi đường lối,chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân. Việc gì có lợi cho dân dùnhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh”(1). Phải luôn quán triệt sâusắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm "dân là gốc". Đại hội lần thứXIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của côngcuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương, chính sách phải xuấtphát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích của nhân dân. Dân là gốc chính là pháthuy và bảo đảm tốt hơn, thực chất hơn quyền làm chủ của nhân dân”(2)

Hiện nay, thế giới vẫn đang đối mặt với đại dịch COVID-19 cùng nhiều thách thức đặt ra cho nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, ViệtNam cũng trải qua 3 đợt dịch COVID -19, và đang phải căng mình chống lại đợt dịch thứ 4 với sự phức tạp và hiểmnguy tăng lên rất nhiều do chủng Delta gây nên. Trước những khó khăn, phức tạpcủa đại dịch COVID – 19, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không gìquý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết củanhân dân”. Mọi việc đều bắt nguồn từ dân, lấy dân làm gốc, sinh mạng của ngườidân là quan trọng nhất, Đảng và Nhà nước ta, đã ban hành nhiều chủ trưởng, chính sách kịpthời, trong đó nhấn mạnh việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và ổn địnhđời sống của nhân dân, được đặt lên trên hết và trước hết. Điều đó được thể hiện rõ trong thông điệp của các nhà lãnh đạo,trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta. Tổng Bí thư, (nguyên Chủ tịch nước) Nguyễn Phú Trọng, trong Lờikêu gọi lần thứ nhất ngày 30/3/2020, đã nêu rõ tinh thần đoàn kết một lòng, thốngnhất ý chí và hành động của toàn dân, toàn quân ta, đặc biệt nhấn mạnh sự vàocuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị nhằm hướng tới mục tiêu chiến thắng đạidịch COVID-19. Lời hiệu triệu sâu sắc đã nhấn mạnh thông điệp về đoàn kết: “Toànthể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kếtmột lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhữngchủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng.Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. Nguyên Thủtướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủnghĩa Việt Nam) đã nhấn mạnh: “Chống dịch như chống giặc”. Và cốt lõi của mệnh lệnh này là quan điểm tính mạng,sức khỏe của nhân dân là tối thượng. Trong khi các nước khác chần chừ, còn đongđếm lợi ích kinh tế với phòng, chống dịch bệnh, ngay từ đầu năm 2020, Thủ tướngChính phủ đã tuyên bố rất dứt khoát: "Việt Nam chấp nhận hy sinh lợi íchkinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”. Tuyênbố trên thể hiện rõ bản chất vì người dân, vì con người của Nhà nước ta, chế độta.

Để đảm bảo,ổn định cuộc sống của người, ngày 9-4-2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số42/NQ-CP “Về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19” chi62.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân khó khăn do đại dịch COVID-19 cùng với nhiềuchính sách an sinh xã hội khác như đón công dân Việt Nam từ tâm dịch về nước;miễn phí cách ly, điều trị cho những người bị nhiễm bệnh; giảm giá điện, nước,viễn thông cho người dân gặp khó khăn do giãn cách xã hội…đã củng cố thêm niềmtin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đồng thời, với sự lãnh đạo, chỉ đạoquyết liệt của Đảng, Chính phủ, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị và truyền thốngđoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cánhân đã tự nguyện góp tiền, góp gạo hỗ trợ người nghèo, nhiều câu chuyện đẹp vàcảm động, như ATM gạo, tin nhắn điện thoại… đã được lan tỏa không chỉ trong nướcmà cả cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2021, nhất là từ khi đợtbùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, từ ngày 27/4 đến nay, dịch đã tấn côngvào thành trì quan trọng của nền kinh tế là khu công nghiệp, khu chế xuất, khuvực doanh nghiệp sử dụng nhiều người lao động, nơi đóng góp nhiều cho thu ngânsách, nơi tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động. Một số khu côngnghiệp phải tạm dừng hoạt động, như Bắc Giang, Bắc Ninh, nhất là ở Thành phố Hồ ChíMinh và các tỉnh phía Nam làm cho tình hình càng trở nên khó khăn và phức tạp...Nhiều địa phương phải phong toả, giãn cách từng khu vực hoặc toàn bộ địa bàn,làm ảnh hưởng lớn đời sống của hàng chục triệu người. Trước tình hình đó, ngày 29/7, Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước vàđồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Trong Lời kêu gọi Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chúng ta đã cố gắng càngcố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâmcao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ,các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không đểdịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”(3). Lời kêu gọi của Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đã khẳng định với tinh thần "chốngdịch như chống giặc", bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết,trước hết”, “lấy dân làm gốc” đồng thời, nó đã chạm đến giá trị cao nhấtmà mỗi người dân Việt Nam, gắn kết họ lại với nhau để cùng đất nước vượt qua khủnghoảng.

Để kịp thời ổn định cuộc sống của người dân, nhằm thực hiện được “mục tiêu képChính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 68/NQ –CP kịp thời chi gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho các đối tượng gặp khó khăn, thểhiên tính nhân văn, ưu việt “tất cả vì con người”, “tất cả vì sức khỏe, tính mạngcủa nhân dân” của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, để đem lại cuộc sống bình thường,ổn định cuộc sống thì việc tiêm phòng vắcxin là giải pháp hữu hiệu và cơ bản nhất.Chính vậy, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính vừa ký ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày18/5/2021 về việc mua vắcxin phòng COVID-19. Trong điều kiện “chống dịch như chốnggiặc”, khan hiếm vắcxin phòng chống COVID-19 trên toàn cầu, để sớm có vắcxin vàtiêm cho nhân dân theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế và các bộ, ngành nêu cao tinh thần tráchnhiệm vì sức khỏe nhân dân, sức khỏe cộng đồng, lợi ích của quốc gia, dân tộc,cùng cộng đồng trách nhiệm, thống nhất thực hiện các giải pháp để có vắcxin sớmnhất. Qua đó, chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từnhững quyết sách của Đảng và Chính phủluôn đặt tính mạng của nhân dân và lợi ích quốcgia, dân tộc lên trên hết, trước hết, càng được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

Bên cạnh đó, những ngày gần đây, khi dịch bệnh diễnbiến phức tập ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng,Nhà nước ta đã huy động tất cả mọi nguồn lực, dồn sức chi viện cho miền Nam kểcả quân đội và công an vào cuộc, với quyết tâm chính trị cao nhất là khống chếdược dịch, sớm đưa cuốc sống trở lại bình thường. Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xuống vớidân, kiểm tra cụ thể, chi tiết xem lãnh đạo địa phương phục vụ dân ra sao khiđang thực hiện giãn cách; những hành động của những nhà lãnh đạo cao nhất củaChính phủ kiểm tra sự sẵn sàng của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc phục vụnhân dân đã cho thấy, Đảng, Nhà nước ta luôn đặt tính mạng và sức khỏe của nhândân lên trên hết và trước hết. Mặt khác, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọinhân dân đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiềutổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cánhân và những trường hợp phải cách ly, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảmsâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Từ đó hình ảnh những anh “Bộ đội Cụ Hồ” không quản ngại ngày đêm, giankhổ làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ đường biên giới; tổ chức cách ly; tuyêntruyền, vận động quần chúng nhân dân; hình ảnh đội ngũ y, bác sĩ phải đối mặtvới nguy cơ lây nhiễm cao, ngày đêm điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh. Tấtcả khi vào cuộc đều đặt tính mạng của người bệnh và sự an toàn của cộng đồng làmục tiêu cao nhất. Không dừng lại ở đó, nhiều bác sỹ, y tác trẻ xung phong vàonơi tâm dịch với mong muốn san sẻ bớt nỗi khó khăn, mệt nhọc của đồng nghiệp vàchung tay đẩy lùi dịch bệnh; các “gian hàng 0 đồng”, “chuyến xe nghĩa tình”…đã đượclan tỏa sâu rộng trong xã hội. Đặc biệt, vừa qua, trênmạng xã hội đã xuất hiện những hình ảnh đẹp, những câu chuyện “cổ tích” giữa đờithường của lực lượng chức năng, cũng như người dân tiếp sức, hỗ trợ cho bà condi chuyển bằng xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê đã lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn, caocả của con người Việt Nam, càng khẳng định thêm giá trị của sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc.

Vì vậy, trong thời giantới để bảo vệ những thành tựu đã đạt được, tiếp tục giữ vững phương châm “lấydân làm gốc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết quyếttâm đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, các cấp các ngànhcần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước về về phòng chống dịch bệnh COVID- 19, với tinh thần “chống dịchnhư chống giặc”, kịp thời, có phân tích, đánhgiá để người dân hiểu đúng, tin tưởng và tham gia tích cực vào công tác phòngchống dịch. Đặc biệt nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địaphương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Hai là, Đảng và Nhà nước cần rà soát, nhanh chóng thực hiện Nghị quyết68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặpkhó khăn do đại dịch COVID-19 đảm bảo minh bạch, kịp thời, hiệu quả; chỉ đạotăng cường hoạt động của các tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng phối hợp với cáclực lượng chức năng của hệ thống chính trị ở cơ sở để “đi từng ngõ, gõ từngnhà” vận động, khích lệ mọi người dân tự giác, tíchcực tham gia phòng, chống dịch COVID- 19 nhằmngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồngvới phương châm sức khỏe tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Đồng thời, tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh, gópphần phục hồi và phát triển kinh tế, tạo nguồn lực để tập trung chống dịch, bảođảm an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe và đời sống cho nhân dân, đặc biệt là ngườicó công, người có hoàn cảnh khó khăn.

Ba là, các tầng lớp nhân dân tiếp tụcphát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, thương nòi, “lá lành đùm lárách”, “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; sẵn sàng hỗ trợ vượtqua khó khăn. Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa con người Việt Nam, hành độngcó trách nhiệm vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội, chấp hành tốt quy địnhcủa các cấp chính quyền, nhất là những nơi phong tỏa, cách ly, phải thực hiệnnghiêm ngặt người cách ly với người, ai ở đâu thì ở đó để ngăn chặn nguồn lây,góp phần sớm đẩy lùi và chiến thắng đại dịch.

Bốn là, triển khai thực hiện chiến dịch tiêm vắc xintheo thứ tự ưu tiên đã được quy định, bảo đảm kịp thời, an toàn, hiệu quả, khoahọc; nhân rộng các mô hình, phong trào tương thân tương ái để hỗ trợ, giúp đỡngười dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch...

Năm là, cấp ủy và chính quyền các cấp đề cao trách nhiệmnêu gương, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sựđồng thuận trong nhân dân, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, áp dụng đồng bộ cácgiải pháp phòng, chống dịch; kiểm soát tốt tình hình, có các phương án, kịch bảnđể kịp thời ứng phó trong mọi tình huống.

Dựa vào dân, bồi dưỡng sức dân, động viên toàn dân, phát huysức mạnh truyền thống và bản sắc dân tộc của người Việt Nam là kế sâu, gốc bềncủa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Đảng và Nhà nước ta. Tin tưởng rằng,với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, sựđồng lòng của người dân Việt Nam, chúng ta sẽ chiến thắng được đại dịch COVID-19, hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 –2025 đã đề ra./.

Tài liệu Tham khảo

1.Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG,H. 2011, tr. 51.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, tr.28.

3.Lời kêu gọi của Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng ngày 27/4/2021.

4.Thư thăm hỏi của đồng chí Lê QuangTùng, UVTWĐ, Bí thư Tỉnh ủy gửi người dân Quảng Trị đang gặp khó khăn tại cáctỉnh phía Nam.

Cập nhật : 16:32 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!