Trí tuệ nhân tạo và những thách thức đặt ra


Theo dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệnhân tạo – AI, ngày càng được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vựccủa cuộc sống. Mặc dù được John McCarthy – nhà khoa học máy tính người Mỹ đề cậplần đầu tiên vào những năm 1950 nhưng đến ngày nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mớithực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn” của làng công nghệ chạyđua phát triển.

Ấn phẩm “WIPO TechnologyTrends 2019 – Artificial Intelligence” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới(WIPO) phát hành đã cung cấp những luận giải, phân tích dựa trên số liệu cụ thểcùng với đánh giá của các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn của sở hữutrí tuệ. Trong đó, bài viết “Key issues arising from AI and policy responses”[1] có nêu ra một số tháchthức mà trí tuệ nhân tạo mang đến cho xã hội và cách thức các quốc gia giải quyếtnhững thách thức đó.

Thứ nhất là trí tuệ nhântạo ảnh hưởng đến vấn đề việc làm. Trong tương lai, công nghệ hoàn toàn có thểthay thế được con người để thực hiện một số công việc, điều này đương nhiên dẫntới người lao động bị mất việc hoặc bị cắt giảm lương. Công nghệ trí tuệ nhântạo sẽ được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực làm gia tăng tình trạng bấtbình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng sẽ trởthành đối thủ cạnh tranh với các quốc gia cung cấp lao động giá rẻ.

Thứ hai là theo dự báothì trí tuệ nhân tạo còn có thể đe dọa tới vấn đề an ninh. Nhiều ứng dụng trítuệ nhân tạo hiện nay có thể sử dụng cho mục đích quân sự hoặc thực hiện tấncông mạng. Công nghệ trí tuệ nhân tạo trong mạng xã hội có thể vô tình hỗ trợvà làm gia tăng các hành vi nguy hại. Tất cả những điều này đặt ra yêu cầu cầncó những phương thức bảo mật an ninh mới.

Thứ ba là vấn đề bảo mậtdữ liệu. Trí tuệ nhân tạo giống như một quy trình tối ưu hóa bằng dữ liệu vớikhả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu đầu vào. Nhưng đôi khi những dữ liệu nàycó thể bị lợi dụng, do đó các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cần có cách thức vậnhành một cách minh bạch từ khâu thu thập đến sử dụng dữ liệu đầu vào.

Thứ tư là dự đoán tươnglai của siêu trí tuệ. Khó mà đoán biết trí tuệ nhân tạo sẽ đưa tương lai củachúng ta tới đâu, theo chiều hướng tốt hay xấu. Điều gì sẽ xảy ra nếu máy móccó trí tuệ vượt qua cả con người. Với sức phát triển của công nghệ như hiệntại, việc tạo ra siêu trí tuệ là hoàn toàn có thể.

Thứ năm là vai trò điềuhướng công nghệ trí tuệ nhân tạo nên thuộc về ai? Bên cạnh việc phân tích cáctác động của trí tuệ nhân tạo, thì một câu hỏi khác được đặt ra: nên trao quyềnquản lý cho chính phủ hay khu vực tư nhân? Có chuyên gia cho rằng nếu chính phủchi phối công nghệ trí tuệ nhân tạo thì sẽ dẫn đến chạy đua vũ trang, do đó khuvực tư nhân nên trở thành người dẫn đường. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghịnên trao quyền kiểm soát việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo cho cácchính phủ. Vấn đề này cần có sự nghiên cứu sâu và đa chiều.

Đứng trước những tháchthức mà công nghệ trí tuệ nhân tạo đem lại như vậy, chính phủ các quốc gia đốimặt với bài toán vừa phải tạo động lực phát triển khoa học công nghệ nhưng vừaphải giải quyết các tác động của trí tuệ nhân tạo. Từ năm 2017, đã có một sốquốc gia và vùng lãnh thổ ban hành các quy định, chính sách và đề án đẩy mạnhphát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo với tham vọng trở thành người đi đầu, mởra một thị trường mới mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh những phương thứckhuyến khích đổi mới sáng tạo công nghệ trí tuệ nhân tạo thì các quốc gia cũngđề ra nhiều giải pháp cụ thể để ứng phó với những thách thức mới đặt ra. 

 

          Đối với ViệtNam, ngoài những thách thức nêu trên, chúng ta còn phải đối mặt và xử lý với nhữngbài toán sau đây:

1.Thách thức về nhân lực

Trong cuộc đua về công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhân lực là con át chủ bài. Không chỉ các công ty ViệtNam tranh giành những kỹ sư, nghiên cứu viên AI người Việt tốt nhất, mà cả cáctập đoàn quốc tế và những công ty hàng đầu thế giới làm về AI cũng muốn tận dụnglực lượng tinh hoa này. Nhưng nhu cầu nhân lực AI không chỉ cần những “tinhhoa” về công nghệ, mà còn đòi hỏi cả “phổ thông” – tức những người có khả năng ứngdụng AI trong ngành nghề của mình và có những kỹ năng hợp tác với AI một cáchhiệu quả. Vì vậy, để phát triển AI, trước tiên Việt Nam phải có bước đi phù hợptrong đào tạo nguồn nhân lực cả bề rộng và chiều sâu. Câu chuyện đào tạo đòi hỏisự hợp tác của Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN, Bộ TT&TT và Bộ LĐTB&XH dướisự điều hành của Nhà nước và Chiến lược AI. Theo nhiều chuyên gia, để đáp ứngnhu cầu nhân lực AI khổng lồ trong vòng 10 năm tiếp theo, Việt Nam cần dành khoảnđầu tư lớn để triển khai đồng thời nhiều cách tiếp cận rộng rãi, bao gồm cả đàotạo chính quy, kết hợp đào tạo doanh nghiệp – viện trường, đào tạo trong cộng độngvà giáo dục trực tuyến mở đại trà.

2.Thách thức về dữ liệu:

Mộttrở ngại quan trọng mà Việt Nam cần vượt qua là xây dựng hạ tầng dữ liệu vàtính toán. AI là một lĩnh vực dựa trên dữ liệu, nên nếu không có dữ liệu tốt vàcập nhật thường xuyên, chúng ta sẽ lâm vào ngõ cụt. Trong khi đó, hạ tầng tínhtoán là “cỗ máy” để AI chạy cũng rất quan trọng, bởi khi tốc độ phát triển vàáp dụng AI ngày càng tăng thì khối lượng tính toán và tài nguyên cho tính toáncũng phải tăng tương ứng.

Hạtầng dữ liệu và tính toán của Việt Nam mới đang ở mức sơ khởi. Việt Nam chưa cónhiều bộ dữ liệu chất lượng tốt; các dữ liệu thường bị phân mảng, ít liên thôngvà hạn chế về quyền truy cập. Nỗ lực thúc đẩy chia sẻ và tập trung dữ liệu củaChính phủ Việt Nam đã được thể hiện qua việc khởi động Cổng dữ liệu quốc gia(data.gov.vn) chia sẻ dữ liệu bộ ngành, địa phương; cũng như thiết lập Hệ trithức Việt số hóa để thu thập nguồn dữ liệu từ cộng đồng, dán nhãn và tiền xử lýnhững dữ liệu đó nhằm ứng dụng cho trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, để AI đượcnghiên cứu và áp dụng phổ biến hơn, văn hóa chia sẻ, kết nối và mở cửa cần lantỏa đến cả khu vực doanh nghiệp và nên tăng cường trên nhiều lĩnh vực hơn.



[1]Nguồn: https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_1055.pdf

Cập nhật : 16:28 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!