Một số vấn đề đại biểu Quốc hội nên quan tâm trong quá trình thực hiện quy trình lập pháp của Quốc hội


Lập  pháp là một trong những chứcnăng quan trọng nhất của Quốc hội đã được quy định trong các hiến pháp (Hiếnpháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiếnpháp năm 2013).Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, quyền lập pháp của Quốc hội đã đư­ợc quyđịnh cụ thể trong Luật Tổ chứcQuốc hội, Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật, Nội quy kỳ họp Quốc hội và trong các văn bản phápluật khác. Đặc biệt là trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cụthể về quy trình lập pháp của Quốc hội.

          Trongnhững năm qua, quy trình lập pháp của Quốc hội luôn được quan tâm hoàn thiệncùng với việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Năm 1996, lầnđầu tiên Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đạo luật này đãđược sửa đổi, bổ sung vào năm 2002, năm 2008, năm 2015 được sửa đổi cơ bản vànăm 2020 được sửa đổi, bổ sung một số điều, sau đây gọi chung là Luật Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật năm 2020.

           Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 2020, quy trình lập pháp bao gồm các giai đoạn sau: (1) Lập chươngtrình xây dựng luật; (2) Soạn thảo; lấy ý kiến; chỉnh lý tiếp thu, giải trình,đăng tải, thẩm định, xem xét; (3) Thẩm tra; (4) Xem xét, cho ý kiến; (5) Thảoluận; chỉnh lý; lấy ý kiến; chỉnh lý; (6) Xem xét, thông qua; hoàn thiện về kỹthuật văn bản; công bố. Các giai đoạn này có thể được gộp lại thành 4 bướcchính sau đây: (1) Sáng kiến lập pháp; (2) Soạn thảo dự án; (3) Thảo luận vàthông qua; (4) Công bố, ban hành.

Quy trình lập pháp củaQuốc hội bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, như lập và thông qua Chương trìnhxây dựng luật, pháp lệnh; phân công cơ quan trình, cơ quan soạn thảo, cơ quanthẩm tra dự án; tổ chức khảo sát, tổng kết thực tiễn, biên soạn dự thảo; tổ chứclấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiến hành thẩm tra, trình Ủy banthường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến; chỉnh lý hoàn thiện dự thảo văn bản vàtrình Quốc hội xem xét, thông qua luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông quapháp lệnh và công bố luật, pháp lệnh.

Đại biểu Quốc hội có thể tiến hành thực hiện hoặctham gia ý kiến vào nhiều giai đoạn của quy trình lập pháp của Quốc hội. Cụ thể là:

      - Thực hiệnquyền kiến nghị về luật, pháp lệnh và quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnhhoặc tham gia góp ý kiến đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh và đề nghị xâydựng luật, pháp lệnh do đại biểu Quốc hội khác chủ trì thực hiện hoặc đề nghịluật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chủ trì thực hiện.

       - Tham gia các cuộc họp của Hội đồng dântộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên để thẩm tra các đề nghị xây dựngluật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh. Tham gia các phiên họp của Ủyban thường vụ Quốc hội, Quốc hội khi xem xét cho ý kiến, thông qua chương trìnhxây dựng luật, pháp lệnh.

        - Tham gia các cuộc họp, hội thảo, tọađàm góp ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh trong quá trình soạn thảo, lấy ýkiến với tư cách là thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc là những đạibiểu được mời tham dự.

        - Tham gia các cuộc họp của Hội đồngdân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên để thẩm tra các dự án luật,pháp lệnh.    

       - Tham gia các phiên họp của Ủy banthường vụ Quốc hội, Quốc hội, cuộc họp Tổ đại biểu Quốc hội, Hội nghị đại biểuQuốc hội chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về dự án luật, pháp lệnh.

       - Tham gia nghiên cứu, giải trình, tiếpthu, chỉnh lý các dự thảo luật, pháp lệnh.

      - Tham gia các phiên họp của Ủy banthường vụ Quốc hội, Quốc hội khi thảo luận, xem xét thông qua luật, pháp lệnh.

      - Tham gia một số hoạt động khác có liênquan đến xây dựng luật, pháp lệnh khi được mời.

         Nhưvậy, có thể nhận thấy đại biểu Quốc hội có rất nhiều cơ hội tham gia vàocác giai đoạn của quy trình lập pháp của Quốc hội. Sau đây xin nêu một số vấnđề mà đại biểu Quốc hội cần quan tâm:

       - Cần dành nhiều thời gian, trí tuệ chohoạt động lập pháp của Quốc hội; cần chủ động nghiên cứu thực hiện quyền kiếnnghị về luật, pháp lệnh và đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đồng thời tham giagóp ý kiến về các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền và của các đại biểu Quốc hội khác đề nghị, kiến nghị.

       - Đại biểu Quốc hội cần sớm nghiên cứuchương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm, nhất là chương trình kỳ họpQuốc hội để sớm nắm bắt các dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và xem xétthông qua, để từ đó lựa chọn những dự án luật mà đại biểu Quốc hội am hiểu sâu,hoặc quan tâm để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến.

       - Khi nhận được dự kiến chương trình xâydựng luật, pháp lệnh cũng như dự án luật, thì đại biểu Quốc hội cần dành nhiềuthời gian nghiên cứu dự án và các tài liệu có liên quan. Đại biểu nên tham vấný kiến của cán bộ, công chức nơi đại biểu làm việc; tham vấn ý kiến của cácchuyên gia, nhà khoa học có am hiểu về nội dung của dự án luật, hoặc có thểthuê chuyên gia nghiên cứu, chuẩn bị các ý kiến về dự án luật; trên cơ sở đóđại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến phát biểu tại nghị trườngQuốc hội.

      - Đại biểu Quốc hội cần dành thời chuẩnbị ý kiến phát biểu về các chính sách, những vấn đề lớn của dự án luật đang cónhiều ý kiến khác nhau, hạn chế tối đa việc phát biểu ý kiến về câu chữ, kỹthuật lập pháp. Khi phát biểu góp ý kiến về dự án luật thì đại biểu Quốc hộicần phải hiểu, nắm chắc những vấn đề cần phát biểu và nên lập đề cương để dựavào đề cương mà phát biểu, không nên viết thành văn bản góp ý kiến để đọc trướcQuốc hội.

        - Đối với đại biểu Quốc hội chưa cónhiều cơ hội phát biểu trước các hội nghị lớn, thì trước mắt chuẩn bị ý kiếnphát biểu tại các cuộc họp Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, trêncơ sở đó rút kinh nghiệm và chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp toàn thểQuốc hội thảo luận về dự án luật.   

   

 

Cập nhật : 16:27 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!