MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH XEM XÉT ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI LUẬT CÔNG ĐOÀN (PHẦN 2)


6. Về hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong hoàn cảnh mới(Các điều 26, 27 và 29)

a) Về tài chính công đoàn (bổ sung khoản 5 Điều 26)

- Dự thảo Luật đã bổsung quy định các trường hợp được xem xét miễn, giảm việc đóng kinh phí côngđoàn vì đảm bảo tính linh hoạt trong xử lý các tình huống phát sinh trong thựctiễn (ví dụ như đại dịch Covid-19 hiện nay hoặc trong các trường hợp bất khảkháng do thiên tai, hỏa hoạn). Tuy nhiên, về cơ quan cóthẩm quyền quy định cụ thể các trường hợp được miễn, giảm kinh phí công đoànđang có hai loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất: giaocho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.

Loại ý kiến thứ hai: giaoChính phủ quy định để bảo đảm linh hoạt, kịp thời và thống nhất với các nộidung liên quan về kinh phí công đoàn của dự thảo Luật đã giao Chính phủ quyđịnh chi tiết. Đồng thời, cần bổ sung dự thảo văn bản quy định về vấn đề này.

- Đối với quy địnhkinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiềnlương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (khoản 2 Điều 26 LuậtCông đoàn 2012), mặc dù TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam không đề nghị sửa đổi nội dung này, nhưng các sửa đổi,bổ sung tại các điều khác lại có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này. Đồng thời,đây là vấn đề được dư luận, người sử dụng lao động hết sức quan tâm, qua thảoluận có 02 loại ý kiến:

+ Loại ý kiến thứ nhất, thống nhất với quan điểm và Tờ trình của TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam về việc tiếp tục duy trì nguồn thu kinh phí côngđoàn 2% và bổ sung quy định cáctrường hợp được xem xét miễn, giảm việc đóng kinh phí công đoàn.

+ Loại ý kiến thứ hai, đề nghị điều chỉnh mức thu nộp kinh phí công đoànmột cách phù hợp mà vẫn bảo đảm điều kiện hoạt động cho tổ chức công đoàn nhưngkhông tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, người lao động, có thể là quy định mức tốiđa không quá 2% hoặc thấp hơn quy định hiện hành, do quỹ công đoàn vừa qua cònkết dư khá cao hoặc do quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho ngườilao động có sự tăng mạnh từ năm 2012 đến nay và tới đây khi thực hiện cải cáchchính sách bảo hiểm xã hội cũng vậy. Đồng thời, cũng đề nghị phải gắn vấn đềtài chính công đoàn với đổi mới, nâng cao chất lượng, tinh gọn tổ chức, bộ máyhoạt động của công đoàn.

b) Về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn (sửa đổi, bổ sung Điều27)

Đây là nội dung có nhiều ý kiến tranh luận nhất,sau khi UBTVQH cho ý kiến và Ủy ban thẩm tra, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tiếp thu ýkiến và hoàn thiện dự thảo Luật.

- Về phân bổ nguồnkinh phí công đoàn (khoản 2, Điều 27)đang thiết kế theo hai phương án:

Phươngán 1:

2. Kinh phí công đoàn theo khoản 2 Điều 26 docông đoàn cấp trên quản lý, sử dụng 25%; 75% còn lại đượcphân phối cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệpnhư sau:

a)Ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chỉ có tổ chức công đoàn, toàn bộ kinh phí nêu trên được phân phối cho công đoàn cơ sở.

b)Ở doanh nghiệp chỉ có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thì tổ chứcnày được phân phối theo số thành viên trên số lao động thu được kinh phí công    đoàn.

c)Ở doanh nghiệp có cả công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanhnghiệp, công đoàn cơ sở được phân phối số kinh phí công đoàn nêu trên sau khitrừ đi số kinh phí cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo điểm bkhoản 2 Điều này.

d)Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tạm giữtoàn bộ số kinh phí nêu trên để thực hiện chi cho người lao động tại cơ quan,tổ chức,   doanh nghiệp và hoàn trả số chưa chi cho công đoàn cơ sởvà tổ chức của người  lao động tại doanh nghiệp khi được thành lập theo điểm avà điểm b khoản 2 Điều này.

Việcquản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanhnghiệp do Chính phủ quy định.

Phươngán 2:

2. Tại những nơi đã có tổ chức của người   lao động tại doanh nghiệp, kinh phí công đoànquy định tại khoản 2 Điều 26 được phân phối cho các tổ chức đại diện người laođộng tại cơ sở.

Chínhphủ quy định chi tiết nội dung này.

Về nguyên tắc phải bám sát và quy định để thểchế hóa theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, đồng thời, để khắc phục nhữnghạn chế trong thời gian qua về việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn. Đồngthời, cần quan tâm một số vấn đề sau:

Thứ nhất, bảo đảm nguyên tắcbình đẳng giữa tổ chức công đoàn với các tổ chức của người lao động khác nhấtlà trong bối cảnh, tình hình mới, được phép thành lập tổ chức của người laođộng tại doanh nghiệp (kể từ ngày 01/01/2021 khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệulực).

Thứ hai, làm rõ cơ sở thực tiễn, pháp lý của việc quy địnhphân bổ kinh phí 2% theo tỷ lệ 25% và 75%. Cân nhắc để quy định không chỉ ưutiên cho công đoàn cơ sở, thành lập công đoàn cơ sở tại những nơi chưa có côngđoàn mà còn hỗ trợ các thiết chế quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

- Về việc sử dụngnguồn kinh phí công đoàn, quản lý sử dụng tài chính công đoàn (khoản 3, khoản 4Điều 27)

 3. Kinh phí công đoàn được sử dụng cho cácnhiệm vụ sau đây:

a)Chăm lo cho đoàn viên và người lao động;

b)Tổ chức hoạt động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định;

c)Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; hoạt động về giới vàbình đẳng giới;

d)Tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hoá, thể thao do Công đoàn phát động;

đ)Chi quản lý hành chính tại các cơ quan công đoàn;

e)Chi đầu tư các thiết chế phúc lợi cho đoàn viên và người lao  động;

g)Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

4.Đoàn phí công đoàn và thu khác chi theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Ngân sáchnhà nước chi theo nội dung Nhà nước cấp hỗ trợ.”

Dự án Luật đã thay đổi căn bản quy định về nộidung chi của tài chính công đoàn hiện nay (nhiều nội dung chi không còn đượcthể hiện trong dự thảo luật), trong khi đó Báo cáo đánh giá tác động chưa đềcập rõ về vấn đề này, do đó, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần tiếptục nghiên cứu, đánh giá thấu đáo, bổ sung đầy đủ các nội dung chi phù hợp, đầyđủ để bảo đảm tính khả thi của Luật. Đồng thời, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam:

Một là, cầnnghiên cứu để có thể (i) Quy định tỷ lệ tối đa chi bảo đảm hoạtđộng của bộ máy quản lý công đoàn các cấp và tỷ lệ tối thiểu chi trực tiếp chongười lao động; (ii) Giao Chính phủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mứcphân bổ kinh phí công đoàn và giao Bộ Tài chính quy định về chế độ, định mứcchi.

Hailà, bổ sung báo cáo riêng về đánh giá kết quả thựchiện tài chính công đoàn, giải pháp để giải quyết.

c) Về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, công khai tàichính Công đoàn (sửa đổi, bổ sung Điều29)

Dự thảo Luật bổ sung: 4. Định kỳ hai năm, Kiểm toán nhà nước thựchiện kiểm toán tài chính công đoàn và báo cáo  kết quả với Quốc hội.

Kiểmtoán nhà nước thực hiện kiểm toán đột xuất tài chính công đoàn khi có yêu cầucủa Quốc hội

Nguồn tài chính công đoàn được hình thành từ bốnnguồn khác nhau và mỗi nguồn lại có tính chất riêng, do đó cơ chế quản lý, sửdụng cũng cần phải có sự phân định tách bạch, ngoài việc bảo đảm quyền tựquyết, độc lập của tổ chức Công đoàn nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo tínhcông khai, minh bạch[1].Do đó, việc bổ sung quy định cụ thể việc thực hiện kiểm toán định kỳ và độtxuất; bổ sung quy định rõ việc các cấp công đoàn thực hiện công khai tài chínhhằng năm tại hội nghị ban chấp hành công đoàn và bằng một trong các hình thứcđược nêu trong dự thảo Luật để bảo đảm tăng cường tính công khai, minh bạch.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị ngoài quy định vềkiểm toán như dự thảo, cần nghiên cứu để bổ sung quy định việc định kỳ (02 hoặc03 năm một lần) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về việc thu,chi, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí công đoàn[2](tương tựnhư quỹ BHXH, BHTN).



[1] Theo Tờ trình số 15/TTr-TLĐ: Qua tổng kết việc thực hiện Luật Côngđoàn 2012 cho thấy, thu đoàn phí công đoàn chiếm từ 25% - 27%;  thu kinh phí công đoàn chiếm từ 57% - 64%;thu khác chiếm từ 11% - 16%; ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm khoảng 1%.

[2] Tại Công văn số8172/BTC-HCSN ngày 06/7/2020, Bộ Tài chính đề nghị: “Bổ sung quy định hằng nămTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội tình hình quản lý và sử dụngtài chính công đoàn (bao gồm tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm hiệnhành, kế hoạch tài chính năm sau, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn) cùngthời điểm Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện dự toán và quyết toánngân sách nhà nước”.

Cập nhật : 16:18 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!