HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 11 – SỐ 1


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việcchuyển quyền sở hữu tài sảngóp vốn?

Trả lời:

Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chuyển quyền sở hữutài sản góp vốn đượcquy định như sau:

-Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổphần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sauđây:

+Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người gópvốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất chocông ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sửdụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

+Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiệnbằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợpđược thực hiện thông qua tài khoản.

-Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

+Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lýcủa tổ chức của người góp vốn;

+Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷlệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;

+Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền củangười góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

-Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyểnsang công ty.

-Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhânkhông phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

-Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phầnvốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nướcngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luậtvề quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanhtoán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy địnhnhư thế nào về việc địnhgiá tài sản góp vốn?

Trảlời:

Theo Điều 36 LuậtDoanh nghiệp 2020, việc định giá tài sản góp vốn được quy định như sau:

-Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàngphải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giávà được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

-Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đôngsáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giáđịnh giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốnphải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trườnghợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đótại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới gópthêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tàisản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu tráchnhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thựctế.

-Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viênđối với công ty trách nhiệm hữuhạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người gópvốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợptổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người gópvốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn đượcđịnh giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì ngườigóp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệmhữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổphần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá vàgiá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thờiliên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản gópvốn cao hơn giá trị thực tế.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy địnhnhư thế nào về têncủa doanh nghiệp?

Trả lời:

Theo Điều37 Luật Doanh nghiệp2020, tên doanh nghiệp được quy định như sau:

- Tên tiếng Việt của doanhnghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công tytrách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; đượcviết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; đượcviết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanhnghiệp tư nhân.

+ Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trongbảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

- Tên doanh nghiệp phảiđược gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòngđại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được inhoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệpphát hành.

- Căn cứ vào quy định tạiĐiều 37 và các điều 38, 39 và 41của Luật Doanh nghiệp 2020, Cơquan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký củadoanh nghiệp.

 

Câu hỏi: Nhữngđiều cấm trong đặt tên doanh nghiệp được pháp luật quy định?

Trả lời:

Theo Điều 38Luật Doanh nghiệp 2020, những điều cấm trong đặt têndoanh nghiệp là:

- Đặt tên trùng hoặc têngây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăngký được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp 2020.

- Sử dụng tên cơ quan nhànước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệpđể làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sựchấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

- Sử dụng từ ngữ, ký hiệuvi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dântộc.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hộikhóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 

 

Cập nhật : 16:17 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!