CƠ CẤU TỔ CHỨC QUỐC HỘI SINGAPORE (PHẦN 1)


1.    Sốlượng đại biểu, độ tuổi bầu cử

Cộnghòa Singapore (Republic of Singapore) là một đảo quốc nhỏ nằm trong khu vựcĐông Nam Á. Trước đây Singapore là thuộc địa của Anh từ năm 1819, sau đó gia nhậpLiên bang Malaysia vào năm 1963 nhưng 2 năm sau thì tách ra thành lập quốc giariêng vào năm 1965 (quốc khánh là ngày 9/8/1965). Singapore là nước có chính thểcộng hòa nghị viện (parliamentary republic), tổng thống do dân bầu và có nhiệmkỳ 6 năm nhưng chỉ đóng vai trò nghi lễ, thực quyền nằm trong tay Thủ tướng. Quốchội Singapore là nghị viện một viện (unicameral parliament). Quốc hội khóa 14hiện nay có 104 đại biểu Quốc hội, bao gồm với 93 đại biểu do dân bầu trực tiếpvới nhiệm kỳ 5 năm (ngoài ra có 02 đại biểu cơ cấu của các đảng đối lập và 09 đạibiểu được chỉ định). Mọicông dân Singapore từ 21 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.

Singapore là quốc gia đơn nhất, không tổ chức chínhquyền địa phương. Tổng thống đương nhiệm là Halimah Binti Yacob (từ 14/9/2017).Thủ tướng đương nhiệm là Lý Hiển Long (con trai cố Thủ tướng Lý Quang Diệu)(nắm quyền từ 12/8/2004) với sự hậu thuẫn của Đảng cầm quyền duy nhất từ năm1965 đến nay là Đảng nhân dân hành động (People’s Action Party - PAP)[1].

Hiến pháp hiện hành của Singapore được ban hành năm1965, đất nước này có hệ thống pháp luật được xếp vào hệ thống luật án lệ(common law).

2.    Bầucử đại biểu Quốc hội

Nước Cộnghòa Singapore theo chế độ chính trị dân chủ đa đảng, nhưng trên thực tế suốt từngày lập quốc tới nay đều là một đảng nắm chính quyền. Chế độ bầu cử của nướcnày thực hiện được “nền dân chủ kiểu phương Đông”.  Trong số 10 chính đảng hiện đang hoạt độngtrên chính trường Singapore, duy nhất có một đảng nắm chính quyền suốt từ ngàylập quốc tới nay. Đó là đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) do ôngLý Quang Diệu sáng lập và lãnh đạo từ năm 1954.

 

Trong cuộc Tổng tuyển cử gần đâynhất, Singapore chia làm 31 khu vực bầu cử, gồm 14 khu vực bầu cử đơn nhất(Single Member Constituency - SMCs), tức chỉ bầu một đại biểu Quốc hội, mỗiđảng chỉ được cử một ứng viên tham gia tranh cử; và 17 khu vực bầu cử tập đoàn(Group Representation Constituency - GRCs), được bầu 4-6 đại biểu Quốc hội, mỗichính đảng được cử một nhóm 4-6 ứng viên tham gia tranh cử, trong đó bắt buộcphải có một ứng viên là người sắc tộc thiểu số (cụ thể có hai khu bầu bốn đạibiểu Quốc hội, 11 khu bầu năm đại biểu Quốc hội và hai khu bầu sáu đại biểuQuốc hội)[2].Đặc biệt có khu vực bầu cử chỉ có năm ứng viên của đảng Hành động Nhân dân,không có ứng viên của đảng khác, có lẽ vì đảng Hành động Nhân dân chiếm ưu thếtuyệt đối ở khu này.

Khu vực bầu cử tập đoàn là đặc điểmlớn nhất trong chế độ bầu cử của Singapore, nhằm để các sắc tộc thiểu số nhưngười Malay và người Ấn Độ có đại diện trong Quốc hội. Trong lần bầu cử gần đâynhất, người Hoa chiếm 78,3% tổng số cử tri; người Malay chiếm 13,6%; người ẤnĐộ chiếm 7,0% và các sắc tộc khác chiếm 1,1%.

Mỗi ứng cử viên phải ký quỹ 16.000SGD (tương đương khoảng 256 triệu đồng); nếu tỷ lệ phiếu bầu thu được dưới 12,5% thì số tiền này bị nhà nước thu. Chi phí cho cuộc bầu cử Quốc hội gần đâytheo quy định là 3,5 SGD cho mỗi cử tri; như vậy tổng chi phí hết khoảng gần9,22 triệu SGD (tương đương 147 tỷ đồng).[3]

Công tác bầu cử do Ban Bầu cử phụtrách tổ chức. Ban này trực thuộc chính phủ, gồm 24 thành viên, chủ yếu làchuyên gia tin học.

3.    CácỦy ban của Quốc hội[4]

Quốc hội Singapore có 7Ủy ban Thường trực được bổ nhiệm trong suốt một nhiệm kỳ của Quốc hội để đảm nhậncác chức năng khác nhau. Gồm có:

- Ủy ban Lựa chọn(Committee of Selection): chịu trách nhiệm lựa chọn và đề cử các đại biểu Quộchội vào các Ủy ban của Quốc hội.

- Ủy ban về Đặc quyền(Committee of Privileges): chịu trách nhiệm xem xét bất kỳkhiếu nại nào cáo buộc vi phạm đặc quyền của Quốc hội.

-Ủy ban Dân nguyện (Public Petitions Committee): chịu trách nhiệm giải quyết cácý kiến, kiến ​​nghị của công dân gửi đến Ủy ban và báo cáo lại với Quốc hội.

-Ủy ban về các vấn đề của Quốc hội (House Committee): chịu trách nhiệm chăm lo đếnsự thoải mái và thuận tiện của các đại biểu Quốc hội và tư vấn cho Chủ tịch Quốchội về những vấn đề này.

- Ủy ban Quy tắc(Standing Orders Committee): chịu trách nhiệm xem xét các quy tắc, thủ tục tạiQuốc hội theotừng thời điểm; đề xuất cácsửa đổi và báo cáo cho Quốchội về tất cả các vấn đề liên quan.

- Ủy ban Ngân sách(Estimatates Committee): chịutrách nhiệm kiểm tra ngân sách của Chính phủ và những báo cáo liên quan đến kinh tế, đến cải cách hànhchính, tổ chức … phù hợp với dựtoán ngân sách, được thựchiện và kiến nghị trình lên Quốc hội

-Ủy ban Tài khoản công (Public Accounts Committee): chịu trách nhiệm kiểm tracác tài khoản công của Chính phủ trong việc sử dụng nguồn ngân sách đã được Quốchội phê chuẩn trong chi tiêu công.

 Bên cạnh các Ủy ban thường trực, Quốc hộiSingapre đôi khi cũng thành lập các Ủy ban lâm thời được Quốc hội phê duyệt đểgiải quyết các Dự luật hoặc các vấn đề đặc biệt khác ảnh hưởng đến cuộc sốnghàng ngày của người dân, chẳng hạn như Dự luật Thuế Hàng hóa và Dịch vụ. Các Ủyban lâm thời được trao quyền, giống như một số Ủy ban Thường trực của Quốc hội,có thể tổ chức các phiên điều trần kín hoặc công khai và báo cáo kết quả cho Quốchội. Tất cả các kiến nghị trong Ủy ban lâm thời được quyết định bởi đa số.

Ngoài ra, theo Hiếnpháp Singapore, “Ủy ban Lựa chọn đại biểu Quốc hội được chỉ định” được thành lậpđể xem xét các đề xuất của công chúng về những người có thể được Ủy ban chỉ địnhlà đại biểu Quốc hội (không qua bầu cử). Ủy ban có thể đề cử tối đa 9 người để Tổngthống bổ nhiệm làm đại biểu Quốc hội.

(Còn tiếp)

 

Cập nhật : 16:16 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!