MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH XEM XÉT ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI LUẬT CÔNG ĐOÀN (PHẦN 1)


Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 được Quốc hội khoáXIII thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 (sauđây gọi là Luật Công đoàn). Luật Công đoàn là cơ sở pháp lý quan trọng về tổ chứcvà hoạt động công đoàn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcvà hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần giữ vững ổn định chính trị -xã hội của đất nước trong những năm qua.

Sauhơn 8 năm áp dụng, thực thi, Luật Công đoàn đã phát sinh một số vướng mắc, bấtcập từ thực tiễn đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằmđảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.

Dự thảo Luật đang dự kiến sửa đổi, bổ sung các nộidung  tại 15 điều (Các điều 1, 2, 4, 5, 7, 9, 14, 17, 23, 24, 26,27, 28, 29, 30);sửa kỹ thuật tại 5 điều trong tổng số 33 điều của Luật Công đoàn (các điều 10, 11, 13, 20, 22). Trong quá trình xem xét đề xuất sửa đổi Luật,cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Về địa vị pháp lý củaCông đoàn Việt Nam

Khoản 1 Điều 1 của dựthảo Luật đã cơ bản bám sát và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013. Dự thảoLuật đã bổ sung và xác định rõ về tên gọi là “Công đoàn Việt Nam”; bỏ các cụm từ: “là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam” “cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,tổ chức xã hội”; cụ thể hóa nội hàm khái niệm “người lao động” là “công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức”; bổ sung nộidung “về những vấn đề liên quan đến quyền,nghĩa vụ của người lao động; sắp xếp lại các cụm từ “thamgia kiểm tra, thanh tra, giám sát” … để đảm bảotương thích với Hiến pháp năm 2013 và thể hiện rõ hơn địa vị pháp lý của Côngđoàn Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần hoànthiện các quy định của pháp luật công đoàn để phù hợp với Hiến pháp và hệ thốngpháp luật, nhất là  Bộ luật Lao động2019, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung:

- Vềphạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng (Điều 2 và Điều 5). Tổng LĐLĐ Việt Nam đãtiếp thu và hoàn thiện lại dự thảo Luật theo hướng đã mở rộng phạm vi điềuchỉnh  với tổ chức của người lao động tạidoanh nghiệp khi gia nhập Công đoàn Việt Nam (Điều 2 và Điều 5). Phù hợp Nghịquyết 06-NQ/TW; BLLĐ 2019.

- Sửađổi bổ sung Điều 9 về những hành vi bị nghiêm cấm theo hướng quy định chi tiếthơn các hành phi phân biệt đối xử chống công đoàn

- Sửađổi, bổ sung Điều 10 Luật Công đoàn về đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của người lao động;

- Sửađổi, bổ sung Điều 17 về quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với người lao động ở cơ  quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp chưa có tổchức đại diện người lao động tại cơ sở;

- Sửađổi, bổ sung Điều 24 về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn.

2. Về hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy Côngđoàn và cơ chế quản lý cán bộ công đoàn

 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 02 về “Đổi mới tổ chức và hoạtđộng Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Do đó, cần phải thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung:

-        Về hệ thống tổ chức công đoàn (Điều 7). TổngLĐLĐ Viêt Nam đã tiếp thu ý kiến của UBTVQH và thẩm tra của Ủy ban Xã hội, sửalại nội dung này theo hướng bỏ việc hình thành tổ chức công đoàn gắn với địagiới hành chính và ngành. Đồng thời quy định cụ thể từng cấp công đoàn sẽ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định.

-        Về bảo đảm về tổ chức bộ máy (Điều 23)

3. Về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (sửa đổi, bổ sung Điều 5)

Luật Công đoàn 2012 quy định:

“Điều 5. Quyền thànhlập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổchức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàntheo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”

Với việc bổ sung quyền gia nhập Công đoàn ViệtNam và trở thành công đoàn cơ sở, đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ về cơ chếtham gia của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, hệ quả pháp lý đốivới người lao động là người nước ngoài là thành viên của tổ chức của người laođộng tại doanh nghiệp khi tổ chức của họ gia nhập Công đoàn Việt Nam, vấn đềhiệu lực của giấy phép hoạt động và Điều lệ của tổ chức của người lao động saukhi gia nhập Công đoàn Việt Nam...

4. Về quyền tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động củacơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (sửađổi, bổ sung Điều 14)

Luật Công đoàn 2012 quy định:

“Điều 14. Tham giathanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

1. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanhtra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về laođộng, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếvà chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ củangười lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quyđịnh tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tàiliệu và giải trình những vấn đề có liên quan;

b) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắcphục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguyhiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơquan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện phápkhắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.”

Điều 10 của Hiến pháp 2013 và Điều 1 của LuậtCông đoàn 2012, thì Công đoàn được thamgia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức,đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của ngườilao động. Tuy nhiên, việc bổ sung khoản 2 Điều 14 của Luật Công đoàn quy định “Công đoàn chủ trì giám sát việc thực hiệncác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liênquan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và củangười lao động.” do vậy, cần thảo luận làm rõ ý kiến về vấn đề này.

5. Về quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với người laođộng ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện người lao độngtại cơ sở (sửa đổi, bổ sung Điều 17)

Luật Công đoàn 2012 quy định:

“Điều 17. Quyền, tráchnhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan,tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở

Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở,công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao độngở đó yêu cầu.”

Về cơ bản dự thảo Luật sửa đổi tên và nội dungcủa Điều 17 của Luật Công đoàn 2012 nhằm đảm bảo phù hợp với Bộ luật Lao động2019. Đề nghị thảo luận cho ý kiến về vai trò của công đoàn cấp trên không chỉvới các trường hợp theo quy định tại Điều này, mà trong nhiều trường hợp khác.Ví dụ, về một số trách nhiệm phát sinh từ việc Công đoàn cấp trên cơ sở tạm giữsố kinh phí công đoàn 2% đã thu để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

(Còn tiếp)

 

Cập nhật : 17:04 - 28/12/2021
In trang này Click here to Print it!