Khái quát chung về Trí tuệ nhân tạo


Đầunăm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu,pháttriển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Điều này chứng tỏ sự hiện hữungày càng rõ ràng và dày đặc của công nghệ Trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống củangười Việt Nam nói riêng và của cả nhân loại nói chung.

 Trí tuệ nhân tạo hay Trí thông minh nhân tạo -AI (viết tắt của Artifical Intelligence) là công nghệ mô phỏng các quá trìnhsuy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máytính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắcsử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúnghoặc xác định), và tự sửa lỗi. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thốngchuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vậtthể hoặc chữ viết).

Côngnghệ Trí tuệ nhân tạo gần đây trở nên nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của nhiềungười là nhờ Big Data. Mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng củadữ liệu cùng với công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn, cho phép xử lýcông nghệ Trí tuệ nhân tạo với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.

Trong lịchsử phát triển của mình từ năm 1960 đến năm 2018, thế giới đã có gần 340.000sáng chế đồng dạng và hơn 1,6 triệu bài báo khoa học liên quan đến phát triểntrí tuệ nhân tạo được công bố. Trong thập niên 80, AI đã bắt đầu được quan tâm,nhưng đến những năm 2012 sự tăng tốc mới trở nên mạnh mẽ. Giai đoạn 2006-2012,số công bố sáng chế bình quân tăng 8% trong một năm, nhưng đến giai đoạn2012-2017 mức tăng đã đạt 28% trong một năm. Số lượng đơn sáng chế liên quan đếnAI tăng từ 8.515 trong năm 2006 lên đến 12.473 năm 2011 và 55.660 năm 2017(tăng gấp 6, 5 lần trong vòng 12 năm). Trong nghiên cứu khoa học, các công bốbài báo liên quan đến AI cũng tăng lên rất nhanh chóng, đặc biệt trong thờigian đến năm 2018 gần đây với 1.636.649 bài báo được công bố[1].Sự xuất hiện của các bài báo khoa học về AI bắt đầu sớm hơn 10 năm trước khi diễnra cuộc chạy đua bảo hộ sáng chế công nghệ AI. Chứng tỏ, kết quả của nghiên cứukhoa học cơ bản về AI đã có hiệu quả về mặt ứng dụng khi các cuộc đua đăng ký bảohộ sáng chế gia tăng sau đó.

Theo hệ thốngphân loại của Hiệp hội Máy tính Quốc tế - ACM (Computing Analysis Scheme) có mộtkhung phân tích rõ ràng phù hợp để tổng hợp và đại diện cho công nghệ đang thayđổi AI theo thời gian. Phân loại này đã được sử dụng trong hơn 50 năm và bản cậpnhật cuối cùng vào năm 2012 đã bổ sung các công nghệ mới. Theo đó, công nghệ AIđược chia thành 3 hướng chính:

Kỹthuật AI (AI Technique): là các mô hình tính toán và thống kê tiên tiếnnhư học máy, logic mờ và hệ thống cơ sở tri thức cho phép tính toán, nhiệm vụdo con người thực hiện; Các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo khác nhau được sử dụng đểthực hiện các chức năng khác nhau.

Ứngdụng chức năng của trí tuệ nhân tạo (AI functions application):chẳng hạn như thị giác máy tính (computer vision) có thể chứa một hoặc nhiều kỹthuật trí tuệ khác nhau.

Ứngdụng trí tuệ nhân tạo theo lĩnh vực (AI Application field): làviệc sử dụng các kỹ thuật hoặc ứng dụng trí tuệ nhân tạo chức năng trong cáclĩnh vực, ngành nghề cụ thể như giao thông vận tải, nông nghiệp, khoa học đời sống,y tế...

Còn theoMediastandard, AI được chia làm ba loại gồm trí thông minh nhân tạo hẹp (ANI),trí thông minh phổ biến nhân tạo (AGI) và trí tuệ siêu nhân tạo (ASI).

Dựa vào mức độ phức tạp của công nghệTrí tuệ nhân tạo - AI, chúng ta có thểchia nó thành 4 loại sau đây:

Loại 1: Công nghệ AIphản ứng (Reactive Machine)

Một ví dụ là Deep Blue, chương trìnhtự động chơi cờ vua của IBM đã đánh bại kì thủ thế giới Garry Kasparov vàonhững năm 1990. Công nghệ AI của Deep Blue có thể xác định các nước cờ và dựđoán những bước đi tiếp theo. Nó không có ký ức và không thể sử dụng những kinhnghiệm trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương lai.

Loại công nghệ AI này phân tích những động thái khả thi - củachính nó và đối thủ - và chọn hành động chiến lược nhất. Deep Blue và AlphaGO(chơi cờ vây) của Google được thiết kế cho các mục đích hẹp và không thể dễdàng áp dụng cho tình huống khác.

Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế

Các hệ thống AI này có thể sử dụng những kinh nghiệm trongquá khứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Một số chức năng ra quyếtđịnh này có mặt trong các loại thiết bị không người lái như xe, máy bay dronehoặc tàu ngầm.

Kết hợp các cảm biến môi trường xung quanh công nghệ AI nàycó thể dự đoán được tình huống và đưa ra những bước hành động tối ưu cho thiếtbị. Sau đó chúng sẽ được sử dụng để đưa ra hành động trong bước tiếp theo.

Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo

Đây là một thuật ngữ tâm lý. Công nghệ AI này có thể tự mìnhsuy nghĩ và học hỏi những thứ xung quanh để áp dụng cho chính bản thân nó lênmột việc cụ thể. Loại công nghệ AI này chưa khả thi trong thời gian hiện tại.

Loại 4: Tự nhận thức

Lúc này cả hệ thống AI có ý thức về bản thân, có ý thức vàhành xử như con người. Chúng thậm chí còn có cảm xúc và hiểu được cảm xúc củanhững người khác. Tất nhiên, loại công nghệ AI này vẫn chưa khả thi.

Một trong các ứng dụng rõ rệt và có hiệu quả nhất của AI lànhà thông minh. Bằng việc kết nối nhiều loại sản phẩm có khả năng học hỏi thóiquen của chủ sở hữu nhờ vào trợ lí ảo như Google Assistant, lúcnày AI sẽ tận dụng mọi thông tin mà nó ghi nhớ được từ chủ nhân để phục vụ cácnhu cầu được đưa ra một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

 Trong Chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạo,Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 4nước dẫn đầu ASEAN trong lĩnh vực này, đồng thời xây dựng thành công 10 thươnghiệu trí tuệ nhân tạo có uy tín trong khu vực. Đây là khát vọng lớn, đồng thờicũng là động lực chắp cánh cho các ý tưởng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt.



[1] Nguồn: Xu hướng công nghệ 2019, WIPO

Cập nhật : 17:01 - 28/12/2021
In trang này Click here to Print it!