KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NĂM 2020 (PHẦN 2)


Công tác quản lýkhoáng sản tiếp tục chuyển biến tích cực. Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 quy định về quản lý cát,sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; Thủ tướng Chính phủ ban hànhChỉ thị số 38/CT-TTg ngày 20/9/2020 về tiếptục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khaithác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, qua đó góp phần khắc phục tìnhtrạng khai thác khoáng sản trái phép, không gắn với yêu cầu bảovệ môi trường.Ngành Tài nguyên và Môi trường đã tập trung triển khai công tác điều tra cơbản; hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều trakhoáng sản tỷ lệ 1:50.000 khoảng 70% diện tích phần đất liền lãnh thổ và tỷ lệ1:500.000  khoảng 40% tổng diện tích vùngbiển. Qua đó, đã xác định tiềm năng một số loại khoáng sản lớn (như uraniQuảng Nam, đồng Kon Tum, vàng, thiếc, wonfram và khoáng chất công nghiệp vùngTây Bắc,...).Điều tra các giá trị địa chất để UNESCO công nhận 04 công viên địa chất toàncầu.

Côngtác cấp phép hoạt động khoáng sản được thực hiện theo đúng quy định của phápluật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồngthuận giữa các bộ, ngành liên quan và chính quyền nơi có khoáng sản; bảo đảmnguyên tắc việc cấp phép hoạt động khoáng sản phải căn cứ vào quy hoạch khoángsản, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với năng lựcchế biến, nhu cầu sử dụng và bảo đảm yêu cầu về môi trường; không cấp phép mớithăm dò, khai thác vàng sa khoáng; hạn chế việc cấp phép khai thác khoáng sảnmanh mún, nhỏ lẻ; không xuất khẩu khoáng sản thô. Công tác cấp phép hoạt độngkhoáng sản đã thực hiện theo cơ chế một cửa, áp dụng dịch vụ công trực tuyếnmức độ 3 trong tiếp nhận, thẩm định hồ sơ. Cấp phép thôngqua đấu giá quyền khai thác khoáng sản được đẩy mạnh, với trên 300khu vực khoáng sản được đấu giá thành công, đóng góp trên 5.314 tỷ đồng choNSNN. 

Tuynhiên, tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản còn xảyra (điển hình như tình trạng khai thác than tráiphép với quy mô lớn tại khu vực vỉa Dày, Tây Khe Sim, thành phố Cẩm Phả, tỉnhQuảng Ninh; khai thác vàng trái phép ở Quảng Nam, Đà Nẵng,…). Ngành Tài nguyênvà Môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luậtkhoáng sản đối với 660 tổ chức, cá nhân, phát hiện có 25% số đối tượng đượcthanh tra, kiểm tra có vi phạm (khai thác không có giấy phép; khai thác vượtcông suất cho phép; không thông báo kế hoạch khai thác; ký quỹ phục hồi môitrường không đầy đủ; không lập bản đồhiện trạng mỏ,…).

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được tăng cường, góp phần kiểm soát chặtchẽ rừng tự nhiên; chú trọng trồng rừng ven biển; đẩy mạnh trồng,chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và nâng cao chất lượng, giá trị rừng trồng; khaithông thị trường quốc tế cho xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản. Cả nước chuẩn bị được gần 850 triệu cây giống các loạiphục vụ trồng rừng, tăng 12% so với năm 2019; diện tích rừng trồng tập trung mới đạtkhoảng 260,5 nghìn ha; diện tíchrừng trồng được chăm sóc đạt trên 530 nghìn ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh200 nghìn ha; diện tích rừngtrồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận đạt 90%, tăng 12,2% so với năm 2015. Tỷ lệ che phủ rừng 42%, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường, rừng được bảo vệtốt hơn (năm 2020 diện tíchrừng bị cháy là 645,3 ha, giảm 67,8% so với năm 2019)Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã pháthuy hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, phát triển rừng (năm 2020 thu dịch vụ môi trường rừng đạt 2.457,8tỷ đồng).

Đãxuất hiện nhiều mô hình sản xuất cây lâm nghiệpgiá trị cao, kinh doanh gỗ lớn, đặc biệt là trong sản xuất, chế biến lâm sảnxuất khẩu hay chuyển đổi mô hình trồng rừng lấy gỗ theo hướng nâng caonăng suất, chất lượng giá trị rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên tạiĐông Nam Á chuyển đổi thành công từ trạng thái mất rừng cao sang tái sinh rừng(tự nhiên và nhân tạo) trên diện rộng. Đây là kết quả của những thay đổi trongchính sách KTXH, môi trường và các nỗ lực tái sinh rừng trong 30 năm sau đổi mới.Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, các hiện tượngthời tiết cực đoan, bão, lụt, sạt lở, hạn, mặn gây hậu quả nặng nề đến tínhmạng, tài sản nhân dân, đang đặt ra yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng quyếtliệt hơn, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Tạikỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, Thủ tướng Chính phủ đã đề xuất sáng kiến trồngmới 1 tỷ cây xanh trong 5 năm 2021-2025 và ngày 31/12/2020 Thủ tướng Chính phủđã ký ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” vàtăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021.

Bêncạnh đó, năm 2020, diện tích trồng rừng mới giảm 3,2% so với năm 2019; tìnhtrạng chặt phá rừng trái phép để lấy gỗ và lấn chiếm đất vẫn còn xảy ra ở mộtsố địa phương (Lâm Đồng, Bắc Kạn, Quảng Bình,…), tổng diện tích rừng bị chặt phá cả nước là 819 ha, tăng 19,4% so với năm 2019.Do nắng nóng gay gắt, hanh khô, hạnhán kéo dài nhiều ngày, đúng vào mùa đốt nương làm rẫy nên đã xảy ra một số vụcháy rừng, mặc dù các địa phương đã triển khai các biện pháp chữa cháy, tuynhiên vẫn có thiệt hại về rừng là 645,3 ha.

Công tác bảo vệmôi trường tiếp tục được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo vàđạt được nhiều kết quả quan trọng. Ý thức xã hội về bảo vệ môi trường được nâng lên. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảovệ môi trường tiếp tục được hoàn thiện, đặt môitrường vào vị trí trung tâm của phát triển bền vững; thiết lập hàng rào kỹthuật quy chuẩn, tiêu chuẩn để bảo vệ môi trường trước thách thức ngày càng lớncủa sự gia tăng các nguồn thải, dân số và các vấn đề môi trường xuyên biêngiới. Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2020, vớinhiều điểm mới, mang tính đột phá, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt làbảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nộidung trọng tâm, quyết định cho các chính sách bảo vệ môi trường khác;  hài hòa với hệ thống pháp luật về KTXH; cảicách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính (TTHC), giảm thời gian thựchiện các TTHC từ 20-85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát, giảmthiểu ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nhữngchuyển biến tích cực. Chỉ số phát triển bền vững năm 2020 của Việt Nam tăng 5bậc, xếp thứ 49/166 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớnnhư Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chưa được cải thiện trong ngắn hạn. Lượngnước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ ra các lưu vực còn lớn[1].Tỷlệ rác thải sinh hoạt được tái sử dụng, tái chế còn thấp, việc phânloại rác thải tại nguồn theo phương thức 3R (tiếtgiảm- tái sử dụng-tái chế) chưa được triển khai rộng rãi trong toàn dân.Lượng chất thải rắn phát sinh tiếp tục gia tăng, gây áp lực lên môi trường, ảnhhưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của đất nước, rác thải vẫn chủyếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc bằng các lò đốt cỡ nhỏ, không đáp ứngcác yêu cầu về bảo vệ môi trường. Quy định về đơn giá xử lý hiện nay chưa thu hút đượccác nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉthị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 vềmột số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, chỉ đạo các cấp,các ngành thực hiện những giải pháp đồng bộ để khắc phục những bất cập, hạn chếvà tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý chất thải rắn, trong đóchú trọng công tác phân loại rác thải tại nguồn, áp dụng côngnghệ xử lý chất thải tiên tiến hiện đại, tận dụng các thành phần có ích trongchất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sản xuất, hạn chế tối đa việcphát sinh chất thải thứ cấp cần xử lý.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 139/BC-CPngày 14/5/2021 của Chính phủ về Kết quả thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí trong năm 2020.

 



[1] Hiện nay, mới chỉ có khoảng 20% nước thải sinh hoạt được thu gom và xửlý.

Cập nhật : 16:59 - 28/12/2021
In trang này Click here to Print it!