MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI QUỐC HỘI


TheoHiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội “giám sát tối cao đốivới hoạt động của Nhà nước”.

Vềgóc độ lý luận thì Quốc hội bao gồm tất cả các thiết chế của Quốc hội bao gồm:

-Toàn thể Quốc hội tại kỳ họp;

-Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

-Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội;

-Đoàn đại biểu Quốc hội;

-Các đại biểu Quốc hội.

Vìthế nếu không có giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, cácỦy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thì không cógiám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp.

Hoạtđộng giám sát của Quốc hội bao gồm các nội dung chính:

-Xem xét báo cáo của các cơ quan nhà nước (Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhândân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao);

-Chất vấn và trả lời chất vấn;

-Giám sát chuyên đề;

-Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặcphê chuẩn;

-Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát (hậu giám sát).

Cáchoạt động giám sát của Quốc hội được quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luậthoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nội quy kỳ họp Quốc hộivà các văn bản liên quan.

 

 

Sau đây, xin đề xuất một số khuyến nghịnhằm nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn tại Quốc hội:

1.Cần chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội (của cả nước và địaphương nơi ứng cử); tổng hợp ý kiến, kiến nghị, những bức xúc của cử tri để cótư liệu chất vấn.

Vềcơ bản, tại mỗi kỳ họp, đại biểu đã được các cơ quan hữu quan cung cấp đầy đủcác báo cáo, tài liệu về kinh tế - xã hội vì thế cần dành thời gian thỏa đángđể nghiên cứu (không chỉ phục vụ cho hoạt động chất vấn mà còn cho các nội dungthảo luận về kinh tế - xã hội, xây dựng pháp luật).

Cốgắng hạn chế tối đa việc trích dẫn thông tin từ mạng xã hội vì rất nhiều thôngtin chưa được kiểm chứng.

Đặcbiệt, cần nghiên cứu, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri nơi mình ứng cử,những vấn đề bức xúc của số đông, có địa chỉ rõ ràng, có số liệu cụ thể cầnđược chuyển tải thành nội dung chất vấn. Làm được như vậy, chất lượng câu chấtvấn sẽ rất cao, thuyết phục người nghe, thuyết phục báo giới, thuyết phục cảngười bị chất vấn. 

2.Cần nghiên cứu để hiểu rõ các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cáccơ quan, tổ chức, cá nhân để nêu vấn đề chất vấn đúng người, đúng việc.

Việcnêu câu chất vấn cho đối tượng không phải thuộc chức trách, nhiệm vụ của họ làđiều tối kỵ. Muốn thế, như trên đã nêu, chúng ta phải dành thời gian nghiên cứucác quy định pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của người bị chất vấn.

3.Cần có bản lĩnh, tự tin khi chất vấn, nhất là khi vấn đề của mình nêu bị đạibiểu khác không đồng tình hoặc người bị chất vấn trả lời không thỏa đáng.

Đạibiểu nên xác định trước một điều là không phải mình nêu cái gì cũng được ngườikhác đồng tình, cũng được người khác đáp ứng. Một số người trả lời chất vấn đôikhi hỏi ngược lại đại biểu, nhất là về những số liệu, sự việc cụ thể. Có đạibiểu với tư duy bảo vệ ngành mình, cấp trên của mình nên đã có những tranh luậnlại với người nêu câu chất vấn với thái độ khá gay gắt.

Trongnhững trường hợp như thế, đại biểu phải hết sức bình tĩnh để ứng xử cho phùhợp. Có một nguyên tắc quan trọng chúng ta cần nhớ là đại biểu được quyền nêuvấn đề và chịu trách nhiệm với vấn đề mình nêu mà không có nghĩa vụ giải trình.Vì thế nếu có đủ thông tin, đủ bản lĩnh thì tranh luận lại, còn không hãy đểchủ tọa phân xử.

4.Cần kiên trì đeo bám các nội dung đã chất vấn nếu bản thân thấy đúng mà chưađược người bị chất vấn trả lời thỏa đáng.

Thựctế cho thấy không phải nội dung chất vấn nào cũng được trả lời thỏa đáng, thậmchí có người bị trả lời chất vấn do quá nhiều vấn đề nên quên câu của mình. Khiấy nếu không thấy chủ tọa nhắc thì đại biểu phải giơ biển để yêu cầu trả lời.

Nếutại phiên chất vấn ấy mà vấn đề của mình chưa được trả lời thỏa đáng mà đã hếtthời gian thì nên chuyển sang việc ghi phiếu chất vấn hoặc đến phiên chất vấncủa kỳ họp sau nếu thấy vấn đề chưa được chuyển biến thì sẽ tiếp tục chất vấn...

5.Không sử dụng chất vấn để lấy thông tin.

Đâylà vấn đề khá nhiều đại biểu mắc phải. Trong thực tế, khi người bị trả lời chấtvấn đụng đến những câu chất vấn loại này, họ thường hứa sẽ gửi bằng văn bản sauchứ không trả lời trực tiếp tại hội trường. Như thế là đại biểu đã tự mình làmmất quyền chất vấn trực tiếp của mình và ảnh hưởng đến thời gian dành cho cácđại biểu khác.

6.Không sử dụng chất vấn để đánh bóng bản thân.

Trongthực tế, do phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp nên đã tranhthủ diễn đàn để quảng bá cho cá nhân mình hoặc ngành mình, cơ quan,m tổ chứcmình. Để phát hiện điều này không khó. Việc tự khen mình, ngành mình tuy khôngbị cấm nhưng đôi khi khá phản cảm bởi cả đại biểu, cả báo chí, cả cử tri đềurất dễ nhận ra.

7.Không sử dụng chất vấn đề nêu các vấn đề mà bản thân đại biểu đang là ngườigiải quyết hoặc người thân của đại biểu là người có liên quan đến vụ việc đangđược các cơ quan chức năng giải quyết.

Trongthực tế có một số đại biểu đã sử dụng diễn đàn chất vấn để nêu vấn đề mà mìnhđang là người giải quyết hoặc người thân của mình có liên quan, như đại biểu làluật sư chất vấn vụ việc mà mình đang bào chữa hoặc tư vấn pháp lý chẳng hạn;hoặc đại biểu là doanh nhân, chất vấn việc mà doanh nghiệp của mình đang là đốitượng bị thanh tra, kiểm toán.

Tuychưa thấy văn bản nào cấm vấn đề này, nhưng rất phản cảm, vì thế nên tránh.

 

 

Cập nhật : 16:50 - 28/12/2021
In trang này Click here to Print it!