Một số kết quả về công tác phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Chính phủ trong nhiệm kỳ công tác 2016-2021 (Phần cuối)


7. Tập trung thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược

Thể chế kinh tế thịtrường định hướng XHCN từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, đáp ứngnhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống pháp luật về kinh tế khá đầy đủ, tạo hành lang pháp lýcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển. Đổimới phương thức quản lý nhà nước, dần xóa bỏ cơ chế hành chính “ xin-cho” trongtiếp cận cơ hội kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện vàchuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro và mức độtuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý. Cơ quanquản lý nhà nước thường xuyên đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanhnghiệp và người dân để có phản ứng chính sách kịp thời, giải quyết ngay và dứtđiểm những vướng mắc, bất cập nhất là về thể chế, môi trường đầu tư, kinhdoanh, chính sách an sinh xã hội.

Phát triển, hình thànhvà vận hành đồng bộ các loại thị trường, bước đầu có sự gắn kết với thị trườngkhu vực và quốc tế

Quy mô và cơ cấu thị trường tài chính có sự điều chỉnh hợp lýhơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường vốn cổ phần và tráiphiếu, thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, giữa dịch vụtín dụng và các dịch vụ phi tín dụng. Tập trung cơ cấu lại và phát triển thị trườngchứng khoán (TTCK) trở thành một kênh quan trọng huy động nguồn lực trung vàdài hạn cho phát triển kinh tế. Khung khổ pháp lý cho hoạt động của TTCK đượcquan tâm hoàn thiện; Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán năm2019 và ban hành theo thẩm quyền nhiều đề án, dự án, cơ chế, chính sách quantrọng[1] phù hợp với tình hình thựctế, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, thúc đẩy hội nhậpquốc tế và phát triển hiệu quả, an àn, lành mạnh; giai đoạn 2016-2020, quy môhuy động vốn qua TTCK ước đạt hơn 1,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 30% so với giaiđoạn 2011- 2015. Tích cực cơ cấu lại thị trường bảo hiểm, nâng cao tính minhbạch thông tin, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, gópphần bảo đảm an sinh xã hội; giai đoạn 2016-2020, tổng tài sản của toàn thịtrường bảo hiểm tăng trưởng bình quân 22,3%/năm, ước đạt 552.403 tỷ đồng năm2020; tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân 23,6%/năm,ước đạt 184.662 tỷ đồng năm 2020. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý chohoạt động kinh doanh xổ số và trò chơi[2] có thưởng nhằm thu hút cácnhà đầu tư có tiềm lực tài chính phát triển các khu du lịch phức hợp, quy môlớn; giai đoạn 2016-2020, số thu nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh xổ số và tròchơi có thưởng ước đạt 164.500 tỷ đồng và 25 triệu USD, tăng 173% so với giaiđoạn 2011-2015.

Thực hiện tái cơ cấu thị trường bất động sản và triển khai cácgiải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh[3], không để xảy ra tìnhtrạng bong bóng bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà quốcgia, Chương trình nhà ở xã hội, bảo đảm phù hợp với điều kiện KTXH của đất nướcvà khả năng chi trả của từng đối tượng[4]. Hoàn thiện hệ thống thôngtin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản. Các tổ chức trung gianhỗ trợ thị trường đã hình thành và đi vào hoạt động ổn định, gồm: Hệ thống sàngiao dịch bất động sản, tư vấn, quản lý bất động sản, các tổ chức tài chính,tín dụng, các hội nghề nghiệp.

Thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất thông qua việcđẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với các loại đất theo Nghịquyết số 30/2012/QH12 của Quốc hội, bảo đảm quyền của người sử dụng đất. Giaiđoạn 2016-2020, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 77% tổng diệntích tự nhiên; cấp 3,3 triệu Giấy chứng nhận lần đầu, đạt 97,36%; ban hành vàcông bố công khai Bảng giá đất theo quy định.

Đẩy mạnh triển khai Chương trình Phát triển thị trường khoa họcvà công nghệ đến năm 2020[5], hoạt động dịch vụ trunggian và hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ được đẩymạnh, nhận thức của xã hội về thương mại hóa kết quả nghiên cứu được nâng cao,thích ứng hơn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Giá trị giao dịch củathị trường khoa học công nghệ và số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ tăng.

Các giải pháp phát triển thị trường lao động được chú trọng thựchiện. Chính phủ trình Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) và LuậtNgười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) năm2020, bảo đảm sự hài hòa, ổn định trong quan hệ lao động, bảo vệ quyền lợi củangười lao động; tăng cường nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung - cầu lao động vàcập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động. Chất lượng việc làm dần đượccải thiện, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức dần dịch chuyển sangkhu vực chính thức; hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động thông qua Quỹquốc gia về việc làm. Trong 5 năm qua, đã giải quyết việc làm được cho trên7,938 triệu lao động, trong đó trong nước khoảng 7,304 triệu người; đưa trên634 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt chỉ tiêu 27 %,về đích kế hoạch 05 năm trước 01 năm. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao độngtrong độ tuổi duy trì ở mức thấp và giảm dần[6].

Chú trọng giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong tất cả cácngành, lĩnh vực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực độtphá, ước năm 2020 có khoảng 54,6 triệu người, tăng 1,4 triệu người so với năm2015. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó mộtsố ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc tế như công nghệ thông tin, ytế, công nghiệp xây dựng, cơ khí ...

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tập trung đầu tưhiện đại, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống đường bộ cao tốc Bắc -Nam, các tuyến cao tốc kết nối các vùng Tây Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long, TâyNguyên với Nam Trung Bộ; chú trọng xây dựng hệ thống đường vành đai, đườngxuyên tâm tại các đô thị lớn. Tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng mới, mở rộnghệ thống sân bay, đặc biệt các sân bay lớn, cửa ngõ, chiến lược như: Nội Bài,Tân Sơn Nhất, Long Thành. Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong đầutư, quản lý khai thác hệ thống cảng hàng không sân bay. Tập trung nâng cao nănglực hệ thống cảng biển, các trung tâm trung chuyển đầu mối trọng điểm pháttriển tại các đô thị, khu vực sản xuất lớn, cửa ngõ giao thông. Nhiều côngtrình hạ tầng về giao thông quốc gia, năng lượng, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật đôthị, khu công nghiệp, thông tin và truyền thông, y tế, giáo dục, giáo dục vàđào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao, du lịch... được hoànthành, đưa vào sử dụng, tạo thêm năng lực, sức cạnh tranh và diện mạo mới chođất nước.



[1]Nghị định số 80/2014/NĐ-CPngày 01/11/2019; Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 12/3/2019

[2]Các Nghị định số: 175/2016/NĐ-CPngày 30/12/2016; 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017; 06/2017/NĐ-CP ngày 24/1/2017; 122/2017/NĐ-CPngày 13/11/2017

[3]Chỉ thị số 11/CT-TTgngày 23/4/2019

[4]Chỉ thị số 3/CT-TTgngày 25/1/2017

[5]Quyết định số 2075/QĐ-TTgngày 8/11/2013; giai đoạn 2016-2020 có 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữutrí tuệ: giai đoạn 2015-2018, có hơn 1200 hợp đồng được ký kết với giá trị gần1.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2018 tổ chức 1000 phiện kết nối cung cầu, kết nốiđầu tư cho hơn 5.000 tổ chức; giai đoạn 2015-2020 thực hiện trên 120 lớp đàotạo bồi dưỡng với 3.000 người được tập huấn

[6]Tỉ lệ thất nghiệp khuvực thành thị giảm từ mức 3,37% năm 2015 xuống còn khoảng 3,1% năm 2019, Trongbối cảnh dịch bệnh Covid-19, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020là 3,61%

Cập nhật : 16:47 - 28/12/2021
In trang này Click here to Print it!