HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 9 – SỐ 1


Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm,dịch vụ công ích?

Trả lời:

Theo Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2020, quyền và nghĩa vụ của doanhnghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được quy định nhưsau:

- Quyền và nghĩa vụ củadoanh nghiệp quy định tại Điều 7, Điều 8 và quy định khác có liên quan của LuậtDoanh nghiệp 2020.

- Được hạch toán và bù đắpchi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụtheo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Được bảo đảm thời hạncung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.

- Cung ứng sản phẩm, dịchvụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Bảo đảm các điều kiệncông bằng và thuận lợi cho khách hàng.

- Chịu trách nhiệm trướcpháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phísản phẩm, dịch vụ cung ứng.

 

Câuhỏi: Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xãhội được pháp luật quy định như thế nào?

Trảlời:

Theo Điều 10 Luật Doanh nghiệp2020, tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanhnghiệp xã hội được quy định như sau:

- Doanh nghiệp xã hội phảiđáp ứng các tiêu chí sau đây:

+ Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy địnhcủa Luật này;

+ Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môitrường vì lợi ích cộng đồng;

+ Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng nămcủa doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

- Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy địnhcủa Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xemxét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứngnhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

+ Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp,tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chiphí quản , chi phí hoạt động củadoanh nghiệp;

+ Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tạiđiểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp2020 trong suốt quá trình hoạt động;

+ Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được chomục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyếtvấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

+ Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệpxã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩmquyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợinhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp2020.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệpxã hội.

 

Câuhỏi: Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp được pháp luật quy địnhnhư thế nào?

Trảlời:

Theo Điều11 Luật Doanh nghiệp 2020, chếđộ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp được quy định như sau:

- Tùy theo loại hình, doanhnghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:

+ Điều lệ công ty; quy chếquản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;

+ Văn bằng bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịchvụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;

+ Tài liệu, giấy tờ xácnhận quyền sở hữu tài sản của công ty;

+ Phiếu biểu quyết, biênbản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hộiđồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;

+ Bản cáo bạch để chào bánhoặc niêm yết chứng khoán;

+ Báo cáo của Ban kiểmsoát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;

+ Sổ kế toán, chứng từ kếtoán, báo cáo tài chính hằng năm.

- Doanh nghiệp phải lưu giữcác tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020 tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quyđịnh trong Điều lệ công ty;thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về các hành vi bị nghiêm cấmtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Trả lời:

Theo Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020, các hành vi bịnghiêm cấm trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp được quy định như sau:

+ Cấp hoặc từ chối cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêmgiấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở,sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.

+ Ngăn cản chủ sở hữu,thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy địnhcủa Luật này và Điều lệ công ty.

+ Hoạt động kinh doanh dướihình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặctiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệpđang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.

+ Kê khai không trung thực,không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanhnghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

+ Kê khai khống vốn điềulệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốnkhông đúng giá trị.

+ Kinh doanh các ngành,nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thịtrường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanhcó điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặckhông bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.

+ Lừa đảo, rửa tiền, tàitrợ khủng bố.

 

Tham khảo:

Luật Doanhnghiệp 2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 

 

Cập nhật : 16:46 - 28/12/2021
In trang này Click here to Print it!