KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NĂM 2020 (PHẦN 1)


Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã làm kinh tế thế giới rơivào suy thoái nghiêm trọng. Trong nước, dịch bệnh COVID-19 cùng với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, bão, lụt, hạn hán,xâm nhập mặn... đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành, lĩnh vực, gâythiệt hại lớn về người, tài sản, đời sống của Nhân dân gặp nhiều khó khăn[1]. Dưới sự lãnh đạo củaĐảng, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệuquả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; với sự quyết tâm cao, nỗ lực bền bỉ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng vượtqua khó khăn, thách thức, ngăn chặn, kiểm soát tốt dịch bệnh và phòng, chống khắcphục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống của Nhân dân. Công tác thực hành tiếtkiệm chống lãng phí (THTKCLP) được đẩy mạnh và phát huy trên nhiều lĩnh vực,góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho đầutư, phát triển. Đặc biệt, trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng tàinguyên đã đạt được một số kết quả như sau:

Khung khổ pháp lý về quản lý đất đai tiếptục được hoàn thiện, góp phần quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sửdụng đất, phát huy nguồn lực đất đai vào phát triển sản xuất kinh doanh và giảiquyết nhu cầu nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng; tháo gỡcác khó khăn, vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đíchsử dụng đất, xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với nhà đầu tưtrúng thầu dự án có sử dụng đất, đăng ký, cấp giấy chứng nhận,thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; tạo hành lang pháp lý trong việc đẩymạnh tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; xây dựngvà quản lý vận hành cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất trên địa bàn cả nước[2]. Đã đưa hơn 63 nghìn ha đất chưa sử dụng vào các mục đíchphát triển KTXH; chuyển dịch gần 76 nghìn ha đất cho phát triển hạ tầng, sảnxuất kinh doanh, phát triển đô thị.

Tình trạng sử dụng đất lãng phí cơ bản được khắc phục; đãthu hồi, hủy bỏ hơn 1.500 dự án, với diện tích gần 30 nghìn ha đất. Cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạttrên 77% tổng diện tích tự nhiên (các loại tỷ lệ bản đồ); cấp Giấy chứng nhận lầnđầu đạt trên 97,36% tổng diện tích các loại đất cần cấp[3],tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước về đất đai, bảo đảm điều kiện pháp lý cho người sử dụng đấtthực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật đấtđai. Một sốđịa phương đã thực hiện dịch vụ công về đất đai trên môi trường điện tử, thôngqua Cổng dịch vụ công cấp tỉnh[4];tích hợp thành công dịch vụ thanh toán nghĩa vụtài chính trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% Văn phòngĐăng ký đất đai đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính.

Tuynhiên, công táckiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất còn chậm, có nguyên nhândo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và một số địa phươngcó thay đổi địa giới hành chính cấp xã, cấp huyện; biên chế, trangthiết bị còn hạn chế[5].Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, tỉnhcòn chậm. Khiếu kiện về đất đai tuy đã giảm nhưng vẫn còn gây bức xúc ở một sốđịa phương. Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi (năm2020 ngành Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đấtđối với 801tổ chức, cá nhân, phát hiện 28% đối tượng được thanh tra, kiểm tra cóvi phạm, chủyếu là sử dụng đất không đúng mục đích; khôngsử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm; lấn chiếm đất đai; chưa thực hiệnnghĩa vụ tài chính, thủ tục hành chính về đất đai,…, đã xử phạt vi phạm hànhchính 110 tổ chức, cá nhân với số tiền 6.975 triệu đồng, kiến nghị truy thu7.663 triệu đồng tiền sử dụng đất, thu hồi 4.484 ha đất).

Các cấp, cácngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm,hiệu quả nguồn tài nguyên nước, như: triển khai quy hoạchtổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước toàn quốc; lập quy hoạch tàinguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông; tổ chức đánh giáthực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại cácdòng sông lớn;thực hiện cấp quyền khai thác tài nguyên nước[6]cho các tổ chức, cá nhân (số tiền đã phê duyệt khoảng 10,6 nghìntỷ đồng). Triểnkhai thực hiện công tác điều tra tìm kiếm nguồn nước phục vụ dân sinh vùng hạnmặn, vùng cao, biên giới, hải đảo; nghiên cứu giải pháp trữ nước cho đồngbằng sông Cửu Long. Điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa và kiểm soát chặt chẽ cácquy trình vận hành liên hồ chứa, nhằm điều tiết nguồn nước chống hạn, giảm lũ,cung cấp điện năng[7]. Xây dựng,đưa vào vận hành hệ thống thông tin giám sát tài nguyên nước[8],các tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước lớn, nhất là các hồ chứalớn, quan trọng phải lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát tự động lưu lượng,mực nước và kết nối trực tuyến về hệ thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để giám sát, kiểmsoát chặt chẽ việckhai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước (đã kết nối giám sát trựctuyến gần 400 công trình khai thác nước có quy mô lớn), đảm bảo lưu thông dòng chảy, hànhlang thoát lũ và bảo vệ các nguồn nước quan trọng. Có 50/63 tỉnh đã lập danh mục nguồnnước phải lập hành lang bảo vệ; hầu hết các hồ thủy điện đang hoạt động đã thực hiện cắm mốchành lang bảo vệ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 vềtăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảmcấp nước an toàn, liên tục, nhằm nâng cao nhậnthức về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người và phát triểnKTXH của đất nước; hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồnnước, công trình cấp nước và sử dụng nước sạch tiết kiệm, hướng đến mục tiêuphát triển bền vững.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như tàinguyên nước của Việt Nam về cả số lượng và chất lượng đều đang đối mặt vớinhững đe dọa ngày càng lớn; hiệu quả sử dụng nước thấp, chỉ bằng khoảng 1/10 sovới mức trung bình toàn cầu. Một số đoạn trên các lưu vực sông lớn bị ô nhiễm,tập trung ở khu vực đô thị, khu dân cư, làng nghề. Tình trạng vi phạm quy định của phápluật trong quản lý, sử dụng tài nguyên nước vẫn còn xảy ra (kết quả qua thanhtra, kiểm tra của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2020 đối với 218 tổchức, cá nhân; phát hiện 19% số đối tượng được thanh tra, kiểm tra có hành vivi phạm, như: không có giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước, vi phạm cácnội dung trong giấy phép đã cấp,…, đã xử phạt vi phạm hành chính 41 tổ chức, cánhân, số tiền trên 10,2 tỷ đồng). Thể chế về cấp nước sạch còn thiếu, chưađồng bộ; công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch chưa đượcquan tâm đúng mức, có nơi còn buông lỏng dẫn đến nhiều nguy cơ mất an ninh, antoàn về nguồn nước, chất lượng nước, tính liên tục trong cấp nước,... Một số sựcố cấp nước ở các đô thị lớn chưa được kiểm soát, xử lý kịp thời, đã ảnh hưởngnghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

(Còn tiếp)


Tham khảo:

Báo cáo số 139/BC-CPngày 14/5/2021 của Chính phủ về Kết quả thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí trong năm 2020.

 



[1] Trong năm 2020, với 14 cơn bão; 265 trậndông, lốc, mưa lớn; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất và hạn hán, xâm nhập mặnlàm 379 người chết và mất tích, 1.060 người bị thương; 4,3 nghìn ngôi nhà bịsập đổ, cuốn trôi; 594,9 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng; gần 269 nghìn ha lúa và134,9 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 38,6 nghìn con gia súc và 4,1 triệu con giacầm bị chết. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính gần 39,1 nghìn tỷ đồng,trong đó thiệt hại do bão, lũ là 32,3 nghìn tỷ đồng (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

[2] Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày03/01/2020 sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày28/02/2020 quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày/18/12/2020sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết Luật Đất đai...

[3] Đất sản xuất nông nghiệp đạt 93,5%, đất lâm nghiệp đạt98,2%, đất nuôi trồng thuỷ sản đạt 86,4%, đất ở nông thôn đạt 96,2%, đất ở đô thị đạt 98,4%, đất chuyên dùng đạt 87,2%, cơ sở tôn giáo đạt 83,6%.

[4] Đồng Nai,Đà Nẵng, Huế, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Khánh Hòa, TháiNguyên.

[5] Báo cáo của Tổng cục quản lý đấtđai - Bộ TN&MT.

[6] Theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyềnkhai thác tài nguyên nước.

[7] Tổng dung tích giảm lũ 10 lưu vực là 3,9tỷ m3, chiếm 22,2% tổng dung tích hữu ích và có thể tối đa đạt 5 tỷ m3, chiếm 28%; trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua xảyra ở các tỉnh ở Miền Trung, nhiều hồ chứa trên các lưu vực sông như sông Hương,Vu Gia - Thu Bồn đã cắt trọn cơn lũ hoặc đã giảm được lưu lượng đỉnh lũ (cắtgiảm đỉnh lũ từ 30-98%), cắt giảm tổng lượng lũ từ 30-50% tổng lượng lũ.

[8] Tínhđến ngày 18/11/2020, hệ thống đã cập nhật tổng cộng 1558 giấy phép về tàinguyên nước các loại, gồm: 338 giấy phép xả nước thải; 676 giấy phép khai thác,sử dụng nước mặt; 18 giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; 243 giấy phép khaithác, sử dụng nước dưới đất; 124 giấy phép thăm dò nước dưới đất và 159 giấyphép hành nghề khoan nước dưới đất.

Cập nhật : 16:45 - 28/12/2021
In trang này Click here to Print it!