PHÁP LUẬT VỀ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG LUẬT CỦA QUỐC HỘI, PHÁP LỆNH CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI


I. Sơ lược về vận động hành lang

Chủđề bài viết đặt ra phạm vi thảo luận, nghiên cứu về vận động hành lang vớichính sách, văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Được hiểu là văn bảnHiến pháp, Luật, Nghị quyết chứa quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, Pháplệnh và Nghị quyết chứa quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành (Sau đây gọi chung là văn bản của Quốc hội).

Nếunói chính sách (cụ thể) là nội dung thì Luật, Nghị quyết là cái vỏ chứa chínhsách. Nói cách khác, chính sách phải được ban hành dưới hình thức Luật, Nghị quyết(Đây là nói về chính sách của Quốc hội ban hành. Chính sách của Chính phủ sẽ đượcban hành dưới hình thức Nghị định….).

Vận động chính sách là những hànhvi có tính hệ thống của các cá nhân, tổ chức nhằm gây ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp đến các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong các quá trình soạn thảo,thông qua, đánh giá chính sách để thay đổi chính sách theo hướng mình mong muốn,có lợi cho mình [1]

Khái niệm Vận động hành lang: Vận động hànhlang là hành động có tính hệ thống của các cá nhân, tổ chức nhằm cố gắng gây ảnhhưởng hợp pháp đến cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong quy trình xây dựng vănbản của Quốc hội. 

Quy trình xây dựng văn bản của Quốchội mà hoạt động vận động hành lang tiếp cận:  

 

II. Pháp luật về vận động hànhlang

1. Quy định pháp luật và thực tiễnhiện nay về “vận động hành lang”

-Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mặc dù không thừa nhận và không có quyđịnh về vận động hành lang nhưng có một số điều quy định khá tương đồng vớihành vi vận động hành lang, nhưng mang tính thụ động của hành vi vận động hànhlang – mang tính chủ động của chủ thể trình dự án luật. Cụ thể là:

Cảba bước: Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Soạn thảo luật, pháp lệnh; Thông qualuật, pháp lệnh, các cơ quan trình dự án, Quốc hội đều lấy ý kiến nhân dân, cáctổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.

Cácchủ thể có mong muốn tác động vào chính sách tiến hành đóng góp ý kiến vào cácdự án luật, pháp lệnh để đưa tiếng nói của mình tới cơ quan soạn thảo và Quốc hội.Tuy nhiên, hoạt động này không có tác động rõ ràng, ý kiến góp ý bị hòa chungtrong các ý kiến góp ý của công dân, tổ chức khác. Việc lắng nghe ý kiến phụthuộc nhiều vào chủ thế tiến hành lấy ý kiến (trong hàng trăm ý kiến góp ý,chuyên viên tổng hợp có thể lướt qua, không đọc tới nhiều ý kiến, điều này khácvới vận động hành lang, đưa được nhiều ý kiến tới chủ thể soạn thảo và ban hànhvăn bản).

-Trong thực tiễn, tuy không có quy định về vận động hành lang nhưng một số chủthể đã và đang tiến hành các hoạt động để vận động chính sách. WB (ngân hàng thếgiới) đã có một chương trình tập huấn, đào tạo về Bình đẳng giới và lập pháp ởViệt Nam, với chương trình tập huấn online trên trang web[2] và tập huấn quacác Hội nghị. Đối tượng hướng tới là những người làm việc trong cơ quan hànhpháp (chủ thể chính trình các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết) và người làmtrong cơ quan lập pháp (đại biểu Quốc hội và cán bộ Văn phòng Quốc hội [3]). Mạnglưới giám sát giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu (TRAFFIC) đãphối hợp với nhiều cơ quan của Quốc hội để tổ chức các hội thảo nhằm vận độngban hành pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã [4]

Text Box: Sau nhiều năm vận động, Luật Lâm nghiệp đã được thông qua năm 2017, trong đó các quyền đối với đất rừng theo luật tục của cộng đồng các dân tộc thiểu số được chính thức công nhận. Chúng tôi kết hợp nghiên cứu bàn (desk review) với nghiên cứu hành động để xác định các khía cạnh cần cải thiện trong luật và chính sách, giúp các cán bộ nhà nước và nhà đầu tư thực hiện tốt hơn luật và chính sách, bảo đảm quyền lợi chính đáng của cộng đồng [5].
 

 

 

 

 

 



MạngLưới Sông Ngòi Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Rivers Network (viếttắt là VRN), là một diễn đàn mở thu hút sự tham gia nhiều cá nhân và tổ chức nhữngngười có cùng mối quan tâm đến việc bảo vệ sông ngòi và phát triển bền vững ởViệt Nam đã công khai bản chiến lược vận động chính sách giai đoạn 2017-2020[6]. Bản chiến lược nêu rõ 2 trong 4 mục tiêu là:

-Giám sát, góp ý cho Luật, nghị định liên quan đến tài nguyên nước 

-Vận động chính sách liên quan đến quá trình xây dựng và vận hành các công trìnhthủy điện ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân

Từcác ví dụ thực tiễn nêu trên để thấy rằng trong thực tế, hoạt động vận độngchính sách vẫn diễn ra, ở mức độ khác nhau, bằng các hình thức khác nhau nhằmtác động tới công chức, cơ quan nhà nước trong quy trình xây dựng luật, pháp lệnh,nghị quyết. 

2. Đặc điểm của Việt Nam

Khikiến nghị xây dựng pháp luật nói chung, luật về vận động hành lang nói riêng,không thể bỏ qua đặc điểm của từng quốc gia, bởi khó có thể đem luật pháp ở mộtnước này áp dụng vào nước khác mà bỏ qua các đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểmtác động tới việc hình thành và nội dung của Luật vận động chính sách ở ViệtNam nếu được xây dựng, đó là:

-Một Đảng lãnh đạo. Hiến pháp Việt Nam quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượnglãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là điểm khác biệt so với hầu hết các nước trênthế giới. Chính sách của nhà nước được đảm bảo thống nhất, những chủ trương lớntrong chính sách đều được xem xét trước hết ở cơ quan lãnh đạo của Đảng, sau đómới đưa ra xem xét trong cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan lập pháp.

-Nguyên lý hoạt động của bộ máy nhà nước. Quan điểm hiện nay đã cho phép các cơquan, tổ chức, cá nhân, công dân góp ý kiến chính sách (Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật quy định khá chi tiết) từ giai đoạn soạn thảo chính sách. Dovậy, cơ quan soạn thảo và cơ quan ban hành chính sách đã có đủ kênh thông tin đểtiếp thu các ý kiến, việc có những tổ chức chuyên vận động chính sách là khóphù hợp với nguyên lý này. 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Khái niệm này có tham khảo khái niệm trong Luận án Tiến sỹ về Vận động chínhsách công ở Anh, Pháp, Mỹ và những gợi mở đối với Việt Nam – NCS Phạm Thị Hoa.

[2]Khóa học tự học về Bình đẳng giới trong lập pháp ở Việt Nam<https://olc.worldbank.org/content/Bình-đẳng-giới-và-lập-pháp-ở-Việt-Nam-tựhọc>  Truy cập ngày 7/7/2021

[3]Trung Thành, “Hội nghị bình đẳng giới trong lập pháp”, (2021) <https://www.daibieunhandan.vn/hoi-nghi-tap-huan-binh-dang-gioi-trong-lap-phap9z1xilyz2a-52655>,Truy cập ngày 7/7/2021 

[4]“TRAFFIC tham gia với Ban Công tác Đại biểu (thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) tổchức Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dãnguy cấp, quý, hiếm” (2020),https://www.traffic.org/vn/news/trafficand-the-national-assembly-of-viet-nam-plan-strengthened-wildlife-legislation-andcommunications-vn/,truy cập 10/7/2021

[5]“Nghiên cứu và vận động chính sách”, Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tàinguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á.<http://cirum.org/vn/detail/chuong-trinh/nghien-cuu-va-van-dong-chinh-sach805.html>,  Truy cập ngày 7/7/2021

[6]Vietnam rivers network, “Chiến lược vận động chính sách 2017-2020”, <http://vrn.org.vn/wp-content/uploads/2017/03/Chien-luoc-van-dong-chinh-sachVRN.pdf>,truy cập ngày 10/7/2021

[7]Mai Lan, “Nâng cao nhận thức về đánh giá tác động chính sách” (2018), Nhân dânhàng tháng, https://nhandan.vn/kinh-te/nang-cao-nhan-thuc-ve-danh-giatac-dong-chinh-sach-327910/,truy cập ngày 10/7/2021

 

Cập nhật : 15:54 - 27/12/2021
In trang này Click here to Print it!