KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020 (PHẦN 2)


3. Thựchiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nôngthôn mới (NTM)hoàn thành sớm gần 2 năm so với kế hoạch, tạo bước đột phá làm thay đổidiện mạo nông thôn Việt Nam, thúc đẩy phát triển các ngành, nghề gắn với địnhhướng phát triển kinh tế nông thôn; chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, pháttriển các sản phẩm chủ lực, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nôngthôn. Năm2020, cả nước đã huy động được khoảng 459,97 nghìn tỷ đồng để đầu tư, thực hiệnChương trình[1];  đã có 5.506 xã (62%) đạt chuẩn NTM, tăng 8% sovới cuối năm 2019; 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[2] có 100%số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân cả nước đạt 16,38 tiêu chí/xã(tăng 0,72 tiêu chí so với năm 2019); có 173 đơn vị cấp huyện thuộc 50tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 61 đơn vị so với cuối năm 2019) và03 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên) đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụxây dựng NTM; có 37/363 xã đặc biệt khókhăn (10,2%), 337 thôn, bản đặc biệt khó khăn (9,6%) được công nhận đạt chuẩnNTM. Các địa phương tiếp tục thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụxây dựng NTM;xây dựng tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (54 tỉnh, thành phố đã ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao; 38 tỉnh, thành phốban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu;  đã có 168 xã đạt chuẩn NTM nâng cao09 xã đạt chuẩnNTM kiểu mẫu),xây dựng khung khổ pháp lý để triển khai thực hiện Chương trìnhNTM giai đoạn 2021-2025[3].

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảmnghèo bền vững tiếp tục được thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra; thúc đẩysự chủ động vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngân sáchtrung ương đã bố trí 22,85 nghìn tỷ đồng để thực hiện một số chính sách an sinhxã hội như: chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề; chính sách y tế và cácchính sách đảm bảo xã hội khác như hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý; thựchiện chính sách cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Giảmnghèo dần đi vào thực chất hơn, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đachiều giảm nhanh (tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 còn dưới 3%, giảm từ 1%-1,5% sovới cuối năm 2019; riêng các huyện nghèo còn dưới 24%, giảm trên 5% so với cuốinăm 2019). Sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn27,85%, bình quân trong 4 năm giảm 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảmbình quân 4%/năm. Thu nhập bình quân hộ nghèo đến cuối năm 2020 tăng khoảng 1,6 lần,vượt chỉ tiêu đề ra là 1,5 lần. Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam thể hiện sự quyếttâm cao của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mụctiêu chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi, được cộng đồng quốc tế ghi nhận vàđánh giá cao, đượcxem là một trong các nước có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất thế giới, đạt đượctiến bộ ấn tượng nhất trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh đó còn một số tồn tại, hạn chếnhư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa; cơ sở hạ tầng giao thông,thủy lợi, điện, y tế, giáo dục còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển sảnxuất hàng hóa quy mô lớn, cạnh tranh quốc tế, thích ứng vớibiến đổi khí hậu; khoảng cách chênh lệch kết quả xây dựng nông thôn mớigiữa các vùng, miền khá lớn; các vấn đề phát triển sản xuất, thu nhập, hạ tầng cơsở, môi trường nông thôn chuyển biến chưa rõ nét. Kết quảgiảm nghèo chưa thực sự bền vững tại một số địa phương do hậu quảthiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểusố. Chênh lệch giàu-nghèo, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, việclàm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phíaBắc, TâyNguyên. Một sốchính sách chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng dân tộc thiểu số, hiệu quả tác độngchưa cao (nhưchính sách hỗ trợ nhà ở mức hỗ trợ còn bình quân và thấp, chính sách đầu tư nguồn nhân lực cho người dân tộcthiểu số, chính sách cử tuyển chưa gắn với sử dụng sau đào tạo,…); nguồn lực thực hiện chính sách còndàn trải, chưa tập trung hỗ trợ để làm chuyển biến thực sự đời sống người nghèodân tộc thiểu số, địa bàn nghèo, vùng lõi nghèo[4],...

4. Đẩymạnh dịch vụ sựnghiệp công

Công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạtđộng, cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục đạt nhữngkết quả tích cực. Khung khổ pháp lý thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấuthầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN từng bước được hoànthiện, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công,tiết kiệm kinh phí NSNN. Hoạt động cung cấp dịch vụ công đã đáp ứng được nhucầu thiết yếu, cơ bản của người dân và xã hội, cả về loại hình, số lượng và chấtlượng dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa,… Tiếp tục thực hiện lộtrình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính chi phí tiền lương, chiphí trực tiếp trong giá dịch vụ theo khả năng của NSNN, thu nhập của người dân,tạo sự minh bạch, góp phần giảm chi NSNN. Có 33 tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương báo cáo đã ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN vàđịnh mức kinh tế kỹ thuật, giá theo thẩm quyền để tổ chức đặt hàng, đấu thầu,cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả đổi mới đơn vịsự nghiệp công lập, Chính phủ đang triển khai xây dựng nghđịnh thay thế cho Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày14/02/2015 của Chính phủ quyđịnh cơchế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (theo hướngquy định chung cho tất cả các lĩnh vực) và nghị định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ sự nghiệpcông.

Tuy nhiên, phần lớn các bộ, ngành[5] chưahoàn thành nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị định về cơ chế tựchủ riêng của từng ngành lĩnh vực, theo quy định tại Nghị định số16/2015/NĐ-CP. Hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập còn lớn, hiệu quảchưa cao. Việcchuyển đổi từ phí sang giá và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp côngchưa kịp thời. Các địnhmức kinh tế kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệpcông, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp côngtrong lĩnh vực khoa học và công nghệ chưa được ban hành, làm hạn chế việc thựchiện chế độ tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Còn nhiều bộ,ngành, địa phương chưa ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụngNSNN và định mức kinh tế kỹ thuật, giá, đơn giá, để làm cơ sở thực hiện đặthàng, đấu thầu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

5. Về quản lý các quỹ tài chính nhànước ngoài NSNN

Các bộ, cơ quan trung ương đã chủđộng rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ thuộc phạm vi quản lý;xây dựng lộ trình cơ cấu lại, sáp nhập, dừng hoạt động hoặc giải thể các quỹhoạt động kém hiệu quả (có 12 quỹ ở trung ương đang làm thủ tụcgiải thể hoặc xem xét giải thể, sắp xếp lại, sửa đổi hoặcbổ sung, hoàn thiện quy định về tổ chức, hoạt động[6]).Đến cuối năm 2020, có 24 quỹ đanghoạt động, do 15 bộ, cơ quan ở Trung ương quản lý: 16 quỹ thành lập theo quyđịnh tại các Luật, Pháp lệnh[7];02 quỹ được quy định trong nghị định của Chính phủ (Quỹ hỗ trợ sắp xếp và pháttriển doanh nghiệp; Quỹ bình ổn giá xăng dầu); 03 quỹ được quy định trong quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ[8];02 quỹ thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quỹ hỗ trợ nôngdân; Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo). Hiện có 04 quỹ cónhiệm vụ chi trùng với NSNN[9];02 quỹ hoạt động gần như phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp, không có nguồn thu khác(Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốcgia). Có 03 quỹ hoạt động chưa hiệu quả: QuỹHỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam nguồn thu thấp, không hoạt động độclập mà phải phối hợp với Cơ quan thường trực hoặc Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quảbom mìn Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ; Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS nguồnthu không đáng kể, gần như không có hoạt động; Quỹ Dịch vụ viễn thông công íchsố thu hàng năm lớn, nhưng giải ngân chậm. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương gặpkhó khăn trong vận động nguồn thu. Mô hình hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ emViệt Nam không phù hợp với thực tế, gây vướng mắc, khó khăn trong thực hiện. Vìvậy, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện rà soát cácvăn bản pháp luật có liên quan đến thành lập, hoạt động và quản lý quỹ đểtrình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung về mô hình tổ chức quỹ chophù hợp, nâng cao tính độc lập và hiệu quả hoạt động của quỹ. QuỹQuốc gia về việc làm không có tổ chức bộ máy, kế toán vàcơ chế hoạt động giống như một nguồn vốn cho vay quay vòng do Ngân hàng Chínhsách xã hội quản lý, thực hiện cho vay theo các quy định của Nhà nước.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 139/BC-CPngày 14/5/2021 của Chính phủ về Kết quả thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí trong năm 2020.

 



[1] Trong đó: Ngân sách Trung ương5,4%, Ngân sách địa phương 12,2%; vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khácchiếm 6,6%, vốn tín dụng 65,6%; vốn doanh nghiệp 4,8%; cộng đồng và người dân5,3%.

[2] Gồm: Hải Phòng, Hưng Yên, VĩnhPhúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, CầnThơ, Bạc Liêu.

[3] Xây dựng Bộtiêu chí NTM các cấp, chủ trương đầu tư Chương trình NTM; kiệntoàn hệ thống bộ máy tổ chức Văn phòng Điều phối NTM các cấp và cácvăn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình NTM giai đoạn2021-2025.

[4] Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch pháttriển nông nghiệp, nông thôn năm 2020 của Bộ NN&PTNT và Báo cáo tổng kết, đánh giá Chương trình MTQG Giảmnghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

[5] Mới có Bộ KH&CN trình Chínhphủ ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP trong lĩnh vực KH&CN; Bộ Tài chínhtrình Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2016/NĐ-CP trong lĩnh vực sự nghiệpkinh tế và sự nghiệp khác.

[6] Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ  kinh tế; Quỹ hỗ trợ vận động cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài; Quỹ bảo trì đường bộ trung ương; Quỹ hỗ trợ người nhiễmHIV/AIDS; Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; Quỹ bảo vệ môi trườngViệt Nam; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; Quỹ đổi mới công nghệquốc gia; Quỹ bình ổn giá xăng dầu; Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Quỹ hỗtrợ nông dân; Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo.

[7] Quỹdịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá;Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; Quỹ bảo vệ vàphát triển rừng Việt Nam; Quỹ quốc gia về việc làm; Quỹ bảo trợ trẻ em ViệtNam; Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Quỹ pháttriển khoa học công nghệ quốc gia; Quỹ tích lũy trả nợ; Quỹ phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa; Quỹ bảo hiểm xã hội; Quỹ bảo hiểm y tế; Quỹ bảo hiểm thấtnghiệp; Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

[8] Quỹbảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; Quỹ phòng chống tội phạm;Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.

[9] Gồm: QuỹBảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, Quỹ Phòngchống tác hại thuốc lá, Quỹ Bảo hộ công dân và Pháp nhân ở nước ngoài.

Cập nhật : 15:52 - 27/12/2021
In trang này Click here to Print it!