II. KỸ NĂNG THAM GIACÁC HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI (tập trung vào hoạt động chất vấn)
1.Lựa chọn vấn đề chất vấn
Thôngthường những ai trả lời chất vấn tại hội trường đã được Quốc hội thống nhất lựachọn qua việc phát phiếu hỏi đại biểu. Vì thế đại biểu có hai hình thức chấtvấn:
-Nếu đã chuẩn bị trước câu chất vấn mà người định chất vấn không thuộc danh sáchbị chất vấn tại kỳ họp thì gửi phiếu chất vấn đến người đó.
Đạibiểu được gửi phiếu chất vấn tới Chủ tịch nước, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng,các bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhândân tối cao. Như vậy diện chất vấn sẽ rất rộng, các đại biểu nên sử dụng kênhnày thường xuyên bởi không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được việc chất vấntrực tiếp tại hội trường. Kinh nghiệm cho thấy rằng hầu hết các chất vấn bằnggửi phiếu được người chất vấn trả lời đầy đủ. Hơn nữa còn được trả lời chi tiếthơn so với trả lời trực tiếp tại hội trường)
-Căn cứ danh sách người sẽ trả lời chất vấn để lựa chọn vấn đề chất vấn phù hợp.
Đểlàm được điều này các đại biểu phải nắm rõ được nhiệm vụ, quyền hạn của các cơquan, tổ chức mà người bị chất vấn đứng đầu để đặt câu chất vấn đúng người,đúng việc. Trừ Chủ tịch nước chưa có luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn thì cácđại biểu sẽ tham khảo Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định về nhiệm vụ, quyềnhạn của Chủ tịch nước. Những người còn lại thì đã có quy định trong Luật Tổchức Chính phủ, các nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quanthuộc Chính phủ; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhândân. Đại biểu hết sức lưu ý điều này để việc chuẩn bị chất vấn được chính xác,chất lượng.
-Chỉ chất vấn những gì liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của người bị trả lờichất vấn (có thể có việc liên quan đến hai hoặc nhiều người thì nêu đích danhngười liên quan để họ chuẩn bị).
Chẳnghạn nếu chất vấn vấn đề phân bón thì sẽ có ít nhất 02 bộ trưởng liên quan: Bộtrưởng Bộ Công thương quản lý vấn đề phân bón vô cơ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà phát triển nông thôn quản lý vấn đề phân bón hữu cơ. Hoặc vấn đề thuế, hảiquan có thể liên quan cả Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an… Bên cạnh đó,có thể chất vấn cả Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực ấy nữa…
-Nếu đã chuẩn bị câu chất vấn mà không được bố trí (do không đủ thời gian) thìnên biên tập lại và gửi phiếu chất vấn cho người mình định chất vấn). Việc biêntập lại là cần thiết, vì nếu câu chất vấn ở hội trường thì hết sức vắn tắt, cònnếu là phiếu chất vấn thì sẽ có điều kiện trình bày kỹ lưỡng hơn.
2.Xây dựng câu hỏi chất vấn
-Câu hỏi chất vấn tốt nhất nên viết ra giấy hoặc đánh máy trên máy tính xách tayhoặc máy tính bảng để không bị quên, bị sót vấn đề cần chất vấn.
Trongthực tế, cũng có một số đại biểu do quá tự tin, không viết hoặc viết không đầyđủ, rõ ràng câu chất vấn nên đã xảy ra các tình huống: hoặc là nói không rõ ýmình muốn chất vấn cái gì, hoặc là bị lố thời gian. Kinh nghiệm cho thấy kể cảthảo luận về kinh tế - xã hội, kể cả là thảo luận xây dựng pháp luật và chấtvấn thì đều nêu viết trước để vừa đảm bảo về nội dung, vừa đảm bảo về thờigian. Việc cầm giấy hay cầm máy tính bảng để đọc không có gì là không hay haykém chuyên nghiệp cả.
-Mỗi chất vấn không nên nêu quá nhiều vấn đề. Thông thường chỉ một hoặc hai vấnđề là tốt nhất.
-Nội dung chất vấn cần chuẩn bị sao cho đảm bảo thời gian theo quy định.
Trongthực tế có đại biểu trong một câu chất vấn mà nêu tới 5-6 vấn đề, thậm chí hơnnữa; do nhiều nên phải nói nhanh, thậm chí rất nhanh để bảo đảm thời gian, dẫnđến chủ tọa phải nhắc nhở, người bị chất vấn phải hỏi lại cho rõ. Với thời gian03 phút, thậm chí 02 phút như quy định hiện nay thì tốt nhất chỉ nêu 1-2 vấn đềlà đủ, vừa sâu, vừa rõ, vừa không lo bị lố thời gian.
-Nếu có điều kiện (có đủ thông tin) thì nên chuẩn bị câu chất vấn cho hai hoặcnhiều người để khi không chất vấn được người này thì chất vấn người khác.
Trongthực tế, có không ít đại biểu chuẩn bị câu chất vấn rất tâm huyết, tuy nhiênrất không may là không đến lượt mình nên tỏ ra rất tiếc nuối. Vậy nên giải phápkhôn ngoan nhất là chuẩn bị chất vấn ít nhất là 02 người, để khi hết phiênngười trả lời chất vấn này, khi đến phiên người khác, mình bấm nút có thể đếnlượt.
3.Những vấn đề cần quan tâm khi chất vấn
-Bảo đảm thời gian theo quy định, nếu chất vấn tại hội trường.
Nhưtrên đã nói, vấn đề thời gian tuy chỉ là hình thức nhưng nó luôn bị chú ý, bịsoi; người nào chuông đã báo hết giờ mà vẫn còn nói chưa xong sẽ bị coi là kémchuyên nghiệp, nhất là những người kế tiếp sẽ rất sốt ruột. Kinh nghiệm chothấy đại biểu nào nói không hết thời gian mà vẫn rõ ràng, khúc triết vấn đềmình nói thì luôn được đánh giá cao. Muốn vậy, đại biểu phải căn thời gian, đọctrước ở nhà nhiều lần để cân chỉnh cho phù hợp cả về nội dung và thời giantrình bày.
-Nếu vấn đề của mình đã được đại biểu trước nêu rồi thì mạnh dạn rút không tiếptục đăng ký chất vấn nữa.
Khôngphải đại biểu nào cũng làm được việc này, có thể do tiếc vấn đề đã được mìnhtâm huyết nung nấu chuẩn bị; cũng có thể cũng muốn được xuất hiện trước ốngkính để cử tri, người thân ở nhà trông thấy… Tất nhiên không có cái gì trùngnhau 100% cả, tuy nhiên về ý thì không khác nhau, nếu thấy thế, đại biểu nênmạnh dạn hủy đăng ký. Trong thực tế, việc đại biểu chất vấn trùng nội dung tuyít khi chủ tọa ngắt lời hay nhắc nhở nhưng các đại biểu khác và cả cử tri theodõi họ đều biết.
-Cần có thái độ điềm tĩnh, chân thành, tôn trọng người trả lời chất vấn và đạibiểu khác.
Thựctế có đại biểu do thấy đại biểu khác chất vấn người đứng đầu ngành mình một sốvấn đề mà mình cho là không đúng, không chính xác thì có phản ứng bằng cách giơbiển tranh luận và khi nói thì có thái độ gay gắt, câu từ có tính thiếu tôntrọng đồng nghiệp. Đây là điều hết sức tránh, nó không tốt cho cả hai phía vàkhông tốt cho cả Quốc hội.
-Luôn lắng nghe, theo dõi các đại biểu khác chất vấn và trả lời của người bịchất vấn để có thể trao đổi, tranh luận khi cần thiết.
Muốnlàm được điều này, đại biểu phải trực tiếp theo dõi phiên chất vấn từ đầu đếncuối, bởi vấn đề mình nêu có khi chưa được người bị trả lời chất vấn phản hồingay, hoặc có thể trong chất vấn của đại biểu khác họ lại nêu tên mình cùng vớisự không đồng ý về nội dung mình đã chất vấn. Vì thế phải theo dõi, ghi chép từđầu, đến cuối để khi cần thiết sẽ có sự ứng xử cho phù hợp.