CƠ CẤU TỔ CHỨC NGHỊ VIỆN CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC (PHẦN 1)


1.  Sốlượng đại biểu, độ tuổi ứng cử

Nhà nướcLiên bang Đức là một kiểu nhà nước đặc biệt khi có sự phân chia quyền lực nhànước giữa nhà nước liên bang và các nhà nước bang theo hướng mỗi nhà nước bangcó đầy đủ tư cách của một nhà nước. Vì vậy, Nhà nước Liên bang Đức có thể đượccoi là một nhà nước được hình thành từ nhiều nhà nước. Về mặt lý thuyết về nhànước thì Nhà nước liên bang Đức là nhà nước liên bang hai cấp (cấp liên bang vàcấp bang). Quốc hội liên bang (Bundestag) là cơ quan đại diện chonhân dân CHLB Đức, được coi là trái tim của nền dân chủ (Das Herz derDemokratie).

Điều kiện để được ứng cử vào Quốc hội liên bang rất đơngiản: công dân Đức khi đủ 18 tuổi có thểtrở thành ứng cử viên. Luật pháp không giới hạn số lượng Nghị sĩ trong Quốc hộiliên bang, tuy nhiên có ít nhất 598 Nghị sĩ được bầu với nhiệm kỳ là4 năm.  Trong cuộc bầu cử Bundestag lầnthứ 20 (năm 2021) có tổng cộng 736 thành viên được bầu.[1]

2.  Cáchthức bầu đại biểu

Các Nghị sĩ Quốc hội liên bang được bầu ra theo nguyên tắc:phổthông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Mô hình bầu cử Nghịsĩ Quốc hội liên bang Đức là một mô hình hỗn hợp; khoảng ½ tổng số Nghị sĩ đượcbầu trực tiếp ở đơn vị bầu cử và khoảng ½ tổng số Nghị sĩ được bầu theo danhsách bầu cử do các đảng chính trị đề xuất. Theo đó, mỗi cử tri sẽ bỏ 2 phiếutrong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang. Phiếu đầu tiên, cử tri bầu cho ứng cửviên sẽ trở thành Nghị sĩ Quốc hội liên bang. Phiếu thứ hai bầu cho 1 đảngtrong danh sách đảng chính trị. Phiếu bầu thứ hai này sẽ quyết định quyền lực củađảng đó trong Quốc hội liên bang[2].

3.  Tổ chức các Ủy ban  

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Quốc hội liênbang có quyền thành lập các Uỷ ban thường trực, các Uỷ ban điều tra lâm thời vàcác Uỷ ban khác khi cần thiết.

Trong mỗi nhiệm kỳ, Quốc hội liên bang ra nghị quyếtthành lập nhiều Uỷ ban thường trực. Nhìn chung thì Quốc hội liên bang thành lậpcác Uỷ ban thường trực tương ứng với các Bộ của Chính phủ liên bang. Ngoài ra, Quốchội liên bang còn có thêm các Uỷ ban thường trực mà ở Chính phủ liên bang khôngcó Bộ tương ứng.

Quốc hội liên bang nhiệm kỳ thứ 19 có 24 Ủy ban thường trựcđặt trong sự tương quan với các Bộ trong Chính phủ liên bang và chức năng đặcbiệt của một số Ủy ban như sau:

STT

Tên Ủy ban

Các Bộ trong Nội các[3]

Chức năng đặc biệt của một số Ủy ban

1.      

Ủy ban Lao động và vấn đề xã hội

Bộ Lao động và các vấn đề xã hội

 

2.      

Ủy ban Ngoại giao

Bộ Ngoại giao

 

3.      

Ủy ban Giáo dục, Nghiên cứu và đánh giá Công nghệ

Bộ Giáo dục và Nghiên cứu

 

4.      

Ủy ban Lương thực và Nông nghiệp

Bộ Lương thực và Nông nghiệp

 

5.      

Ủy ban Gia đình, người cao tuổi, phụ nữ và thanh niên

Bộ Gia đình, người cao tuổi, phụ nữ và thanh niên

 

6.      

Ủy ban Tài chính

Bộ Tài chính

 

7.      

Ủy ban Y tế

Bộ Y tế 

 

8.      

Ủy ban Nội vụ và Cộng đồng

Bộ Nội vụ, Xây dựng và Cộng đồng

 

9.      

Ủy ban về vấn đề pháp lý và bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Tư pháp và Bảo vệ người tiêu dùng

 

10.                         

Ủy ban Môi trường, bảo vệ thiên nhiên và an toàn hạt nhân

Bộ Môi trường, bảo vệ thiên nhiên và an toàn hạt nhân

 

11.                         

Ủy ban Giao thông vận tải và hạ tầng kỹ thuật số

 Bộ Giao thông vận tải và hạ tầng kỹ thuật số

 

12.                         

Ủy ban Quốc phòng

 Bộ Quốc phòng

 

13.                         

Ủy ban vấn đề Kinh tế và năng lượng

 Bộ vấn đề Kinh tế và năng lượng

 

14.                         

Ủy ban Hợp tác kinh tế và phát triển

Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển 

 

15.                         

 

Bộ các nhiệm vụ đặc biệt[4]

 

16.                         

Ủy ban Kỹ thuật số

 

Ủy ban này có nhiệm vụ về các vấn đề mang tính thời sự trên Internet. Ủy ban hoạt động như một diễn đàn nơi các vấn đề liên quan đến số hóa và các mối liên kết được thảo luật từ nhiều lĩnh vực; là môi trường cho các thay đổi kỹ thuật số được định dạng; là “chất xúc tác” quan trọng cho công việc của Nghị viện[5]

17.                         

Ủy ban về các vấn đề Liên minh châu Âu

 

Ủy ban hoạt động như một diễn đàn trung tâm cho Quốc hội liên bang đối với các vấn đề hợp nhất, mở rộng của Liên minh châu Âu; duy trì, phát triển mối quan hệ thân thiết với các Ủy ban về Liên minh châu Âu của các nước thành viên Liên minh châu Âu.[6]

18.                         

Ủy ban Ngân sách

 

 

19.                         

Ủy ban Xây dựng, nhà ở, phát triển đô thị và chính quyền địa phương

 

 

20.                         

Ủy ban Văn hóa và Thông tin đại chúng

 

Ủy ban giải quyết các vấn đề liên quan đến thành lập văn hóa mang tầm cỡ quốc gia, là cái nôi cho việc xúc tiến văn hóa cùng với đó là tập trung vào các chính sách văn hóa của Liên minh châu Âu và văn hóa quốc tế.

Về phương diện thông tin đại chúng, Ủy ban đảm bảo mọi người có cơ hội được tiếp cận thông tin bằng các phương tiện truyền thông đa dạng.[7]

21.                         

Ủy ban quyền con người và viện trợ nhân đạo

 

Ủy ban được thành lập với mong muốn bảo vệ, truyền bá quyền con người và ngăn chặn các hành vi vi phạm.[8]

22.                         

Ủy ban  Dân nguyện

 

Ủy ban nghiên cứu tác động và hiệu quả của luật pháp lên người dân.

Các yêu cầu, khiếu nại được gửi tới Quốc hội liên bang đều được gửi tới Ủy ban để kiểm tra, đánh giá.[9]

23.                         

Ủy ban Thể thao

 

 

24.                         

Ủy ban Du lịch

 

 

25.                         

Ủy ban Giám sát bầu cử, Miễn trừ và các quy tắc của thủ tục

 

Ủy ban thực hiện 3 nhiệm vụ chính: giải quyết bất kỳ sự phản đối nào trong cuộc bầu cử, đảm bảo quyền miễn trừ hợp pháp của Nghị sĩ, là bên hòa giải trong các vấn đề của Nghị viện.[10]

 

4. Tổng thư ký Quốc hội

Theo quy định tại Điều 40 của Hiến pháp thì Quốc hội liênbang bầu ra các thư ký. Quốc hội liên bang không bị hạn chế trong việc quyết địnhsố lượng thư ký, nhưng thông thường có ít nhất 40 thư ký được bầu để thay phiênnhau làm việc trong kỳ họp và thực hiện công việc chính như một Nghị sĩ[11].Trong nhiệm kỳ thứ 18, Quốc hội liên bang bầu 65 thư ký. Các thư ký này là đạidiện của các Đảng đoàn (Nhóm Nghị sĩ theo đảng chính trị) ở Quốc hội liênbang.

Chủ tịch và 2 thư ký của Quốc hội liên bang (một thư kýlà người của Đảng đoàn liên minh cầm quyền, một thư ký là người của Đảng đoàn đốilập) lập thành Ban điều hành phiên họp của Quốc hội liên bang. Các thư ký giúpChủ tịch Quốc hội liên bang trong việc điều hành phiên họp của Quốc hội liênbang bằng cách tiếp nhận việc đăng ký phát biểu, giữ tiến độ phiên họp và đảmnhận các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Quốc hội liên bang giao cho. Các thư ký cóvai trò quan trọng trong việc xác định kết quả biểu quyết, có trách nhiệm đếm sốphiếu trong trường hợp bỏ phiếu kín và biểu quyết ghi danh.

(Còn tiếp)

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.      “Quốc hội trong nhà nướcpháp quyền Cộng hòa liên bang Đức”, NXB Chính trị Quốc gia

2.      Trung tâm Nghiên cứu khoa học, “Tổ chức Quốc hội ở một số nước trên thế giới”.

3.      Hiến pháp CHLB Đức sửa đổi bổ sung năm 2020, tại https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80201000.pdf

4.       Luật Thư ký Nghị viện, tại:juris.de/purl/gesetze/_ges/ParlStG

5.       Luật về các quan hệ pháplý của Nghị sĩ Quốc hội liên bang, tại Website Quốc hội liên bang: https://www.bundestag.de/resource/blob/189732/6e3095be7d1968201ca34bbca5c285d9/memlaw-data.pdf

6.      Chefdes Bundeskanzleramts, tại Website Chính phủ liên bang:  https://www.bundesregierung.de/breg-de/themen/chef-des-bundeskanzleramts-422324

7.      Committees,tại: https://www.bundestag.de/en/committees/function-245820

8.       Das Bundeskabinett, tại website Chính phủ Đức:https://www.bundesregierung.de/resource/blob/974430/513938/d4d27ab843c65f9ee0def71

9.       Facts | The Bundestag at a glance, tại: https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80140000.pdf

10.  Federal Minister for Special Affairs ofGermany, tại https://en.wikipedia.org/wiki/Federal_Minister_for_Special_Affairs_of_Germany

11.  Liste der Bundesministerinnen undBundesminister, tại website Bộ Nội vụ, Xây dựng và Cộng đồng https://www.protokoll-inland.de/Webs/PI/DE/rang-titulierung/amtlichereihenfolgen/bundesminister/liste-bundesministerinnen-und-bundesminister-node.html

12.  Table of Organisation - Deutscher Bundestag,tại https://www.bundestag.de/resource /blob/189738/8fefb53954809ff0ebdc027c87819b26/orgplan-en-data.pdf

13.  The German Bundestag Functions and procedures(18th electoral term), tại: https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80080000.pdf

14.  The Committees of the German Bundestag, tại: https://www.btg-bestellservice.de/pdf /80155000.pdf



[2]https://www.bundestag.de/en/parliament/elections/arithmetic

[3]https://www.protokoll-inland.de/Webs/PI/DE/rang-titulierung/amtliche-reihenfolgen/bundesminister/liste-bundesministerinnen-und-bundesminister-node.html

[4]Người đứng đầu là bộ trưởng không có bộ (minisster without porforlio), thườnggiữ luôn chức danh là người đứng đầu văn phòng chính phủ liên bang (Head of theFederal Chancellery) có nhiệm vụ điều phối sự hợp tác giữa các bộ trong Chínhphủ Liên bang.

[5]https://www.bundestag.de/en/committees/a23

[6] https://www.bundestag.de/en/committees/a21

[7]http://www.bundestag.de/en/committees/a22

[8]http://www.bundestag.de/en/committees/a17

[9]http://www.bundestag.de/en/committees/a02

[10]https://www.bundestag.de/en/committees/a01

[11]https://www.bundestag.de/en/parliament/plenary/secretarie

Cập nhật : 15:45 - 27/12/2021
In trang này Click here to Print it!