KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ TIÊU DÙNG NĂM 2020


Năm 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân gặp nhiềukhó khăn, do tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh. Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấpđã triển khai, thực hiện tốt quy định của Luật THTKCLP bằng nhiều biện pháp,hoạt động thiết thực, đã hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn, khôi phục sảnxuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống[1]; xây dựng nếp sống vănminh, đạođức, lối sống con người Việt Nam trong tình hình mới. Một số kết quả cụ thể nhưsau:

Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân phòng, chốngdịch bệnh Covid-19theo hướng dẫn của ngành Y tế; huy động các nguồn lựcxã hội để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch. Bảo đảmđủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, không để xảy ra thiếuhàng, sốt giá, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; thôngtin, tuyên truyền kịp thời về tình hình cung ứng hàng hóa, diễn biến dịch bệnh,tránh để xảy ra việc người dân “đổ xô” mua hàng hóa tích trữ, gây mất cân đốicung cầu. Tiếptục đẩy mạnh Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, kích cầutiêu dùng nội địa[2], kếtnối cung cầu, hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản, hàng hóa và phát triển thịtrường trong nước. Tăng cường quản lý giá cả, bình ổn thị trường, phòng, chống nạn hànggiả, hàng nhái, gian lận thương mại, kể cả trên môi trường thương mại điện tử.Tập trung cải cách thủ tục hành chính và bám sát tình hình thực tiễn, để tháogỡ khó khăn, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh; kiên quyếtxử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanhnghiệp. Thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho người dân bị ảnh hưởngbởi thiên tai, dịch bệnh; các đối tượng chính sách xã hội, người có công, hộnghèo, cận nghèo[3].Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả vàthời tiết hạn hán (khoảng 128 nghìn ha) sang trồng các loại rau, quả, câycông nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản có hiệu quảkinh tế cao hơn; tăng cường sử dụng giống chất lượng cao, sản xuất theo mô hình “cánhđồng lớn”quytrình VietGAP hoặc tương đương, để đảm bảo an toàn sức khoẻ của người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ môitrường. Nâng cao năng suất và giá trị “Thương hiệu hạt gạoViệt”; tăng cường các biện pháp hỗ trợhoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản, lâm sản (mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng giátrị xuất khẩu nhóm hàng lâm sản chính năm 2020 vẫn đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2019; giá gạo xuấtkhẩu bình quân từ 440USD/tấn năm 2019 tăng lên 496 USD/tấn năm 2020; tỷ trọng gạo xuất khẩu đạt chất lượng cao chiếm trên85% lượng gạo xuất khẩu).

Thực hiệnnghiêm và dừng hẳn các lễ hội, giảm việc tổ chức ngày lễ, ngày kỷ niệm đểphòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa” gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễhội; cụ thể hoá các tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá phong trào, bìnhxét các danh hiệu thi đua, phù hợp với truyền thống văn hóa của dântộc. Nâng cao chất lượng danh hiệu gia đình văn hóa, làng, thôn, bảnấp văn hóa; kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện lệch lạc, sai trái, lợi dụng cáchoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo nhằm trục lợi cá nhân; hủy bỏ các hủtục rườm rà, gây lãng phí thời gian, chi phí xã hội. Xây dựng nếp sống văn minhcông sở, đạo đức công vụ, đạo đức, nghề nghiệp. Tăng cường công tác giáodục, phòng ngừa xã hội nhằm ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình, bạo lực họcđường, xâm hại và bạo hành trẻ em; trấn áp tội phạm và khuyến cáo ngườidân cảnh giác với các loại tội phạm, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hoạtđộng “tín dụng đen” , cho vay nặng lãi, bán hàng đa cấp; phòng, tránh các tệnạn xã hội. Triển khai các giải pháp đồng bộ, thựchiện tốt năm an toàn giao thông 2020 với chủ đề “Đã uống rượu bia, không láixe”, góp phần kéo giảm đáng kể tai nạn [4]và ùn tắc giao thông.

Việc thựchiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07/8/2017 của Thủtướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện và Chương trình thi đua “Gia đìnhtiết kiệm điện năm 2020” trong cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực(cả  nước đã tiết kiệm được trên 9 tỷkWh, tương đương 15.000 tỷ đồng, mức tiết kiệm bình quân đạt 1,5% tổng điệnnăng tiêu thụ hằng năm; tổn thất điện năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Namlà 6,42%, thấp hơn 0,08% so với kế hoạch và thấp hơn năm 2019 là 0,07%). Thủtướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 về tăng cườngtiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025, đặt ra mục tiêu phấn đấu hằng năm cả nướctiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ.

Tuy nhiên, vẫncòn mất cân đối cục bộ cung cầu hàng hóa, thiếu sự liên kết trong chuỗi cungứng hàng hóa, nhất là đối với hàng thực phẩm thiết yếu, nên thị trường dễ bịbiến động do tác động của tâm lý người tiêu dùng. Do ảnh hưởngcủa dịch bệnh, nhiều hoạt động KTXH phải tạm dừng, đã ảnh hưởng rất lớn đến đờisống văn hóa, tinh thần, nguồn thu nhập của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Một số gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị hạn chế, do chưa dự báo đượchết các tác động mạnh của dịch, hiệu quả chưa cao (ví dụ như nhiều doanh nghiệpcó doanh thu sụt giảm mạnh hoặc không có doanh thu, nên hạn chế hiệu quả chínhsách giãn, gia hạn thuế,…). Đời sốngcủa một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai. Các hoạt động lừa đảo theohình thức “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi, kinh doanh đa cấp,... vẫn còn xảyra ở một số địa phương, gây thiệt hại kinh tế cho người dân và bất ổn an ninhtrật tự. Tình trạng người dân phá rừng, khai thác cát, đá, sỏi trái phép còn diễn ra ởnhiều địa phương.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 139/BC-CPngày 14/5/2021 của Chính phủ về Kết quả thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí trong năm 2020.

 



[1] Ước tính thu nhập bình quân đầungười/tháng năm 2020 theo giá hiện hành đạt 4.190 nghìn đồng/người/tháng. Thiếuđói trong nông dân hầu như không xảy ra trong những tháng cuối năm. Tính chungnăm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 75,9% so với năm trước(Nguồn:Tổng cục Thống kê).

[2] Như: Tổ chức "Tháng khuyếnmại tập trung quốc gia năm 2020 - Vietnam Grand Sale 2020"; Chương trìnhnhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tự hàohàng Việt Nam”;  kết nối xây dựng cácđiểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền tại nhiều tỉnh trên cảnước; Chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm Việt vào chuỗi bán lẻ hiện đại củatập đoàn Central Retail tại Việt Nam & Thái Lan dành cho các doanh nghiệpViệt Nam với hơn 100 Doanh nghiệp Việt tham gia,…

[3] Tặng các đối tượng chính sách, người cócông, đối tượng bảo trợ xã hội  hơn 24,9nghìn tỷ đồng (đối tượng ảnh hưởng dịch Covid-19 13,4 nghìn tỷ đồng, đối tượngchính sách và người có công hơn 4,1 nghìn tỷ đồng,  hộ nghèo, hộ cận nghèo 3,1 nghìn tỷ đồng );phát tặng các đối tượng chính sách 26,6 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khámchữa bệnh miễn phí. Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của thiên tai 2.161,8 tỷ đồngvà 23 nghìn tấn gạo.

[4] Năm 2020,cả nước xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804người, so với năm 2019 giảm 3.111 vụ (giảm 17,6%), số người chết giảm 924 người(giảm 12,1%), số người bị thương giảm 2.820 người (giảm 20,7%). Nguồn: Tổng cụcThống kê.

Cập nhật : 15:38 - 27/12/2021
In trang này Click here to Print it!