Tin Phiên họp thứ hai của Tiểu ban số 2 Xây dựng chuyên đề “Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Sáng 15/10, tại Nhà Quốc hội, Tiểu ban số 2 về ""Xây dựng chuyên đề đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam"" đã họp phiên thứ 2 của Tiểu ban. Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và chủ trì phiên họp.

Sáng 15/10, tại Nhà Quốchội, Tiểu ban số 2 về "Xây dựng chuyên đề đổi mới tổ chức, nâng cao chấtlượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã họp phiên thứ 2 của Tiểuban. Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫntham dự và chủ trì phiên họp.



Toàn cảnh Phiên họp

Tham dự phiên họp còn có Ủyviên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; Ủyviên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TrưởngBan Công tác đại biểu, Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh; đại diệnThường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ,các thành viên Tiểu ban số 02, thành viên Tổ biên tập và đại diện lãnh đạo cáccơ quan hữu quan.

Phát biểu khai mạc phiênhọp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, vấn đề đổimới tổ chức và hoạt động của Quốc hội phải được thảo luận kỹ lưỡng để từ đó đềxuất với Đảng đoàn Quốc hội và Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng Đề án"Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" theo tinh thần "nhữngvấn đề đã rõ, chắc chắc thì mới đề xuất, đã đề xuất là phải có căn cứ, lý lẽthuyết phục, chặt chẽ". Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng gợi mở mộtsố vẫn đề, đề nghị các thành viên Tiểu ban thảo luận về việc đổi mới cách thứctổ chức kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dântộc, các Ủy ban, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểuQuốc hội, các đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng xây dựng phápluật, quyết định các vấn đề quan trọng và hoạt động giám sát; phương hướng đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội; việc ứng dụng khoa học,công nghệ trong hoạt động của Quốc hội, xây dựng và vận hành Quốc hội điệntử... Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị các thànhviên Tiểu ban đề xuất các giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm soát quyền lựcnhằm bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm tra, giám sát thực thi quyền lực Nhànước hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; đồng thời pháthuy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội.


Các đại biểu tham dự Phiên họp

Tại phiên họp, các đại biểuđã tập trung cho ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa Quốc hội giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu xâydựng một Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn nữa trên tất cả cáclĩnh vực hoạt động, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nướctrong giai đoạn tới. Bên cạnh đó cũng cho ý kiến về cơ cấu tổ chức của Ủy banThường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, về đại biểu Quốc hội, về cơ chếtư vấn, chuyên gia, về Văn phòng Quốc hội; phương thức hoạt động của Quốc hội:thảo luận về tổ chức kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Hội đồng, Ủy ban, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểuQuốc hội, các đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng xây dựng phápluật, quyết định các vấn đề quan trọng và hoạt động giám sát; lãnh đạo của Đảngđối với Quốc hội và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội có những đặcđiểm, nội dung và đặc thù gì để từ đó đề ra phương hướng đổi mới; ứng dụng khoahọc, công nghệ, xây dựng Quốc hội điện tử trong hoạt động của Quốc hội; kiểmsoát quyền lực để bảo đảm kiểm soát giữa các nhánh quyền lực một cách hiệu quả,hiệu lực, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị -xã hội, phù hợp với sự sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội.


Các đại biểu tham dự Phiên họp

Trưởng Ban Công tác đạibiểu, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng Tiểu banThường trực cho biết, ngay sau phiên họp này, Thường trực Tiểu ban sẽ tiếp tụctổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trậnTổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, chuyên gia; xin ý kiến cáccơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiệndự thảo chuyên đề.

Kết luận phiên họp, Phó Chủtịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, chỉ trong thời gian rấtngắn, Thường trực Tiểu ban số 2 đã xây dựng đề cương chuyên đề, dự thảo chuyênđề, tổ chức hội thảo, tọa đàm và gửi xin ý kiến các thành viên Tiểu ban, ý kiếncủa Đảng đoàn Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban. Đồng thờibiểu dương các ý kiến đóng góp khá sâu sắc, thẳng thắn, trên tinh thần xâydựng, bổ sung nhiều nội dung cụ thể. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội TrầnThanh Mẫn đề nghị Tổ biên tập cũng như các thành viên Tiểu ban nghiên cứu, tiếpthu. Tuy nhiên, thời gian hoàn thiện chuyên đề để báo cáo Ban Chỉ đạo Trungương rất gấp, do đó, các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập cần căn cứ nhiệm vụđã được phân công và tiến độ triển khai đề án theo kế hoạch để bảo đảm chấtlượng cao nhất. Ban Công tác đại biểu tiếp tục chủ trì, tham mưu việc tiếp thuý kiến góp ý của các thành viên Tiểu ban và báo cáo lãnh đạo Tiểu ban để chỉđạo hoàn thiện chuyên đề. Đồng thời, chuẩn bị những vấn đề khái quát nhất, trọngtâm nhất, ngắn gọn nhưng thuyết phục nhất để Báo cáo Ban Chỉ đạo cùng với 3chuyên đề của Đảng đoàn Quốc hội. Tiếp tục rà soát, không để sơ xuất về tưliệu, thiếu chặt chẽ trong đánh giá, dàn trải trong trình bày; đặc biệt làtuyệt đối không cẩu thả để sai câu, sai từ, ý tứ không rõ ràng tạo suydiễn. 

 

Cập nhật : 16:56 - 11/11/2021
In trang này Click here to Print it!