Một số kết quả về công tác phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Chính phủ trong nhiệm kỳ công tác 2016-2021 (Phần 1)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tuy còn những tồn tại, hạn chế nhưng công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ có nhiều đổi mới, linh hoạt và sáng tạo, góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhànước, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp vànhân dân cả nước, tuy còn những tồn tại, hạn chế nhưng công tác chỉ đạo, điềuhành của Chính phủ có nhiều đổi mới, linh hoạt và sáng tạo, góp phần quan trọngvào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhiệm kỳ2016 - 2020 diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước có những thuận lợi vàkhó khăn, thách thức đan xen. Tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh, phứctạp và khó đoán định. Toàn cầu hóa, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạocùng với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tự đem lại nhiềucơ hội, song cũng có nhiều nhân tố bất ổn nổi lên như: sự gia tăng cạnh tranhchiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc và các tháchthức an ninh truyền thống, phi truyền thống, nhất là sự bùng phát của đại dịchCovid - 19 chưa từng có trong lịch sử từ đầu năm 2020 đã tác động mạnh mẽ tới cụcdiện kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới, khu vực và sự phát triển của cácquốc gia. Trong nước, kế thừa thành tựu 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nướcngày càng lớn mạnh nhưng nền kinh tế của nước ta có độ mở lớn, ảnh hưởng từ bênngoài gia tăng cùng với những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế, tác độngcủa biến đổi khí hậu, thiên tai, bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn...xảy ra cựcđoan hơn, đặc biệt là đại dịch Covid - 19 đã tác động tiêu cực đến mọi hoạt độngkinh tế, xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lý của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồngdoanh nghiệp và nhân dân cả nước, tuy còn những tồn tại, hạn chế nhưng công tácchỉ đạo, điều hành của Chính phủ có nhiều đổi mới, linh hoạt và sáng tạo, gópphần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đấtnước.

1.Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo môi trườngthuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo theo dõi sát tình hình, nhận diện đúng thờicơ, thách thức, xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế theo quý, năm với phươngán, giải pháp kịp thời, phù hợp tình hình thực tế. Phối hợp, điều hành cácchính sách vĩ mô theo hướng đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sáchtiền tệ, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩmô khác. Theo dõi chặt và có giải pháp điều hành phù hợp giá một số hàng hóa,dịch vụ thiết yếu, góp phần ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát theo mụctiêu Quốc hội đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 3,2 %, giảm mạnh so với giai đoạn2011-2015 (7,65%). Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm,giữ mức tương đối ổn định , bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1,8%, giảmmạnh so với giai đoạn 2011-2015 (5,15 %).

Đặcbiệt năm 2020, trước tác động của dịch Covid-19, Chính phủ đã nhanh chóng xâydựng phương án, kịch bản phục hồi kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”,không để bị động, bất ngờ, tập trung tháo gỡ các “nút thắt” trọng tâm cho tăngtrưởng; đồng thời chỉ đạo bộ, ngành, địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởngcủa từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương với hệ thống chỉ tiêu, giải phápcụ thể. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo thực hiện quyết liệtcác nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúcđẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hộitrong bối cảnh đại dịch Covid-19[1].Chỉ đạo triển khai ngay Kết luận số 77-KL/TW ngày 05/6/2020 của Bộ Chính trị vềchủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19; xây dựng Đề án chủ trươngkhắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tếđất nước, trình Bộ Chính trị[2];báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các nghị quyết[3]phê duyệt các cơ chế, chính sách đặc thù, các giải pháp vượt trội, vừa cấpbách, vừa căn cơ, phù hợp với tình hình; trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp ban hành theo thẩm quyền cácnghị định, quyết định[4],các giải pháp cụ thể để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và tận dụng tốt thời cơphục hồi, phát triển KTXH như: giãn, hoãn tiền nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuêđất; cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, miễn giảm phí thanh toán, cho vay mới; tạm dừngđóng bảo hiểm xã hội; giảm giá điện, tiền điện, giá cước viễn thông...

Mặcdù năm 2020 nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19nhưng tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước đạt 2,91%, mứctăng trưởng dương cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á,là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Tăng trưởng bìnhquân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8 %, thuộc 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thếgiới, bình quân 5 năm 2016-2020 ước đạt khoảng 5,99%, cao hơn giai đoạn2011-2015 (5,91 %) và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thếgiới. Quy mô GDP năm 2020 tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015.

2.Điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với diễnbiến tình hình

Chínhphủ điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ mức hấp thụcủa nền kinh tế; giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng tín dụng giảm dần trong khitốc độ tăng trưởng GDP tăng dần; bình quân giai đoạn trên 16%/năm, thể hiệnnguồn vốn tín dụng ngày càng được sử dụng hiệu quả và phân bổ phù hợp hơn. Tậptrung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh[5],nhất là các lĩnh vực ưu tiên; triển khai các chương trình tín dụng đặc thù[6],kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tăng cường phòng,ngừa, đấu tranh với tình trạng “tín dụng đen”[7].Chủ động kiểm soát tiền tệ, bảo đảm duy trì vốn khả dụng ở mức hợp lý, đồngthời hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất thị trường, tiếp tục duy trì ổn định tỷ lệdự trữ bắt buộc, tạo điều kiện ổn định thanh khoản, thị trường tiền tệ và hỗtrợ cho tăng trưởng kinh tế. Đổi mới phương thức điều hành tỷ giá theo hướngcông bố tỷ giá trung tâm biến động linh hoạt hằng ngày, phối hợp đồng bộ cácbiện pháp, công cụ, chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phầnkiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tập trung triển khai các giải phápđồng bộ, quản lý thị trường vàng ổn định ngay cả khi giá vàng thế giới biếnđộng mạnh, khó lường; tình trạng "vàng hoá" , "đô la hoá"trong nền kinh tế giảm đáng kể. Hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, kể cảtrong bối cảnh chịu tác động của dịch Covid-19, Việt Nam giữ nguyên hệ số tínnhiệm quốc gia ở mức BB và điều chỉnh triển vọng từ Tích cực sang Ôn định[8].

(Còn tiếp)



[1] Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020;Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020.

[2] Tờ trình số 1444-TTr/BCSĐCP ngày13/5/2020 .

[3] Các Nghị quyết số: 107/2020/QH14ngày 10/6/2020; 116/2020/QH14 ngày 19/6/2020; 979/2000/UBTVQH ngày 27/7/2020.

[4] Các Nghị định số: 41/2020/NĐ-CP ngày8/4/2020; 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020; Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày10/8/2020.

[5] Dư nợ đối với lĩnh vực sản xuất kinhdoanh chiếm trên 80% tổng dư nợ

[6] Chính sách tín dụng phát triển nôngnghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;hỗ trợ nhà ở xã hội; hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ theo Nghị định số67/2014/NĐ-CP...

[7] Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019

[8] Ngày 8/4/2020, tổ chức Fitch thôngbáo quyết định; ngày 21/5/2020 tổ chức Standard & Poor's đã ra Thông cáobáo chí; tổ chức Moody's trong tháng 5/2020 cũng giữ nguyên định mức tín nhiệmcủa Việt Nam.

Cập nhật : 9:55 - 23/07/2021
In trang này Click here to Print it!