Mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050


Căn cứ Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 củaBộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ độngứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Tăngtrưởng xanh để góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững; giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu để bắt kịp, tiến cùng vượt lên nhằmthực hiện mục tiêu khát vọng thịnh vượng bao trùm, khôngngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo bình đẳng về tiếpcận cơ hội và thành quả của tăng trưởng, không để ai bị bỏ lại phía sau trongquá trình phát triển.

Tăng trưởng xanh giúp nângcao năng lực cạnh tranh và năng lực chống chịu của nền kinh tế, giảm thiểu tínhdễ bị tổn thương của con người trước các cú sốc từ bên ngoài, gắn kết với việcxây dựng và tôn vinh các giá trị nhân văn, văn hóa sống xanh, lối sống có tráchnhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, hình thành xã hội văn minh,hài hòa với thiên nhiên và môi trường.

Trong dự thảo “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, những mục tiêuchiến lược được đề ra gồm:

1.    Mụctiêu tổng quát

Tăngtrưởng xanh nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường vàcông bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, các-bon trung tính, có nănglực chống chịu và ứng phó hiệu quả với các cú sốc bên ngoài, góp phần hạn chếsự tăng nhiệt độ theo mục tiêu toàn cầu.

2.    Mụctiêu cụ thể

a)   Giảmcường độ phát thải khí nhà kính trên GDP so với năm 2014.

Mục tiêu đến năm 2030: Giảm từ 10 - 15%.

Định hướng đến năm 2050: Giảm từ 20 - 25%.

b)   Xanhhóa các ngành kinh tế

Chuyểnđổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế thông qua khaithác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, ứngdụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để giảmthiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Những chỉ tiêu chủ yếu đếnnăm 2030 gồm: Tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP giảm từ 1,0 - 1,5%/năm. Tỷtrọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20%.Kinh tế số chiếm 30% GDP. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệcao trong tổng xuất khẩu đạt trên 60%. Giá trị sản phẩm thu được trên một đơnvị sử dụng nước tưới cho cây lúa đạt ít nhất 0,06 USD/m3. Tỷ lệ tưới tiên tiến,tiết kiệm nước đạt 30% trên tổng diện tích cây trồng cạn được tưới. Tỷ lệ chephủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%.

Địnhhướng đến năm 2050: Tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP giảm 1,5% - 2%/năm; Tỷtrọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 25 - 30%.Kinh tế số chiếm 50% GDP. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệcao trong tổng xuất khẩu đạt trên 80%. Tỷlệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 60% trên tổng diện tích cây trồng cạnđược tưới.

c)   Xanhhóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Kết hợpxây dựng lối sống xanh với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chấtlượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, nông thôn mới xanh,bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thếgiới.

Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 gồm: Tỷ lệ chất thảirắn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đạt trên 90%, trongđó chất thải rắn được chôn lấp dưới 30%. Tỷ lệ nước thải đô thị loại II trở lênđược thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt trên 50%.Tỷ lệ đảm nhận của vận tải công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I đạttối thiểu lần lượt là 20% và 5%. Tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách công cộngbằng xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thị đạt ít nhất 15% trong tổngsố đoàn xe buýt. Tỷ lệ mua sắm công xanh so với tổng mua sắm công đạt ít nhất35%.

Địnhhướng đến năm 2050: Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quychuẩn quốc gia đạt trên 100%, trong đó hạn chế tối đa việc chôn lấp chất thảirắn hữu cơ và chất thải có thể tái chế. Các đô thị được xây dựng đồng bộ vàhoàn thiện hệ thống thoát nước; xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị vàtoàn bộ nước thải được xử lý phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ranguồn tiếp nhận. Tỷ lệ đảm nhận của vận tải công cộng tại các đô thị đặc biệt,đô thị loại I đạt tối thiểu lần lượt là 30% và 15%. Tỷ lệ phương tiện vận tảihành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thị đạt ítnhất 50% trong tổng số đoàn xe buýt. Tỷ lệ mua sắm công xanh so với tổng muasắm công đạt ít nhất 50%.

d)   Bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chốngchịu trong quá trình chuyển đổi xanh

Nâng cao chất lượng cuộcsống và khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài của con người, đảm bảobình đẳng về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởngthành quả của sự phát triển, không bỏ ai lại phía sau trong quá trình chuyểnđổi xanh.

Nhữngchỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 gồm: Trên 98% người lao động tham gia bảo hiểm ytế. Lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng bảohiểm thất nghiệp lần lượt đạt 60% và 50%. Thu nhập bình quân đầu người đạt7.500 USD. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75. Tỷ lệ dân số đượcsử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế chiếm ít nhất 70%.

Địnhhướng đến năm 2050: Lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hộivà được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần lượt đạt 95% và 90%. Thu nhập bình quânđầu người đạt 12.300 USD. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,8. Tỷ lệdân số được sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế chiếm ítnhất 90%.

 

Cập nhật : 9:52 - 23/07/2021
In trang này Click here to Print it!